Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 16: Sắc màu của tranh in
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 16: Sắc màu của tranh in", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo) - Bài 16: Sắc màu của tranh in
BÀI 16: SẮC MÀU CỦA TRANH IN Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mức độ yêu cầu cần đạt - Nêu được nét đặc trưng của hình in và kỹ thuật tranh in độc bản đơn giản. - Tạo được tranh in từ mi ca - Phân tích được màu sắc, chất cảm của hình in trong bài vẽ. - Chỉ ra được đặc điểm của tranh in độc bản II. Năng lực chung + Tự học : chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, sưu tầm tư liệu cần thiết cho chủ đề, thực hiện tốt nhiệm vụ được chuyển giao + Giải quyết vấn đề: nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, phát biểu đóng góp ý kiến, tìm ra vấn đề mấu chốt nội dung bài học + Trao đổi nhóm: Tích cực trong thảo luận, hợp tác chia sẻ khi làm việc nhóm III. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tham gia chủ động, tích cực các hoạt động cá nhân, nhóm và thực hiện đầy đủ các bài tập. - Chăm chỉ: HS hoàn thành sản phẩm nhóm , cá nhân tích cực theo tiến trình yêu cầu của chủ đề. - Nhân ái: Biết chia sẻ, động viên các thành viên nhóm, đồng cảm, hình thành tình thương yêu, ... II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - SGK và SGV Mĩ thuật 7 (Chân trời sáng tạo- bản 1). - Sách tham khảo về tranh dân gian Việt Nam, bài vẽ của học sinh - Tranh ảnh minh họa theo ND bài học. 2. Đối với học sinh: - SGK Mĩ thuật 7 (Chân trời sáng tạo- bản 1). - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: Khám phá vật liệu và hình thức in tranh độc bản a. Mục tiêu: HS quan sát tranh và chỉ ra tỉ lệ các nhân vật ở gần, xa và cách diễn tả không gian chiều sâu trong tranh. b. Nội dung: HS thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của GV. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và kết quả thảo luận. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát SGK trang 68 SGK MT 7 thảo luận Quan sát hình và cho biết: + Tên gọi và công năng của vật liệu, dụng cụ tạo tranh in. + Sự khác nhau giữa hình vẽ và hình in. Sau đó đặt câu hỏi để HS thảo luận nhận biết + Vật liệu, dụng cụ: + Chỗi vẽ: để quét màu. + Màu nước: dùng để vẽ, trang trí. + Giấy in: để hình in lên giấy. + Kính: là mặt phẳng không thấm nước giúp hình vẽ dễ dàng in lên giấy. Sự khác nhau giữa hình vẽ và hình in: Tranh vẽ Tranh in Vẽ trực tiếp lên giấy. Hình ảnh được tạo hình gián tiếp bằng các kĩ thuật in ấn (tức là đưa màu từ một khuôn in lên bề mặt tranh). Tốn thời gian, số lượng tranh tạo ra ít. Thời gian in nhanh, số lượng tạo ra nhiều. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, tìm cách trả lời câu hỏi. + GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi một vài HS đứng dậy chia sẻ. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức B. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC KĨ NĂNG: “ Cách tạo bức tranh in từ mi ca” a. Mục tiêu: Giúp HS quan sát hình trong SGK trang 69 và chỉ ra cách tạo bức tranh in từ mi ca”: b. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách tạo bức tranh in từ mi ca c. Sản phẩm học tập: Nhận biết cách tạo bức tranh in từ mi ca d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang 70 SGK Mĩ Thuật 7, thảo luận để nhận biết cách tạo bức tranh in từ mi ca- GV yêu cầu HS nêu các bước cách tạo bức tranh in từ mi ca- Sau đó nêu câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ thảo luân, và trả lời: ? Vẽ theo hình thức ước lệ của tranh in từ mi ca được thể hiện với các bước như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS trình bày câu trả lời của mình - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV chốt: Tranh in từ mi ca thường tạo nên những mảng màu cho cảm giác xốp nhẹ, ít thấy torng tranh vẽ II. Cách tạo bức tranh in từ mi ca - Các bước tiến hành: + Bước 1: Vẽ hình bức tranh, đặt mica lên bản vẽ và dán cố định vào mặt bàn. + Bước 2: Đặt giấy in lên mica và dán cố định một cạnh để in. + Bước 3: Lật giấy, vẽ màu lên mica theo hình phác bên dưới. + Bước 4: Áp giấy in vào mica đã vẽ màu, dùng lô lăn hoặc vải mềm xoa lên giấy để in hình. + Bước 5: Điều chỉnh màu, hình in, hoàn thiện sản phẩm. Ghi nhớ: Tranh in từ mi ca thường tạo nên những mảng màu cho cảm giác xốp nhẹ, ít thấy torng tranh vẽ C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP SÁNG TẠO: TẠO BỨC TRANH IN ĐỘC BẢN TỪ MICA a. Mục tiêu: Giúp HS xác định hoạt động vui chơi sẽ thể hiện. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK. c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS vẽ tranh theo ý thích, theo gợi ý câu hỏi: + Xác định nội dung cần thể hiện + Vẽ phác hình lên giấy có kích thước nhỏ hơn mặt mica +Chuẩn bị màu, dụng cụ in + Thực hiện theo hướng dẫn d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang 70 SGK Mĩ Thuật 7, thảo luận để nhận biết cách tạo bức tranh in độc bản từ mica - GV yêu cầu HS nêu các bước cách cách tạo bức tranh in độc bản từ mica - Sau đó nêu câu hỏi gợi mở để học sinh suy nghĩ thảo luân, và trả lời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV chốt: Tranh in từ mi ca thường tạo nên những mảng màu cho cảm giác xốp nhẹ, ít thấy trong tranh vẽ Có thể sử dụng các vật liệu có bề mặt phẳng, không thấm nước như kính, gạnh men, đá..để in - HS thực hành luyện tập - GV nhận xét, bổ sung : 4. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 7 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7 c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: - Tổ chức cho HS trưng bày các bài vẽ thành triển lãm và phân tích, chia sẻ cảm nhận về các bài vẽ. - Hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ, có thể treo/dán lên bảng hoặc tường. - Khuyến khích HS sắm vai nhà phê bình mĩ thuật để giới thiệu/phân tích/bình luận về: + Sản phẩm em yêu thích. + Cách phối hợp màu sắc + Chất cảm trên hình in + Kỹ thuật thể hiện tranh in +Ý tưởng điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, thảo luận, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN: Tìm hiểu tranh in a. Mục tiêu: Giúp HS quan sát để nhận biết thêm cách thể hiện tranh theo hình thức tranh in độc bản từ mica b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 7 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7 c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc nội dung ở trang 71 SGK Mĩ thuật 7 để Tìm hiểu thêm cách thể hiện tranh in độc bản từ mica. - Khuyến khích HS sưu tầm tư liệu về tranh vẽ theo hình thức ước lệ để thực hiện bài tập tiếp theo. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án : - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: Tranh in từ mica là một thể loại in độc bản, được kết hợp giữa hội họa và đồ họa nên rất phong phú, đa dạng về ngôn ngữ tạo hình, từ các đường nét đồ họa đơn giản đến những hình vờn khối hay cách phối hợp màu sác nhiều lớp, nhiều sắc độ như hội họa. Nhờ đó, bề mặt của tranh in độc bản thường rất độc đáo mà các bứa tranh được tạo ra từ những kỷ thuật hội họa hay đồ họa khác không có được IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_7_chan_troi_sang_tao_bai_16_sac_mau_cua_tra.docx