Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 12: Những mảnh ghép thú vị

docx 12 trang phuong 21/11/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 12: Những mảnh ghép thú vị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 12: Những mảnh ghép thú vị

Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 12: Những mảnh ghép thú vị
BÀI 12: NHỮNG MẢNH GHÉP THÚ VỊ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình và cách làm tranh ghép mảnh bằng giấy màu
– Tạo được bức tranh mảnh ghép bằng giấy, bìa màu
– Phân tích được vẻ đẹp tạo hình của tranh ghép mảnh qua sản phẩm mĩ thuật
- Nêu được vai trò và giá trị của việc ứng dụng hình thức tranh Mosaic trong cuộc sống
2. Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách xác định được phong cách chủ đạo, ngôn ngữ thiết kế sử dụng trong sản phẩm, tác phẩm
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh, clip liên quan nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy bút, màu vẽ, tẩy, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận và tìm hiểu cách làm tranh ghép mảnh 
- Khuyến khích HS thảo luận để nhận biết cách làm tranh ghép mảnh 
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS tư duy và trả lời.
Tạo kho vật liệu làm tranh ghép
Cắt giấy, bìa màu (hoặc giấy thủ công, tạp chí cũ) thành những mảnh giấy nhỏ có kích thước khoảng 1,5cmx 1,5cm để làm vật liệu ghép tranh
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ : Nên phân loại riêng từng màu giấy để thuận tiện cho hoạt động tiếp theo
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn, chúng ta cùng tìm hiểu cách tạo tranh từ mảnh ghép giấy màu
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG: Cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
a. Mục tiêu: giúp HS biết cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
b. Nội dung: HS quan sát hình ở trang 53- 54 SGK Mĩ thuật 7, thảo luận để nhận biết cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
c. Sản phẩm học tập: chỉ ra cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hướng dẫn HS quan sát  chỉ ra cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 53 SGK
Mĩ thuật 7 thảo luận để nhận biết cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
- Khuyến khích HS nêu và ghi nhớ các bước
thực hành cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, thảo luận:
+ Quan sát hình mình hoa và trình bày các bước tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
+ Có thể cách vẽ mô phỏng nhân vật theo mẫu bằng những hình thức nào ?
+ Chất liệu kĩ thuật nào sẽ phù hợp để tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu?
Bức tranh được ghép từ những mảnh giấy màu có kích thước tương tự nhau là mô phỏng hình thức của tranh ghép mảnh
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi bạn đại diện của nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV kết luận: mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu được trang trí theo nguyên lí tỷ lệ, hình khối của nhân vật. Lưu ý: Tranh chân dung thời Phục Hưng thường chú trọng diễn tả hình khối và sự cân đối của cơ thể con người một cách chân thực, sống động, phong phú.
II. Cách tạo tranh ghép từ các mảnh giấy màu
Bước 1: Vẽ hình lên giấy hoặc bìa màu.
Bước 2: Cắt, ghép và dán các mảnh giấy màu cạnh nhau theo nét viền của hình.
Bước 3: Ghép và dán nối tiếp các mảnh giấy tạo màu cho hình.
Bước 4: Ghép và dán và mảnh giấy tạo màu nền hoàn thiện cho sản phẩm.
Bước 3: Vẽ màu hoàn thiện sản phẩm
Ghi nhớ: Giữ khe hở giữa các mảnh ghép bằng cách không dán chồng các mảnh giấy lên nhau
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: TẠO BỨC TRANH BẰNG CÁCH CẮT, GHÉP GIẤY MÀU
a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS , làm việc theo nhóm thảo luận : 
+ Xác định nội dung bức tranh sẽ thể hiện.
+ Lựa chọn màu giấy nền và các mảnh giấy màu phù hợp với ý tưởng thể hiện
+ Thực hiện taọ bức tranh theo ý thích
- HS thực hành luyện tập: 
+ Có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc nhóm
+ Nên bôi hồ vào hình và nền rồi ghép, dán các mảnh với nhau
- GV nhận xét, bổ sung.
Tham khảo thêm tranh mảnh ghép từ vải vụn, ghép gốm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 7
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm ở những vị trí thích hợp trong lớp học như trên
bảng/tường lớp học để thuận tiện quan sát.
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận và phân tích :
+ Bài vẽ em yêu thích
+ Cách phối hợp màu sắc trong hình vẽ
+ Sự khác biệt của bài vẽ so với hình mẫu
+ Kĩ thuật cắt, ghép tranh
+ Ý tưởng sử dụng sản phẩm
+ Ý tưởng điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển
Tìm hiểu ứng dụng của tranh ghép gốm (Mosaic) trong đời sống
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 7
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời, thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu ứng dụng của tranh ghép gốm (Mosaic) trong đời sống
Trích đoạn tranh ghép gốm về Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng, Cao Bằng. Ảnh: Quỳnh Nga
Tranh ghép gốm trong nhà thờ Chiesa di San Giovannni Evangelista 
(Ảnh: shutterstock.com)
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và trả lời :
+ Quan sát hình và tìm hiểu để nhận biết nét đẹp, vai trò và hình thức ứng dụng của tranh ghép gốm trong cuộc sống
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
Nghệ thuật tranh ghép gốm (Mosaic) xuất hiện trong thời kỳ nghệ thuật Trung đại phương T6y, thường được sử dụng để trang trí trong các công trình kiến trúc. Ngày nay, nghệ thuật Mosaic được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc, không gian công cộng để tạo vẻ đẹp cho công trình và phục vụ nhu cầu thưởng thức thẩm mĩ của công chúng
Các công trình, tác phẩm tranh ghép bằng nhiều chất liệu
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học 
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_7_chan_troi_sang_tao_bai_12_nhung_manh_ghep.docx