Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Khu vườn nhỏ - Bài 1: Cây trong vườn
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Khu vườn nhỏ - Bài 1: Cây trong vườn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 3 (Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 5: Khu vườn nhỏ - Bài 1: Cây trong vườn
CHỦ ĐỀ 5: KHU VƯỜN NHỎ ( 6 TIẾT ) Giới thiệu chủ đề: - Chủ đề: Khu vườn nhỏ nhằm giới thiệu về: cách kết hợp các chất liệu và hình thức mỹ thuật để thể hiện hình ảnh trong cuộc sống; Đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loài côn trùng thường gặp trong tự nhiên và cách tạo hình chúng bằng kỹ thuật in đơn giản; Cách tưởng tượng và sáng tạo bức tranh từ hình cắt côn trùng. - Thông qua hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh, cắt dán 3D, In dập màu, in màu với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp và vai trò của cây xanh trong cuộc sống. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hiểu và thêm yêu vẻ đẹp, sự đa dạng của những sinh vật nhỏ quen thuộc trong thiên nhiên. Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống và trong tranh. Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách kết hợp các chất liệu và hình thức mỹ thuật để thể hiện hình ảnh trong cuộc sống. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo được sản phẩm mỹ thuật 2D, 3D bằng vật liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng. - Chỉ ra được hình ảnh trọng tâm và bề mặt chất liệu của sản phẩm mỹ thuật. 3. Phân tích và đánh giá: - Chia sẻ được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống và trong sản phẩm mỹ thuật. CHỦ ĐỀ 5: KHU VƯỜN NHỎ BÀI 1: CÂY TRONG VƯỜN ( 2 tiết ) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Chỉ ra được cách cắt, ghép các hình khối khác nhau tạo sản phẩm mỹ thuật. - Tạo được mô hình cây 3D từ giấy, bìa và các vật liệu khác nhau. - Chia sẻ được cảm nhận về chất bề mặt vật liệu và sử dụng tương phản của khối trong sản phẩm mỹ thuật - Nhận biết được vai trò của cây xanh trong cuộc sống. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Video hoặc tranh, ảnh chụp một số loại cây khác nhau. Sản phẩm mẫu. - HS: Giấy thủ công, giấy bìa màu, bìa cát tông, kéo, hồ dán, bút chì, màu vẽ... III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá hình khối, màu sắc của mô hình cây: * Khởi động: Câu đố 1: Cây gì tựa tai voi Hè cho ô mát em chơi sân trường Đông về trơ trụi cành xương Lá thành mảnh nắng nhẹ vương gió chiều. – Là cây gì? Câu đố 2: Giữa đông ngỡ bụi chà rào Hết đông hoa nở một màu hồng tươi Cây gì lạ thế bạn ơi Xuân về ai cũng thích chơi trong nhà. – Là cây gì? - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: - Tạo cơ hội cho HS quan sát và tiếp xúc với những mô hình cây dạng khối 3D được tạo hình và trang trí từ bìa, giấy màu và các vật liệu khác. - Khuyến khích HS thảo luận để nhận biết màu sắc, các hình khối và vật liệu tạo mô hình cây. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình trang 50 SGK ); hoặc cho HS xem và tiếp xúc với những mô hình cây dạng khối 3D được tạo hình và trang trí từ bìa, giấy màu và các vật liệu khác, khơi gợi để HS thảo luận theo các câu hỏi sau: 1. Mô hình cây được tạo ra từ những hình, khối nào? 2. Những hình, khối đó có màu sắc như thế nào? 3. Những vật liệu nào được sử dụng để tạo mô hình cây đó? * Lưu ý: Mô hình cây có thân thường được tạo ra từ khối trụ, tán cây được làm với các dạng hình khối khác nhau. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 26: Viết tên các bộ phận của mỗi mô hình cây. - HS làm theo hướng dẫn của GV: - HS trả lời câu đố. ( Cây bàng) - HS trả lời câu đố. ( Cây hoa đào) - HS nhắc lại tên bài. - HS lấy ĐD học tập. - HS quan sát. - HS xem và tiếp xúc với những mô hình cây dạng khối 3D được tạo hình và trang trí từ bìa, giấy màu và các vật liệu khác. - HS quan sát, thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ kiến thức bài học. - HS làm bài tập 1 trong VBT trang 26: Viết tên các bộ phận của mỗi mô hình cây. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách tạo mô hình cây: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách tạo mô hình cây dạng khối 3D. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình trang 51 SGK ), thảo luận theo các câu hỏi sau: 1. Em cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ gì để tạo mô hình cây? 2. Cách tạo thân, tán, lá của mô hình cây như thế nào? - Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo mô hình cây. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. - Hướng dẫn và thao tác mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước thực hiện. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát, thảo luận để chỉ ra cách tạo mô hình cây: Bước 1: Cuộn giấy bìa, dán thành khối trụ tạo thân cây. Bước 2: Gấp đôi tờ giấy màu, vẽ và cắt tạo hình tán lá. Bước 3: Ghép thân và tán lá tạo mô hình cây. Bước 4: Trang trí thêm cho mô hình cây sinh động. - HS nhắc lại các bước vẽ. * Ghi nhớ: Kết hợp các hình khối đa dạng từ giấy bìa màu có thể tạo được mô hình cây đơn giản. - HS quan sát. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo hình và trang trí mô hình cây: Nhiệm vụ của GV: - Yêu cầu HS quan sát hoặc nhớ lại hình, khối, màu sắc của loài cây mình yêu thích để có ý tưởng sáng tạo mô hình cây. Lựa chọn vật liệu phù hợp và tạo mô hình cây theo ý thích. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình hoặc (hình trang 52 SGK ), trả lời các câu hỏi sau: 1. Loài cây nào em yêu thích và lựa chọn thể hiện? Cây đó có hình dáng chung và các bộ phận như thế nào? 2. Thân cây có thể tạo từ hình khối cơ bản nào? Em sử dụng vật liệu, màu sắc nào để tạo hình thân cây? 3. Tán lá cây có hình khối, màu sắc như thế nào? Lá cây được tạo hình và có màu sắc như thế nào? - Khuyến khích HS chủ động lựa chọn vật liệu có màu sắc phù hợp để tạo hình và trang trí mô hình cây. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ.- Quan sát, giúp đỡ HS làm bài. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 27: Tạo hình và trang trí mô hình cây theo ý thích. - Hỗ trợ HS kĩ thuật và các thao tác trong quá trình thực hiện. - HS quan sát. - HS chia sẻ về các loài cây đã biết, thảo luận về hình, khối, màu sắc của loài cây sẽ tạo hình (thân, tán lá, hoa, quả...). - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung.. - HS hình dung về loài cây yêu thích trước khi tạo sản phẩm, tham khảo một số cách tạo hình cây để có thêm ý tưởng sáng tạo. - HS chủ động lựa chọn vật liệu có màu sắc phù hợp để tạo hình và trang trí mô hình cây. *Lưu ý: Có thể tạo mô hình cây bằng các loại vật liệu khác nhau. - HS làm bài tập 2 trong VBT trang 27: Tạo hình và trang trí mô hình cây theo ý thích. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và hướng dẫn các em chia sẻ cảm nhận về mô hình cây yêu thích theo các câu hỏi sau: 1. Mô hình cây của em được thực hiện như thế nào? 2. Em yêu thích mô hình cây nào của các bạn? Hình, khối, màu sắc trong mô hình cây đó như thế nào? 3. Điểm nào tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn cho sản phẩm đó (cách thức tạo hình sản phẩm, màu sắc, vật liệu, tỉ lệ, sự cân đối...)? 4. Sự tương phản thể hiện ở các khối trong mô hình cây đó như thế nào? Cách tạo bề mặt của các bộ phận cây gợi cho em cảm giác gì? 5. Con có ý tưởng gì về cách điều chỉnh cho sản phẩm đẹp và hoàn thiện hơn? - GV nhận xét, đánh giá chung. Chỉ ra cho HS những sản phẩm có tính sáng tạo, hình thức độc đáo, kĩ thuật thể hiện khéo léo. Gợi ý cách điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn. Khen ngợi HS có sản phẩm đẹp. Động viên HS cả lớp. - HS trưng bày sản phẩm. - Chia sẻ, nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét bài mình, bài bạn về: Hình, khối, màu sắc trong mô hình cây. - HS nêu ý tưởng điều chỉnh sản phẩm. - Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm cho mình, nhận ra các sản phẩm có tính sáng tạo, hình thức độc đáo, kĩ thuật thể hiện khéo léo. Biết cách điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tạo mô hình khu vườn nhỏ: Nhiệm vụ của GV: - Tổ chức cho HS sắp xếp các mô hình cây của mỗi cá nhân tạo thành khu vườn chung theo nhóm. Yêu cầu HS liên tưởng tới vườn cây trong tự nhiên để tạo thêm cảnh vật cho mô hình sinh động hơn. - Hướng dẫn HS sắp xếp các mô hình cây tạo nhịp điệu giữa các hình khối tương phản trong tổng thể chung của mô hình khu vườn. Câu hỏi thảo luận: 1. Trong mô hình khu vườn của nhóm, con biết những loài cây nào? Các bộ phận của loài cây đó dược làm từ những hình, khối, màu sắc và vật liệu gì? 2. Các mô hình cây được sắp xếp như thế nào? 3. Em có thể vận dụng cách thức tạo mô hình cây để làm sản phẩm nào khác trong cuộc sống? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS sắp xếp các mô hình cây của mỗi cá nhân tạo thành khu vườn chung theo nhóm. Và liên tưởng tới vườn cây trong tự nhiên để tạo thêm cảnh vật cho mô hình sinh động hơn. - HS sắp xếp các mô hình cây tạo nhịp điệu giữa các hình khối, tương phản trong tổng thể chung của mô hình khu vườn. - HS lắng nghe, thảo luận, chia sẻ. * Ghi nhớ: Cây trong tự nhiên có nhiều hình, khối, màu sắc khác nhau và là nguồn cung cấp ô-xy cho cuộc sống của chúng ta nên cần chăm sóc, bảo vệ cây. * Dặn dò: Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ: Giấy màu, kéo, hồ dán, màu oat, màu nước, vật liệu phù hợp để in... trong bài Những sinh vật nhỏ. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_3_chan_troi_sang_tao_chu_de_5_khu_vuon_nho.docx