Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 10: Văn bản 2 "Gặp Ka-ríp và Xi-la"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 10: Văn bản 2 "Gặp Ka-ríp và Xi-la"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 10: Văn bản 2 "Gặp Ka-ríp và Xi-la"
Ngày soạn: // Ngày dạy: // MỤC TIÊU TIẾT: VĂN BẢN 2. GẶP KA-RÍP VÀ XI-LA (Trích Ô-đi-xê, sử thi Hy Lạo – Hô-me-rơ) Mức độ/ yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật. Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản sử thi. Năng lực Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la; Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la; Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. Phẩm chất: - Trân trọng những đóng góp của các nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Gặp Ka-ríp và Xi-la. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Gặp Ka-ríp và Xi-la. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, người giữ vai trò đứng đầu, lãnh đạo một tập thể cần phải có những điểm ưu trội nào về phẩm chất và năng lực?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, chốt: Người giữ vai trò đứng đầu, lãnh đạo một tập thể cần phải có điểm ưu trội về sự dũng cảm, thông minh và tấm lòng bác ái. GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một văn bản mà nhân vật chính chính là một người giữ vai trò đứng đầu với các phẩm chất ưu trội về sự dũng cảm, thông minh và tấm lòng bác ái. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả Hô-me-rơ và thông tin tác phẩm của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm: Đọc thông tin trong SGK và cho biết: + Tác giả của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. + VB Gặp Ka-ríp và Xi-la thuộc tác phẩm nào? Nêu thể loại của tác phẩm đó. Xác định vị trí của VB trích trong tác phẩm. + Lược thuật các phần tác phẩm trước và sau VB trích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thảo luận để thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tìm hiểu chung Tác giả Hô-me-rơ (khoảng thế kỉ VIII – VII trước Công nguyên) là nhà thơ Hy Lạp. Là tác giả của hai tác phẩm sử thi: I-li-át (Iliad) và Ô-đi-xê (Odyssêy). 2. Tác phẩm - VB Gặp Ka-ríp và Xi-la thuộc khúc ca XII của sử thi Ô-đi-xê nói về những thử thách đối với GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Ô-đi-xê và các bạn đồng hành khi gặp các quái vật biển. - Tóm tắt nội dung tác phẩm (SGK). Hoạt động 4: Khám phá văn bản Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Gặp Ka-ríp và Xi-la. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Gặp Ka-ríp và Xi-la. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: 3. Đọc, kể, tóm tắt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tóm tắt các sự kiện chính: - GV mời một số HS đứng dậy đọc nối tiếp VB + Ô-đi-xê và các thuỷ thủ lên đường trước lớp. GV nhắc HS ngừng đọc VB ở những vượt biển về quê và được báo trước là chỗ có các box thông tin hay câu hỏi để liên hệ/ phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với suy luận/ theo dõi. mọi nguy hiểm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Các thuỷ thủ phải nhét sáp ong vào - HS nghe yêu cầu của GV, quan sát VB để hai tai để tránh nghe tiếng hát ma mị chuẩn bị đọc. của các nàng Xi-ren; riêng Ô-đi-xê Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo được nghe hát nhưng phải trói mình luận vào cột buồm để tránh nguy hiểm. - Một số HS đọc VB trước lớp, cả lớp đọc thầm + Tiếp đến, các thuỷ thủ tránh được theo. Ka-ríp – quái vật giăng cạm bẫy - HS trả lời câu hỏi trong các box. khủng khiếp chực nhấn chìm thuỷ thủ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ xuống đáy biển, nhưng lại rơi vào cạm học tập bẫy của quái vật Xi-la: sáu thuỷ thủ – - GV nhận xét việc đọc của cả lớp. những tay chèo khoẻ nhất của Ô-đi-xê Nhiệm vụ 2: – bị ăn thịt. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + Ô-đi-xê tận mắt chứng kiến đồng - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: đội gặp nạn, nhưng không có cách nào + Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn cứu giúp họ, chàng vô cùng thương bản trên. xót. + Nêu ngôi kể của VB và cho biết tác dụng của - Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất. Tác dụng: nó. + Người kể chuyện – nhân vật chính - GV hướng dẫn HS về ngôi kể thứ nhất của có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm VB: trạng, cách giao thiệp của mình. + Sau 10 năm vượt biển trên hành trình trở về + Gia tăng độ tin cậy bởi người kể là quê hương, đến thời điểm này, Ô-đi-xê là người cuối cùng còn sống sót. Vậy ai là người biết cặn kẽ những gì xảy ra trên hành trình ấy để kể lại? + Người kể chuyện ngôi thứ nhất, trong trường hợp này, có ưu thế gì so với người kể chuyện ngôi thứ ba? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo cặp, chuẩn bị trả lời trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Dù đã có những dữ liệu khôn ngoan, đề phòng khả năng xấu nhất, Ô-đi-xê và bạn đồng hành vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách bất ngờ. Các chi tiết nào cho thấy điều đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo cặp để tìm các chi tiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình. + Với Ô-đi-xê, kể câu chuyện về hành trình, thử thách và tai họa của mình là cách duy nhất để thuyết phục và chờ đợi sự cứu giúp của nhà vua, hoàng hậu, công chúa của quốc đảo Phê-ki-a. Câu chuyện, cách kể của chàng đã làm họ xúc động và kính yêu, sau đó, chàng nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình, hậu hĩnh. Tìm hiểu chi tiết Những yếu tố bất ngờ Ô-đi-xê đòi thủy thủ cởi trói để nghe tiếng hát mê hoặc: lòng nao nức muốn nghe họ quá, tôi nhích lông mày ra hiệu để các bạn đồng hành cởi trói cho tôi. Tránh cạm bẫy của Ka-ríp: + Vừa đi khỏi đảo, tôi bỗng thấy bụi nước bắn lên như một màn sương từ những ngọn sóng lớn và nghe tiếng sóng đập ầm ầm. + Các bạn tôi sợ quá, đánh tuột cả Nhiệm vụ 4: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV gợi dẫn và đặt câu hỏi cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Những quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la trước hết là sáng tạo của Hô-me- rơ dựa trên trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu độc đáo của ông. Đó là điều không cần phải bàn cãi. Nhưng, các hình tượng kì dị (quái vật), kì ảo (tiên nữ, thần linh) trong sử thi không phải là kết quả của trí tưởng tượng thuần túy mà thường xuất phát từ một gợi ý hoặc cơ sở nào đó trong đời sống, liên quan đến nhận thức của người đương thời về thế giới, con người. Theo bạn, các quái vật biển như Ka-ríp, Xi-la được xây dựng trong sử thi này được gợi ý từ đâu?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 5: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo cặp: Chúng ta tiếp tục thảo luận theo cặp để phân tích một số chi tiết thể hiện bản lĩnh của Ô-đi-xê trong vai trò một người lãnh đạo trước những khó khăn, thử thách mà chàng và các bạn đồng hành phải đối mặt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo cặp. mái chèo, khiến chúng rơi tõm xuống biển và trôi là là mặt nước. Ô-đi-xê quên lời dặn của Xi-ếc-xê: Thế là tôi quên khuấy mất lời dặn dò ác nghiệt của Xi-ếc-xê. Nàng cấm tôi không được cầm khí giới, nhưng tôi đã mặc bộ áo giáp quang vinh của tôi và nắm trong tay hai ngọn lao dài, ra đứng ở mũi thuyền, tưởng rằng đứng đấy tôi có thể nhận được ngay Xi-la khi nó ở núi đá hiện lên, xông vào các bạn tôi để hãm hại. Sa vào cạm bẫy của Xi-la: Trong lúc sợ chết, chúng tôi chỉ chú ý đến Ka- ríp, nhưng lúc đó, Xi-la bỗng bắt mất trong thuyền sáu tay chèo khỏe nhất của tôi. Luôn luôn có những sự cố bất ngờ xảy ra trên hành trình vượt biển trở về quê hương của Ô-đi-xê. Tất cả đều là thử thách cho thấy bản lĩnh, tính cách của người anh hùng Hy Lạp, sau chiến tranh thành Tơ-roa. Hình tượng quái vật biển Ka-ríp, Xi-la Xi-la: bỗng bắt mất trong thuyền sáu tay chèo khỏe nhất □ chỉ còn thấy chân tay họ giãy giụa trên không. Ka-ríp: + Ùng ục ngốn nước biển. + Mỗi lần nhả nước ra, cả biển khơi đều chuyển động, sôi lên như nước trong chảo đặt trên bếp lửa hồng, bọt nước phun lên cao và rơi xuống cả hai dãy núi. + Khi nuốt nước vào, làm biển sùng sục cuộn lên; vách đá xung quanh kêu réo ghê sợ, và đáy biển lộ ra với mặt cát đen thẫm. □ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 6: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: + Nêu nét nổi bật về nghệ thuật của VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. + Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Là sáng tạo của Hô-me-rơ dựa trên trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu độc đáo của ông. Là biểu tượng cho những bí ẩn ghê gớm của đại dương. Nó cũng dựa trên những nhận thức về sự bí ẩn, nguy hiểm của người đi biển Hy Lạp thời bấy giờ. Cho thấy những kiến thức của Hô- me-rơ về lịch sử, văn hóa, xã hội của thời đại mình. Chẳng hạn: nghiên cứu sơ đồ biển cùng các tài liệu miêu tả hải trình (các chuyến vượt biển), tìm hiểu các vùng nước, xoáy nước, sóng ngầm nguy hiểm và kĩ thuật hàng hải thời ấy, Trong khi thể hiện khát vọng chinh phục biển cả, mở mang bờ cõi về phía biển Tây của người Hy Lạp cổ đại, VB sử thi cũng cho thấy cái giá tất yếu phải trả khi thực hiện khát vọng ấy. Bản lĩnh của Ô-đi-xê Trí dũng phi thường, được nhiều vị thần trợ giúp (Chi tiết: Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê giúp đỡ vượt qua sự quyến rũ của các Xi-ren,) Biết cách động viên mọi đồng đội hợp lực vượt qua thử thách hiểm nguy (Chi tiết: Ô-đi-xê biết cách khích lệ lòng can đảm của các thủy thủ khi sắp sa vào cạm bẫy của Ka-ríp và Xi-la). Phẩm chất của người lãnh đạo thể hiện bản lĩnh của người anh hùng trước các tình huống thử thách đòi hỏi tập hợp sức mạnh của tập thể. Hình tượng nhân vật Ô-đi-xê cho thấy tác giả sử thi đặc biệt đề cao trí tuệ và sự khôn khéo của người anh hùng sử thi. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP III. Tổng kết Nghệ thuật Thể loại tự sự dân gian kết hợp thơ với văn xuôi. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, giúp người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình, Nội dung Cảm hứng chủ đạo của VB Gặp Ka- ríp và Xi-la: Ca ngợi trí tuệ và bản lĩnh của Ô-đi-xê trong vai trò người lãnh đạo thủy thủ đoàn đối phó với cạm bẫy nguy hiểm của các quái vật biển như Ka-ríp và Xi-la trên hành trình vượt biển cả để trở về quê hương. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la đã học. Nội dung: GV cho HS chuyển thể văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la thành kịch bản và diễn kịch. Sản phẩm học tập: Kịch bản HS chuyển thể được và phần diễn kịch của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại VB Gặp Ka-ríp và Xi-la, chuyển thể VB thành kịch bản và diễn kịch. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm chuyển thể VB và tập diễn kịch. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời các nhóm diễn kịch trước lớp, yêu cầu cả lớp xem và nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, khen ngợi HS. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB Gặp Ka-ríp và Xi-la để viết đoạn văn. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn nêu cảm nhận về VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS viết đoạn văn nêu cảm nhận về VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS viết đoạn văn nêu cảm nhận về VB Gặp Ka-ríp và Xi-la. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS trình bày bài làm của mình trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_10_van_ban_2_gap.docx