Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 2: Văn bản 2 "Prô-mê-tê và loài người"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 2: Văn bản 2 "Prô-mê-tê và loài người"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 2: Văn bản 2 "Prô-mê-tê và loài người"
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TIẾT: VĂN BẢN 2. PRÔ-MÊ-TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI (Thần thoại Hy Lạp) MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật. Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Prô-mê-tê và loài người ; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm. Năng lực Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Prô-mê-tê và loài người; Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Prô-mê-tê và loài người; Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. Phẩm chất: - Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Prô-mê-tê và loài người. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em đã từng đọc hay nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều em đã biết. Nếu chưa biết, em hãy thử đoán truyện Prô-mê-tê và loài người sẽ nói về vấn đề gì?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, khen ngợi HS. Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta vừa được các bạn chia sẻ về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người. Để hiểu rõ hơn về câu chuyện Prô-mê-tê và loài người, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về những thông tin cơ bản về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người mà HS tiếp thu được. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, đọc thông tin trong SGK kết hợp với hiểu biết cá nhân để trình bày về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo luận theo bàn để thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm Tìm hiểu chung Thần thoại Hy Lạp Là tập hợp những câu chuyện của người Hy Lạp cổ đại về các vị thần, các anh hùng nhằm giải thích nguồn gốc của thế giới và ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo. Bắt đầu hình thành từ khoảng 2000 – 1100 năm TCN. Đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp 🡪 Những gì còn lưu được hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất. Giá trị, sức sống bền bỉ của thần thoại vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Hy Lạp: được nhiều lĩnh vực như triết học, hội họa, điện ảnh, kiến trúc, văn học, khai thác các đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, 2. Prô-mê-tê và loài người - Là một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Hoạt động 4: Khám phá văn bản Mục tiêu: Nắm được đặc điểm không gian, thời gian, nhân vật trong truyện Prô-mê- tê và loài người. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về VB Prô-mê-tê và loài người. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Prô-mê-tê và loài người. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 2 HS đọc VB trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo; đến chỗ có câu hỏi trong các box, GV cho HS trả lời nhanh rồi lại tiếp tục đọc VB. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc VB và đọc câu hỏi trong các box. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và thảo luận HS trả lời nhanh câu hỏi trong các box. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét phần đọc và trả lời của HS. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài trong VB Prô-mê-tê và loài người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo bàn, tóm tắt. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. 3. Đọc, kể, tóm tắt Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài: Mặt đất còn vắng vẻ, buồn 🡪 hai thần xin tạo ra thêm các giống loài 🡪 Ê-pi-mê-tê tranh việc làm trước 🡪 mọi giống loài được tạo ra hoàn hảo nhưng do tính đãng trí của Ê-pi-mê-tê mà loài người chưa có vũ khí gì để tự vệ 🡪 Prô-mê-tê tái tạo cho con người đứng thẳng, có hình dáng thanh tao. Thần còn lấy lửa ban cho loài người. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS tìm trong VB những chi tiết thể hiện không gian và thời gian, từ đó nhận xét về không gian và thời gian đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, tìm những chi tiết về không gian, thời gian và suy nghĩ để nhận xét. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 4: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi, cho HS thời gian suy nghĩ để trả lời: + Em từng hình dung thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong Prô-mê-tê và loài người có làm cho hình dung đó của em thay đổi không? Vì sao? + Em có nhận xét gì về tính cách của Prô-mê-tê và Ê- pi-mê-tê? Hãy chứng minh bằng các chi tiết trong VB. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó suy nghĩ và chuẩn bị phát biểu trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 5: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi cho HS: So với nhân vật thần thoại trong VB Thần Trụ Trời, nhân vật thần thoại trong VB Prô-mê-tê và loài người có gì giống và khác Tìm hiểu chi tiết Không gian, thời gian thần thoại - Không gian: Mặt đất mênh mông dẫu đã có khá nhiều vị thần cai quản song vẫn còn hết sức vắng vẻ. □ Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập. - Thời gian: Thuở ấy thế gian chỉ mới có các vị thần □ Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng. 2. Nhân vật thần thoại - Ê-pi-mê-tê: + Khi được U-ra-nôx và Gai-a ưng thuận tạo cho thế gian thêm nhiều cái gì đó để cho cuộc sống đông vui: Ê-pi-mê-tê “mừng quá, tranh ngay lấy việc đó và giao cho ông anh lo việc xem xét, sửa chữa lại sau.” + Sau khi Prô-mê-tê đến xem xét lại, phải công nhận những gì Ê- pi-mê-tê đã làm “đều tốt, rất tốt nữa là đằng khác”. □ Hí hửng, đam mê, tài giỏi, trách nhiệm nhưng vội vàng, thiếu sự cẩn trọng. - Prô-mê-tê: □ Việc miêu tả Prô-mê-tê và Ê- pi-mê-tê cho thấy thần linh có những tài năng, phép thuật mà biệt?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe câu hỏi của GV, sau đó suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 6: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: + Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại? + Nêu nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người. Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì? + Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP con người không có nhưng thế giới thần linh cũng như thế giới loài người, có thần giỏi, nhìn xa trông rộng nhưng cũng có vị thần đãng trí, lơ đễnh. □ Nhân vật thần thoại trong Prô- mê-tê: + Tạo ra sự sống muôn loài, đặc biệt là loài người (khác với VB Thần Trụ Trời, nhân vật thần thoại tao ra các sự vật, hiện tượng tự nhiên). + Có được sự quan tâm, mô tả kĩ hơn về các vị thần, về thái độ, tính cách, hành động của họ 🡪 Nhân vật thần trong Prô-mê-tê và loài người mang tính “người” hơn. III. Tổng kết Nghệ thuật Cốt truyện xoay quanh việc các vị thần sáng tạo ra loài người và muôn loài. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn loài và loài người như nhiều truyện thần thoại khác. Nội dung Prô-mê-tê và loài người nói về nguồn gốc loài người và muôn loài (trong khi Thần Trụ Trời nói về nguồn gốc trời và đất). Prô-mê-tê và loài người cho thấy người Hy Lạp xưa quan niệm thế giới loài người và vạn vật do thần linh sáng tạo ra. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Prô-mê-tê và loài người đã học. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS so sánh giữa văn bản Prô-mê-tê và loài người với văn bản Thần Trụ Trời. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được sau khi so sánh hai văn bản Prô-mê-tê và loài người với Thần Trụ Trời. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ Trời và Prô-mê-tê và loài người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thảo luận để so sánh hai truyện Thần Trụ Trời và Prô-mê-tê và loài người. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Thần Trụ Trời Prô-mê-tê và loài người Giống - Thể loại thần thoại, cho thấy nhận thức chung về nguồn gốc thế giới và loài người thời cổ xưa. Khác Nguồn gốc trời và đất. Chủ yếu giải thích hiện tượng tự nhiên. Nguồn gốc loài người. Hình dung về các vị thần gần gũi hơn, có nhiều nét tương tự con người hơn (về tính cách, tình cảm,...) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về thần thoại, tìm được những thần thoại khác ngoài SGK. Nội dung: GV cho HS tìm thêm các thần thoại khác ngoài VB trong SGK. Sản phẩm học tập: Thần thoại ngoài SGK mà HS tìm được. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS tìm thêm các thần thoại khác ngoài SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, tìm thêm các thần thoại khác. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS chia sẻ, kể cho cả lớp nghe thần thoại mà mình tìm được. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, khen ngợi HS, đánh giá tiết học. GV gợi ý HS một số thần thoại: Then Luông của người Thái, Ông Đùng bà Đùng của người Mường, hay thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG (Thần thoại Việt Nam) Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hoá dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại. Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra. Về chuyện cô Mặt Trăng, có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết, cô Mặt Trăng nóng ghê gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết đâu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy. Họ của cô không ngớt, chỉ mong làm sao cô che mặt lại và đi xa ra cho họ đỡ khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có chàng Quải, thân thể to lớn, sức khỏe tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho cô Mặt Trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chực tại đó. Hôm ấy, cô Mặt Trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muôn vật. Chàng Quải chờ lúc cô đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến hồi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ỏ dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết, về phần cô Mặt Trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đó bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước... (Lược bớt đoạn cuối kể về chồng của hai nữ thần (là một con Gấu) và giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực). (Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003) * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập bài Prô-mê-tê và loài người. + Soạn bài: Đọc kết nối với chủ điểm. Đi san mặt đất.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_2_van_ban_2_pro_m.docx