Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tranh vẽ theo hình thức ước lệ

docx 9 trang phuong 21/11/2023 7140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tranh vẽ theo hình thức ước lệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tranh vẽ theo hình thức ước lệ

Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 15: Tranh vẽ theo hình thức ước lệ
BÀI 15: TRANH VẼ THEO HÌNH THỨC ƯỚC LỆ
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mức độ yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian.
- Vẽ được bức tranh thể hiện hoạt động ngày hè theo hình thức ước lệ.
- Phân tích được nét đặc trưng về tỉ lệ nhân vật, màu sắc, không gian trong tranh dân gian và trong bài vẽ.
- Có ý thức vận dụng nét đẹp của tranh dân gian trong học tập và sáng tạo.
II. Năng lực chung
+ Tự học : chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, sưu tầm tư liệu cần thiết cho chủ đề, thực hiện tốt nhiệm vụ được chuyển giao
 + Giải quyết vấn đề: nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, phát biểu đóng góp ý kiến, tìm ra vấn đề mấu chốt nội dung bài học
 + Trao đổi nhóm: Tích cực trong thảo luận, hợp tác chia sẻ khi làm việc nhóm 
III. Phẩm chất
- Trách nhiệm: HS tham gia chủ động, tích cực các hoạt động cá nhân, nhóm và thực hiện đầy đủ các bài tập. 
- Chăm chỉ: HS hoàn thành sản phẩm nhóm , cá nhân tích cực theo tiến trình yêu cầu của chủ đề.
- Nhân ái: Biết chia sẻ, động viên các thành viên nhóm, đồng cảm, hình thành tình thương yêu, ...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- SGK và SGV Mĩ thuật 7 (Chân trời sáng tạo- bản 1).
- Sách tham khảo về tranh dân gian Việt Nam, bài vẽ của học sinh
- Tranh ảnh minh họa theo ND bài học.
2. Đối với học sinh:
- SGK Mĩ thuật 7 (Chân trời sáng tạo- bản 1).
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: Khám phá cách tạo hình trong tranh
a. Mục tiêu: HS quan sát tranh và chỉ ra tỉ lệ các nhân vật ở gần, xa và cách diễn tả không gian chiều sâu trong tranh.
b. Nội dung: HS thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và kết quả thảo luận.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh “Hứng dừa” tranh Đông Hồ trang 64 SGK MT 7 thảo 
luận 
Sau đó đặt câu hỏi để HS thảo luận nhận biết về : Tỉ lệ các nhân vật ở gần và xa ,cách diễn tả không gian chiều sâu trong tranh
Câu hỏi:
+Bức tranh dân gian em quan sát diễn tả h.động gì của các nhân vật? Bức tranh đó thuộc dòng tranh dân gian nào?
+Tỉ lệ của các nhân vật ở gần và xa trong tranh được thể hiện như thế nào?
+Em có nhận xét gì về cách diễn tả không gian chiều sâu trong tranh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, tìm cách trả lời câu hỏi. 
+ GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi một vài HS đứng dậy chia sẻ.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
B. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC KĨ NĂNG: “ Cách vẽ theo hình thức ước lệ của tranh dân gian”:
a. Mục tiêu: Giúp HS quan sát hình trong SGK tr65 và chỉ ra cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
c. Sản phẩm học tập: Nhận biết cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang 65 SGK Mĩ Thuật 7, thảo luận để nhận biết cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
- GV yêu cầu HS nêu các bước cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
- Sau đó nêu câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ thảo luân, và trả lời:
? Vẽ theo hình thức ước lệ của tranh dân gian được thể hiện với các bước như thế nào?
? Vẽ nét chu vi cho hình được thực hiện trước hay sau bước vẽ màu?
? Tỉ lệ n.vật ở xa và gần được thể hiện như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một số HS trình bày câu trả lời của mình
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- GV chốt: Tranh vẽ các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới là mô phỏng cách vẽ ước lệ của tranh dân gian.
II. Cách vẽ theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
- Các bước tiến hành: 
+ Bước 1: Vẽ phác hình các nhân vật, cảnh vật ở vị trí xa, gần trong tranh có tỉ lệ tương đương nhau. 
+ Bước 2: Vẽ chi tiết nhân vật và cảnh vật 
+ Bước 3: Vẽ màu vào hình và nền tranh 
+ Bước 4: Vẽ nét chu vi cho hình , hoàn thiện bài vẽ
Ghi nhớ: Tranh vẽ các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới là mô phỏng cách vẽ ước lệ của tranh dân gian.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP SÁNG TẠO: VẼ TRANH VỀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG NGÀY HÈ
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định hoạt động vui chơi sẽ thể hiện.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS vẽ tranh theo ý thích, theo gợi ý câu hỏi:
+ Em lựa chọn hoạt động vui chơi nào để thể hiện trong bài vẽ?
+ Em sẽ thể hiện bao nhiêu nhân vật trong bài vẽ?
+Tỉ lệ của các d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang 65 SGK Mĩ Thuật 7, thảo luận để nhận biếtcách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
- GV yêu cầu HS nêu các bước cách vẽ tranh theo hình thức ước lệ của tranh dân gian
- Sau đó nêu câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ thảo luân, và trả lời:
? Vẽ theo hình thức ước lệ của tranh dân gian được thể hiện với các bước như thế nào?
? Vẽ nét chu vi cho hình được thực hiện trước hay sau bước vẽ màu?
? Tỉ lệ n.vật ở xa và gần được thể hiện như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- GV chốt: Tranh vẽ các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới là mô phỏng cách vẽ ước lệ của tranh dân gian.
- Các bước tiến hành: 
+Vẽ phác hình các nhân vật, cảnh vật ở vị trí xa, gần trong tranh có tỉ lệ tương đương nhau. 
+Vẽ chi tiết nhân vật và cảnh vật 
+Vẽ màu vào hình và nền tranh 
+Vẽ nét chu vi cho hình , hoàn ở xa và gần trong bài vẽ của em ntn?
+ Em sẽ thể hiện khung cảnh như thế nào để phù hợp với h.động vui chơi đã chọn?
+Vẽ màu ntn?
- GV đưa ra một số gợi ý HS:
+ Có thể sáng tạo bố cục lạ, thuận mắt
+ Có thể sáng tạo thêm về chất liệu cho sản phẩm thêm sinh động.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập
- GV nhận xét, bổ sung : 
- Nên lựa chọn vẽ tranh theo chiều dọc tờ giấy. Tranh vẽ thường hay sử dụng nhiều màu nhưng màu vẽ phải hài hòa và có chính có phụ. 
4. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 7
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Tổ chức cho HS trưng bày các bài vẽ thành triển lãm và phân tích, chia sẻ cảm nhận về các bài vẽ.
- Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ, có thể treo/dán lên bảng hoặc tường.
- Khuyến khích HS sắm vai nhà phê bình mĩ thuật để giới thiệu/phân tích/bình luận về:
+ Bài vẽ em yêu thích.
+ Hoạt động trong bài vẽ.
+ Cách thể hiện nhân vật, không gian trong bài vẽ.
+ Sự tương đồng của bài vẽ với tranh dân gian
+Ý tưởng điều chỉnh để bài vẽ thể hiện rõ hơn nét đặc trưng của hình thức ước lệ trong tranh dân gian. .
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án .
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN: Tìm hiểu tranh vẽ theo hình thức ước lệ:
a. Mục tiêu: Giúp HS quan sát để nhận biết thêm cách thể hiện tranh theo hình thức ước lệ.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 7
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung ở trang 67 SGK Mĩ thuật 7 để Tìm hiểu thêm cách thể hiện tranh theo hình thức ước lệ. Câu hỏi gợi mở:
+ Bức tranh thể hiện hoạt động gì của các nhân vật?
+ Nhân vật nào ở xa, nhân vật nào ở gần?
+ Tỉ lệ giữa các nhân vật như thế nào?
+ Không gian trong tranh được thể hiện với hướng nhìn như thế nào?
- Khuyến khích HS sưu tầm tư liệu về tranh vẽ theo hình thức ước lệ để thực hiện bài tập tiếp theo.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn : Tranh dân gian Việt Nam có nhiều dòng khác nhau như tranh: Tranh Đông Hồ ( Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Kim Hoàng (Hà Nội), tranh Làng Sình (Huế)Nhìn chung, các dòng tranh dân gian thường sử dụng cách diễn hình bằng nét và vẽ màu theo mảng, ít chú trọng vờn khối.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_7_chan_troi_sang_tao_bai_15_tranh_ve_theo_h.docx