Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Góc học tập của em - Bài 2: Con vật nghộ nghĩnh

docx 5 trang phuong 21/11/2023 850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Góc học tập của em - Bài 2: Con vật nghộ nghĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Góc học tập của em - Bài 2: Con vật nghộ nghĩnh

Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 4: Góc học tập của em - Bài 2: Con vật nghộ nghĩnh
 CHỦ ĐỀ 4: GÓC HỌC TẬP CỦA EM
BÀI 2: CON VẬT NGỘ NGHĨNH ( 2 tiết )
Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202
 Đến ngày tháng năm 202
 I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được cách gấp, cắt và trang trí giấy bìa tạo hình 3D của con vật.
 - Tạo được hình 3D của con vật và trang trí bằng giấy thủ công, giấy bìa màu. 
 - Chỉ ra được đặc điểm của con vật từ cách trang trí với chấm, nét, màu có trên sản phẩm. 
 - Chia sẻ được một số hình thức ứng dụng sản phẩm trong học tập và vui chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh vẽ, ảnh về hình ảnh các con vật quen thuộc ( hoặc Video ) để trình chiếu. Sản phẩm các con vật mẫu.
 - HS: Giấy thủ công, giấy bìa màu, bìa cát tông, kéo, hồ dán, bút chì, màu vẽ... 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
Khám phá
* Khám phá mô hình các con vật:
 * Khởi động: Đố vui!!!	
Trình chiếu PowerPoint: (hoặc đọc câu hỏi).
- Câu 1: Con gì ăn cỏ. Đầu có 2 sừng. Lỗ mũi buộc thừng. Kéo cày rất giỏi?
- Câu 2: Con gì hai mắt trong veo. Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau?
- Câu 3: Con gì bốn vó. Ngực nở bụng thon. Rung rinh chiếc bờm. Phi nhanh như gió?
- Câu 4: Con gì cổ dài. Ăn lá trên cao. Da lốm đốm sao. Sống trên đồng cỏ?
- GV khen HS trả lời đúng.
- GV giới thiệu bài.
- Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài.
Nhiệm vụ của GV: 
- Tạo cơ hội cho HS quan sát mô hình các con vật được làm bằng cách cắt, ghép giấy bìa và thảo luận để nhận biết hình thức tạo mô hình 3D đơn giản của con vật.
 Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc xem sản phẩm)
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 42 hoặc sản phẩm 3D về con vật. (Có thể cho các em cầm và tháo lắp sản phẩm khi phân tích).
và thảo luận theo các câu hỏi sau:
1. Em ấn tượng với mô hình con vật nào? Vì sao?
2. Chất liệu và hình thức tạo mô hình con vật đó là gì?
3. Cách vẽ màu và trang trí tạo đặc điểm riêng cho mô hình em vật như thế nào?
- GV khen ngợi, động viên HS.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 22: Nối các bộ phận tương ứng với mô hình em vật.	
- HS quan sát hoặc lắng nghe.
- HS giải đáp: Con trâu.
- HS giải đáp: Con mèo.
- HS giải đáp: Con ngựa.
- HS giải đáp: Con hươu cao cổ.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lấy ĐD học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát hình ảnh hoặc sản phẩm 3D về con vật.
- HS thảo luận nhóm đôi về:
+ Tên con vật.
+ Chất liệu tạo mô hình con vật.
+ Hình thức tạo mô hình con vật.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài thực hành: Nối các bộ phận tương ứng với mô hình con vật. 
Hoạt động 2:
Kiến tạo
kiến thức – 
kĩ năng.
* Cách tạo hình 3D và trang trí con vật bằng giấy bìa:
Nhiệm vụ của GV: 
- Tổ chức cho HS quan sát hình, đọc các bước hướng dẫn trong SGK trang 43 và thảo luận để nhận biết cách tạo hình 3D và trang trí con vật bằng giấy bìa. 
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc ( hình trong SGK trang 43), thảo luận để nhận biết cách tạo hình 3D và trang trí con vật bằng giấy bìa.
Câu hỏi thảo luận:
1. Mô hình em vật được làm bằng cách nào?
2. Có mấy bước để làm mô hình em vật?
3. Làm thế nào để phần chân và thân trong mô hình em vật kết nối với nhau?
4. Có thể trang trí tạo đặc điểm riêng của em vật bằng cách nào?
- Gọi HS nêu lại các bước thực hiện để ghi nhớ:
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- GV thao tác mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước tạo chậu hoa. 
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các bước tạo hình 3D và trang trí con vật bằng giấy bìa.
Bước 1: Vẽ hình các bộ phận của con vật lên giấy bìa và cắt rời.
Bước 2: Cắt khe ghép trên các bộ phận và thân con vật.
Bước 3: Vẽ màu và trang trí thể hiện đặc điểm riêng của con vật.
Bước 4: Lắp ghép các bộ phận tạo hình 3D của con vật.
- HS nhắc lại các bước vẽ.
- Ghi nhớ: Hình cắt, ghép và trang trí từ giấy bìa có thể tạo được hình 3D của con vật.
- HS quan sát.
Hoạt động 3:
Luyện tập – sáng tạo
* Tạo hình con vật em yêu thích bằng giấy bìa: 
Nhiệm vụ của GV:
 - Hướng dẫn HS xác định và ghi nhớ hình dáng con vật mình sẽ thể hiện.
- Tổ chức cho HS thực hiện bài tập theo gợi ý trong SGK.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (Hình trong SGK trang 40), trả lời các câu hỏi sau:
1. Em thích hình dáng, đặc điểm của con vật nào?
2. Em vật đó có những đặc điểm gì nổi bật?
3. Các bộ phận của con vật có tỉ lệ như thế nào với nhau?
4. Mô hình con vật được trang trí với những nét, màu nào?
- Cho Hs xem sản phẩm con vật để HS tham khảo, có ý tưởng sáng tạo riêng cho mình.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 23: Tạo hình 3D của con vật mà con thích.	
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- Hs quan sát. 
- HS trả lời theo quan sát; theo ý thích.
Lưu ý: có thể tận dụng vỏ hộp giấy hoặc bìa cattong để tạo hình.
- Hs quan sát. 
- HS làm bài thực hành.
Hoạt động 4:
Phân tích- đánh giá
* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: 
Nhiệm vụ của GV: 
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và chia sẻ về hình, màu, cách trang trí và kĩ thuật tạo hình 3D của con vật.
- Khuyến khích HS chia sẻ về:
1. Em thích sản phẩm nào? Vì sao?
2. Sản phẩm đó thể hiện mô hình con vật nào?
3. Cách trang trí tạo đặc điểm trên thân con vật như thế nào?
4. Tỉ lệ các hình cắt trên sản phẩm như thế nào?
5. Hình cắt nào trên sản phẩm có kỹ thuật tốt?
6. Em có muốn điều chỉnh hình và màu nào để sản phẩm của mình được hoàn thiện hơn?
- GV nhận xét, khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.
- HS chọn sản phẩm mình thích.
- HS nêu cảm xúc khi làm sản phẩm con vật.
- HS nêu ý định điều chỉnh con vật của mình.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình.
Hoạt động 5:
Vận dụng - phát triển
* Ứng dụng sản phẩm mỹ thuật trong đời sống:
Nhiệm vụ của GV:
- Tổ chức cho HS chia sẻ về cách các em sẽ sử dụng sản phẩm mỹ thuật trong học tập và vui chơi.
Trình chiếu PowerPoint:
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc( hình trong SGK trang 45) và trả lời câu hỏi:
1. Em sẽ sử dụng sản phẩm của mình vào việc gì?
2. Sản phẩm của em phù hợp làm giáo cụ trực quan cho môn học nào?
3. Em có thể dùng sản phẩm làm đồ chơi hoặc làm quà tặng không?
4. Nếu làm quà tặng,em sẽ dành tặng ai?
- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:
- HS quan sát.
- HS trình bày ý tưởng của mình về cách sử dụng sản phẩm mỹ thuật vào các hoạt động như:
+ Dùng mô hình con vật để kể chuyện, đóng kịch.
+ Trang trí góc học tập.
+ Làm quà tặng, đồ chơi.
- Hs trả lời theo ý tưởng của mình.
Ghi nhớ: Những sản phẩm từ bài học mỹ thuật có thể sử dụng trong nhiều hoạt động học tập và vui chơi.
* Dặn dò: Nhớ lại hoặc quan sát các ống đựng bút có ở xung quanh. Chuẩn bị giấy thủ công, bìa màu, hồ dán, kéo, màu vẽ
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_4_goc_hoc_tap_c.docx