Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 11: Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng

docx 11 trang phuong 21/11/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 11: Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 11: Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng

Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 11: Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục hưng
BÀI 11: VẺ ĐẸP CỦA NHÂN VẬT TRONG TRANH THỜI PHỤC HƯNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Nêu được cách mô phỏng hình chân dung trong tranh thời Phục Hưng
– Vẽ mô phỏng được chân dung trong tranh thời Phục Hưng
– Phân tích được nét đẹp đặc trưng của chân dung trong tranh thời Phục Hưng và trong bài vẽ
- Có ý thức phát huy giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật Phục Hưng trong học tập và sáng tạo
2. Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách xác định được phong cách chủ đạo, ngôn ngữ thiết kế sử dụng trong sản phẩm, tác phẩm
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh, clip liên quan nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy bút, màu vẽ, tẩy, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận và tìm hiểu khám phá nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
- Khuyến khích HS thảo luận để nhận biết nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS tư duy và trả lời.
Khám phá nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
Quan sát hình và cho biết: 
Hòa sác của bức tranh
Biểu cảm của nhân vật trong tranh
Cách diển tả hình dáng, trang phục của nhân vật.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi :
+ Hòa sắc trầm ấm, sự chuyển biến đậm nhạt giúp diễn đạt hình khối, bóng tối-ánh sáng.
+ Biểu cảm của nhân vật trong tranh được thể hiện chân thực, sinh động.
+ Trang phục được diễn tả bằng những đường cong nếp gấp mềm mại. Hình dáng của nhân vật chân thực, cơ thể cân đối.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về nhân vật trong tranh thời Phục Hưng, chúng ta cùng tìm hiểu Cách mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG: Cách mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
a. Mục tiêu: giúp HS biết cách mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
b. Nội dung: HS quan sát hình ở trang 48-49 SGK Mĩ thuật 7, thảo luận để nhận biết cách mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
c. Sản phẩm học tập: chỉ ra cách mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hướng dẫn HS quan sát  chỉ ra cách mô phỏng hình khối nhân vật theo ảnh gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 49 SGK
Mĩ thuật 7 thảo luận để nhận biết cách mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
- Khuyến khích HS nêu và ghi nhớ các bước
thực hành cách vẽ nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, thảo luận:
+ Quan sát hình mình hoa và trình bày các bước nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
+ Có thể cách vẽ mô phỏng nhân vật theo mẫu bằng những hình thức nào ?
+ Chất liệu kĩ thuật vẽ màu nào sẽ phù hợp để mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng? 
Bức “Người đàn bà với con chồn” là một trong bốn bức chân dung phụ nữ do Leonardo vẽ và là bức họa duy nhất của Leonardo tại Ba Lan. Người phụ nữ trong tranh là Cecilia Gallerani, người tình của công tước Ludovico Sforza xứ Milan. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi bạn đại diện của nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV kết luận: mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu được trang trí theo nguyên lí tỷ lệ, hình khối của nhân vật. Lưu ý: Tranh chân dung thời Phục Hưng thường chú trọng diễn tả hình khối và sự cân đối của cơ thể con người một cách chân thực, sống động, phong phú.
II. Cách mô phỏng nhân vật trong tranh thời Phục Hưng
Bước 1: Vẽ phác hình để xác định bố cục tranh
Bước 2: Mô phỏng chân dung của nhân vật theo tranh mẫu.
Bước 3: Vẽ màu hoàn thiện sản phẩm
Ghi nhớ: Tranh chân dung thời Phục Hưng thường chú trọng diễn tả hình khối và sự cân đối của cơ thể con người một cách chân thực, sống động
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: VẼ MÔ PHỎNG CHÂN DUNG NHÂN VẬT TRONG TRANH THỜI PHỤC HƯNG
a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS , làm việc theo nhóm thảo luận : 
+ Lựa chọn hình khối của nhân vật mà em thích.
+ Vận dụng các nguyên lí tạo hình và thực hiện theo gợi ý, hướng dẩn của GV
- HS thực hành luyện tập
- GV nhận xét, bổ sung.
Tham khảo thêm một số tranh chân dung nhân vật thời kỳ Phục Hưng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 7
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm ở những vị trí thích hợp trong lớp học như trên
bảng/tường lớp học để thuận tiện quan sát.
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận và phân tích :
+ Bài vẽ em yêu thích
+ Điểm ấn tượng, hấp dẫn của bài vẽ
+ Sự khác biệt của bài vẽ so với hình mẫu
+ Kĩ thuật thể hiện bài vẽ
+ Ý tưởng điều chỉnh để thể hiện bài vẽ đẹp và hoàn thiện hơn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển
Tìm hiểu cách diễn tả nhân vật hội họa của Trung Quốc thời Trung đại
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 7
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời, thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu cách diễn tả nhân vật hội họa của Trung Quốc thời Trung đại
Cố Hoằng Trung, Hàng Hy Tái dạ yến đồ (trích đoạn),
thời Đường- thế kỷ X, lụa, 28,7cmx335,5cm
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và trả lời :
+ Quan sát hình và tìm hiểu vẻ đẹp của đường nét, màu sắc, chất liệu, cách diễn tả nhân vật của hội họa Trung Quốc thời Trung đai.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
Nghệ thuật Trung đại thế giới có nhiều cách diễn tả chân dung con người khác nhau. Nghệ thuật Trung đại phương Tây, tiêu biểu là nghệ thuật Phục hưng Ý thường thiên về cách diễn tả vẻ đẹp hoàn thiện của hình thể con người. Nghệ thuật Trung đại phương Đông, tiêu biểu là hội họa Trung Quốc lại chú trong nhiều hơn về cách biểu đạt hình thể, không gian mang tính ước lệ để thể hiện tư tưởng, tinh thần bên trong của con người
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học 
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_7_chan_troi_sang_tao_bai_11_ve_dep_cua_nhan.docx