Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 19: Đọc kết nối chủ điểm "Lời má năm xưa"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 19: Đọc kết nối chủ điểm "Lời má năm xưa"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 19: Đọc kết nối chủ điểm "Lời má năm xưa"
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TIẾT: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM. LỜI MÁ NĂM XƯA Trần Bảo Định MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Lời má năm xưa; biết phân tích các chi hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ để làm rõ nội dung và nghệ thuật văn bản. Năng lực Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lời má năm xưa; Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lời má năm xưa; Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề. Phẩm chất: - Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lời má năm xưa. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về chủ đề Giao cảm với thiên nhiên. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về chủ đề Giao cảm với thiên nhiên. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi: Em có yêu thích một loài động vật nào không? Hãy chia sẻ về tập tính của loài vật đó, Điều em thích nhất ở loài vật đó là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để chuẩn bị chia sẻ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài học: Mỗi loài vật đều có những cách thích nghi với cuộc sống, bản năng sinh tồn riêng. Bằng cảm nhận sâu sắc và qua lăng kính quan sát tinh tế của mình, nhà văn Trần Bảo Định đã viết lại câu chuyện cảm động về một lần sai lầm của mình để rồi phải hối hận, Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Lời má khi xưa. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được nét thông tin cơ bản về văn bản Lời má năm xưa. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về nét thông tin cơ bản của văn bản Lời má năm xưa. Sản phẩm học tập: Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, giới thiệu về tác giả và tác phẩm Lời má năm xưa. GV yêu cầu 2-3 HS đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích. Xác định thể loại, bố cục văn bản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và Tìm hiểu chung Tác giả Tên: Trần Bảo Định Sinh năm: 1944 Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An Ông là cựu sinh viên Văn khoa - Đại học Đà Lạt Các tác phẩm chính của ông: + Ngao du sơn thủy, thơ, (2012) + Thầy tôi, thơ, (2013) + Mẹ, tiếng lòng, thơ, (2013) + Vợ tôi, thơ, (2014) 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày... thảo luận - Thể loại: Truyện ngắn. - GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu - Bố cục cầu cả lớp nghe, nhận xét. + Đoạn 1: Từ đầu đến “cớ sự từ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện cái rình theo cuộc”: Nhân vật nhiệm vụ học tập tôi cùng bạn bè dùng ná thun - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. bắn con chim chài + Đoạn 2: Còn lợi: Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm. Hoạt động 2: Khám phá văn bản Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Lời má năm xưa. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Lời má năm xưa. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Lời má năm xưa. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ II. Tìm hiểu chi tiết học tập 1. Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná - GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời thun bắn con chim chài câu hỏi: - Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực Nhóm 1,3: Hãy đọc văn bản và tìm tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật những từ ngữ, câu văn thể hiện tình tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”: cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi + Hối hận, bối rối. kể câu chuyện cũ về chim thằng chài. + Tần ngần nhìn bầu trời xanh và Từ đó khái quát nội dung của văn bản. Nhóm 2, 4: Ai là người thực sự cứu sống chim thằng chài? Tình tiết nào trong câu chuyện giúp bạn biết về điều đó? ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”. + Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. + Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ. - Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”. 2. Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thầm VB và thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Từ câu nói của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã khiến nhân vật tôi thức tỉnh à má của nhân vật tôi chính là người đã cứu sống chim thằng chài. Nhân vật tôi đã có nhiều hành động chăm sóc và cứu sống chim thằng chài. Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản. à Câu hỏi như một lời răn dạy, trách móc với người con phải biết yêu thương muôn loài, phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu cảm. - Sự lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi. GV mời 3 HS trả lời 3 câu hỏi trong SGK, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ qua văn bản đã học. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe câu hỏi của GV, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, đưa ra hướng trả lời: Con người và thiên nhiên đều có quyền được sống, quyền bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Con người không thể tự cho mình quyền tước đoạt sự sống của thiên nhiên, loài vật. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Viết được một đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lời má năm xưa. Nội dung: GV cho HS viết đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lời má năm xưa. Sản phẩm học tập: Đoạn văn nêu cảm nhận về VB Lời má năm xưa mà HS viết được. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó viết đoạn văn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS đọc đoạn văn mình viết trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập bài Lời má năm xưa. + Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 71.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_19_doc_ket_noi_ch.docx