Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: Viết "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: Viết "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: Viết "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ"
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TIẾT ...: VIẾT. VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; Năng lực tiếp thu, nhận diện kiểu bài. Năng lực viết, tạo lập văn bản. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của GV Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em có yêu thích một bài thơ nào không? Hãy đọc bài thơ đó? Điều gì khiến em ấn tượng về bài thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá. GV dẫn vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kiểu bài và cách viết dạng bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về đặc điểm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc mục Tri thức về kiểu bài và thể hiện lại bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thảo luận, đọc mục Tri thức về kiểu bài, thể hiện lại bằng sơ đồ tư duy. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm trình bày sơ đồ tư duy trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Tri thức kiểu bài Kiểu bài Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy. Yêu cầu đối với kiểu bài - Về nội dung: Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đé bài thơ. Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... Về kĩ năng: Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ. Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ. Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Bố cục bài viết gồm 3 phần: Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc vể nghệ thuật của bài thơ. Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm. Hoạt động 2: Phân tích ngữ liệu tham khảo Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ qua việc phân tích ngữ liệu tham khảo. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về ngữ liệu tham khảo. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS nắm được về đặc điểm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao II. Phân tích ngữ liệu tham khảo nhiệm vụ học tập 1. Ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết - GV chia lớp thành 4 nhóm, hoàn chỉnh. yêu cầu các nhóm đọc VB tham - Trong bài viết ở ngữ liệu chưa nêu được khảo trong SGK Sức gợi tả của vấn đề, chưa nêu tác giả tác phẩm. Đồng hình ảnh trong bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến) GV lưu ý HS đọc bài viết lẫn các thông tin chỉ dẫn kèm theo; nhắc các em khi đọc, phải làm sao vừa bao quát toàn VB, vừa nắm bắt các chi tiết cụ thể về ý tưởng lẫn cách thức nghị luận. GV yêu cầu các nhóm sau khi đọc xong VB tham khảo, thảo luận để trả lời các câu hỏi ở cuối VB. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm nghe yêu cầu của GV, đọc VB và thảo luận để trả lời câu hỏi cuối VB. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. thời ngữ liệu chưa khẳng định được giá trị và nét đặc sắc của bài thơ, chưa nêu cảm nghĩ của người viết. 2. Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. - Cách trình bày như vậy giúp người đọc, người nghe có cái nhìn bao quát hơn về ngữ liệu phân tích, người đọc dễ theo dõi và cảm nhận văn bản hơn. 3. Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu: - Không khí lạnh lẽo của mùa thu. Phong cảnh thu tươi tắn và yên tĩnh. Liên hệ so sánh với ngữ liệu khác. 4. Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu: Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo. Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa. Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng. 5. Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ: thơ thường thiên về vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ và cảm xúc lãng mạn; còn truyện sẽ thiên về cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, tình huống bất ngờ kịch tính Hoạt động 3: Tạo lập văn bản Mục tiêu: HS viết được bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ theo quy trình. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi GV đặt ra và thực hành viết theo quy trình. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và bài văn HS viết được. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc quy trình viết bài trong SGK và thể hiện lại bằng sơ đồ tư duy. Gv hướng dẫn HS cách thực hiện các bước và HS vận dụng vào đề bài. + GV hướng dẫn HS chọn bài thơ mà mình yêu thích để tiến hành bài III. Tạo lập văn bản 1. Quy trình viết Bước 1: Chuẩn bị viết Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc. + Xác định đề tài: Được bản thân và nhiều bạn khác yêu thích. Có chủ đề và những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật dễ nhận thấy. Có độ dài phù hợp. + Mục đích viết: phân tích, đánh giá về văn nghị luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo luận nhóm để thể hiện lại quy trình viết bài văn bằng sơ đồ tư duy. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. + Người đọc: thầy cô, bạn bè. Thu thập tư liệu: tìm các bài viết, ý kiến bình luận có liên quan đến bài thơ được chọn. Lưu ý khi đọc tư liệu: + Ghi chép, đánh dấu nhùng V kiến nhận xét, đánh giá liên quan đến văn bản mình sẽ phân tích. + Xem xét các ý kiến đã đề cập đến những phương diện nào, chưa đề cập phương diện nào của văn bản thơ mà bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến khác không? Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -Sau khi HS nắm được các bước viết bài, GV giao đề bài cho HS bằng cách đọc to yêu cầu và ghi lên Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Xây dựng hệ thống luận điểm bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm, lần lượt chi tiết hóa từng luận điểm. Bước 3: Viết bài Viết bài dựa theo dàn ý đã lập. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa 2. Thực hành bảng: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt). GV yêu cầu HS lập dàn ý trước khi viết, tập viết mở bài, kết bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc đề bài và lập dàn ý và tập viết mở bài, kết bài. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV mời 1 – 2 HS đọc mở bài và kết bài của bản thân, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS hoàn thành bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Nội dung: HS tiếp tục viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS hoàn thành bài viết. GV lưu ý HS: Cách thức tiến hành viết bài như đã thực hiện khi viết bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (Bải 1). Tập trung phân tích, đánh giá sức biểu cảm của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong bài thơ. Nêu rỗ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm. Làm sáng tó các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp tục hoàn thành bài viết. GV đi quanh lớp để hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS đọc một số đoạn văn phần thân bài trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Lập dàn ý cho bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ khác. Nội dung: HS lập dàn ý cho bài viết nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Sản phẩm học tập: Dàn ý HS lập được. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS chỉnh sửa, kiểm tra lại bài văn theo bảng kiểm: Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt Mở bài Giới thiệu bài thơ (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...). Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá. Thân bài Xác định chủ đề của bài thơ. Phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ. Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ. Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. Kết bài Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ. Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ. Kĩ năng trình bày, diễn đạt Sắp xếp luận điểm (lí lẽ và bằng chứng) hợp lí. Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc. Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đúng yêu cấu của kiểu bài. Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, lập dàn ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV một số HS nhận xét bài của các bạn trên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn lại bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. + Soạn trước bài Nói và nghe. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_22_viet_viet_van.docx