Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 24: Ôn tập Bài 3
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 24: Ôn tập Bài 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 24: Ôn tập Bài 3
Ngày soạn: // Ngày dạy: // MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: TIẾT ...: ÔN TẬP - Nắm được chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản thơ trữ tình đã học. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt: Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản. Năng lực nói và nghe. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của GV Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản đã học ở Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên là: Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên, Nắng đã hanh rồi. GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những văn bản và kiến thức đã được học trong Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài31. Giao cảm với thiên nhiên. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Ôn tập của Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 trước lớp. GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận: + Nhóm 1, 3: nhắc lại các đặc điểm về chủ đề, hình thức nghệ thuật của các văn bản đã học. + Nhóm 2, 4: Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ: BT 1. Văn bản Chủ đề Hình thức nghệ thuật đặc sắc Hương Sơn phong cảnh Tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước. Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy. Thơ duyên Tinh yêu thiên nhiên, tình yêu lứa đôi Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người. Lời má năm xưa Sự giao cảm giữa thiên nhiên và con người. Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền. Nắng đã hanh Tình yêu thiên nhiên Cách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình. Văn bản Chủ đề Hình thức NT đặc sắc Hương Sơn phong cảnh Thơ duyên Lời má năm xưa Nắng đã hanh rồi Văn bản Chủ thể trữ tình rồi Hương Sơn phong cảnh BT2. Thơ duyên Lời má năm xưa Nắng đã hanh rồi Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc BT 1, nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Vãn bản Chủ thể trữ tình Hương Sơn phong cảnh - Chủ thể ẩn và chủ thề nhập vai “khách tang hài” Thơ duyên Chủ thể ẩn và chủ thể xưng danh rõ ràng. Lời má năm xưa Chủ thể xưng danh rõ ràng. Nắng đã hanh rồi Chủ thể xưng danh rõ ràng. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi 3: Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc yêu cầu của BT 2, nghe GV yêu cầu và hướng dẫn, sau đó thực hiện so sánh đặc điểm của thể loại với một truyện dân gian khác đã học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 4. GV yêu cầu HS nhớ lại đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài văn phân tích, BT 3. Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này: Cần đọc kĩ các bài thơ. Nắm được tác giả, đặc điểm phong cách của tác giả để hiểu bài thơ hơn. Xác định chủ đề của văn bản, các đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản. đánh giá một bài thơ và rút ra những điều cần lưu ý. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc yêu cầu của BT 5 và thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập. BT 4. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một và thảo luận bài thơ. - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả + Có dàn ý chi tiết. thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp + Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn nghe, nhận xét. chỉnh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện + Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, nhiệm vụ học tập thuyết phục, mạch lạc. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến + Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung thức. và nghệ thuật. - GV bổ sung: - Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật + GV hướng dẫn HS lưu ý một vài của một tác phẩm văn học. điểm khi phân tích một bài thơ trữ + Có dàn ý chi tiết. tình: ngoài phân tích nội dung, đặc + Xác định đúng đề tài, đối tượng người biệt lưu ý đến việc khai thác từ ngữ, nghe. hình ảnh, vần, nhịp, đối. Làm rõ các + Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa hình thức nghệ thuật có tác dụng gì phải, luôn hướng mắt vê phía người nghe. trong việc biểu đạt nội dung, luôn có + Nên tạo không khí sôi động cho buổi sự kết họp giữa lí lẽ và dẫn chứng khi thuyết trình. phân tích. + Khi giới thiệu, đánh giá chủ đề, nghệ thuật một tác phẩm văn học cần nắm vững nội dung của tác phẩm, xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo và những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học và câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học. Gv lưu ý HS lựa chọn những VB thơ hay, sát với yêu cầu, làm rõ tình cảm với thiên nhiên trong bài thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 1. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học. * Hướng dẫn về nhà: - GV dặn dò HS: + Soạn bài: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_24_on_tap_bai_3.docx