Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 21: Đọc mở rộng theo thể loại "Nắng đã hanh rồi"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 21: Đọc mở rộng theo thể loại "Nắng đã hanh rồi"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 21: Đọc mở rộng theo thể loại "Nắng đã hanh rồi"
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TIẾT: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI. NẮNG ĐÃ HANH RỒI (Vũ Quần Phương) MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Nắng đã hanh rồi; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm. Năng lực Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nắng đã hanh rồi; Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nắng đã hanh rồi; Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng thể loại. Phẩm chất: - Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nắng đã hanh rồi. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em có yêu thích mùa đông không? Cảm nhận của em về thiên nhiên và thời tiết khi mùa đông đến là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. GV dẫn vào bài học mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ, thể hiện góc nhìn tinh tế của nhà thwo Vũ Quần Phương với tựa đề Nắng đã hanh rồi. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản Nắng đã hanh rồi. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Nắng đã hanh rồi. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thông tin cơ bản về văn bản Nắng đã hanh rồi. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Tìm hiểu chung học tập 1. Tác giả - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong - Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên SGK và dựa vào hiểu biết cá nhân thật là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác hãy giới thiệu về tác giả Vũ Quần của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết. Phương và bài thơ Nắng đã hanh - Ông là nhà thơ, nhà báo và nhà phê rồi. bình văn học. - GV yêu cầu 2-3 HS đọc bài thơ, - Quê quán: Nam Định xác định thể thơ và nội dung chính - Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học. từng khổ thơ. - Tác phẩm chính: Hoa trong cây Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (1977), Vầng trăng trong xe bò (1988), học tập Vết thời gian (1996) - HS đọc thông tin trong SGK để 2. Tác phẩm nắm được nguồn dẫn của VB. - Bài thơ được in trong tập Hoa trong Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động cây, Những điều cùng đến, Vết thời và thảo luận gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, - GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước 2014, tr33. lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - Thể thơ: 7 chữ Bước 4: Đánh giá kết quả thực - Bố cục: hiện nhiệm vụ học tập + Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến đông ở trước sân. thức. + Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh. + Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi. + Khổ 4: Những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình. Hoạt động 2: Khám phá văn bản Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản Nắng đã hanh rồi. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nắng đã hanh rồi. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Nắng đã hanh rồi. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Thiên nhiên trong bài thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trình bày một nội dung: Nhóm 1: Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó. Tìm hiểu chi tiết Thiên nhiên trong bài thơ Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông. Dấu hiệu: + Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”. + Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như Nhóm 2: Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình? Nhóm 3: Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ. Nhóm 4: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo cặp để hoàn thành bảng thông tin. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông. + Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông. 2. Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ Nhân vật trữ tình: Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miêu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng. à Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc. Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước. Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ: + “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu báo hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se lạnh. + “Em ở nhà xa, em có hay; em có Nhiệm vụ 3: Tổng kết bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi cho HS: Tổng kết nội dung, nghệ thuật văn bản. Em rút ra những điều gì cần lưu ý khi đọc một văn bản thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hình dung, em có nghe”: những câu hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi nhớ của người ở lại với người em ở xa. Gieo vần: Tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. + Khổ 1, vần được gieo là vần ''ay'': bay, gày, hay. + Khổ 2, vần được gieo ở đây là vần ''anh'': tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ. III. Tổng kết Nội dung Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi. Nghệ thuật Nghệ thuật miêu tả tài tình. Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu. Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ tâm tình, réo rắt đi vào lòng người. Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc. nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Nắng đã hanh rồi đã học. Nội dung: GV đưa ra nội dung bài tập, HS suy nghĩ, trả lời. Sản phẩm học tập: HS viết đoạn văn. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS toàn thành bài tập: Từ bài thơ Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc câu hỏi và trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời HS hoàn thành và đọc đoạn văn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB Nắng đã hanh rồi để tìm hiểu các văn bản khác cùng chủ đề. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm đọc các bài thơ khác cùng chủ đề và chỉ ra các đặc điểm trong văn bản thơ. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS tìm các bài thơ cùng chủ đề về thiên nhiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, chú ý lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_21_doc_mo_rong_th.docx