Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 36: Thực hành đọc hiểu "Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 36: Thực hành đọc hiểu "Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 36: Thực hành đọc hiểu "Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương"
Ngày soạn:./../ Ngày dạy:./../.. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU TIẾT: VĂN BẢN 1. ĐÀN GHI-TA PHÍM LÕM TRONG DÀN NHẠC CẢI LƯƠNG MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản đã được hình thành qua bài học trước đó. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ. Năng lực riêng biệt - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản. Phát hiện được các giá trị văn hóa từ văn bản. Phẩm chất: Trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, kết nối những bài học trước đó huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan bài học. Sản phẩm: Chia sẻ của HS cảm nhận về các loại nhạc cụ truyền thống dân tộc. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Kể tên một số nhạc cụ truyền thống dân tộc mà em biết, được sử dụng trong nghệ thuât chèo, tuồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS đã có ý thức tìm hiểu nghệ thuật truyền thống của dân tộc. GV lấy ví dụ trong sân khấu chèo, các nhạc cụ tương đối phong phú. Dàn nhạc chèo gồm có các nhạc cụ gõ và các nhạc cụ ti, trúc như sau: Nhạc gõ có trống đế, trống cơm, trống ban, trống bộc, trống cái, mõ, thanh la, chuông, tiu, cảnh, não bạt, sinh tiền. Nhạc ti trúc có: Nhị, hồ, nguyệt, tam, bầu, tam thập lục, tiêu, sáo. GV dẫn dắt vào bài: Bài học hôm nay cùng tìm hiểu về một nhạc cụ được sử dụng trong nghệ thuật cải lương qua văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một cách hiệu quả. Nội dung: Tìm hiểu các tri thức có liên quan và huy động trải nghiệm, vốn sống của HS. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài học. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV gọi một số HS đọc văn bản. Gv gọi một số HS chia sẻ những kết quả đọc theo chỉ dẫn của SK ở bên phải văn bản. GV yêu cầu HS: + Xác định xuất xứ và bố cục của văn bản. Đọc và tìm hiểu chung Đọc văn bản - Xuất xứ: Văn bản được in trong Sân khấu cải lương ở Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp - NXB Văn hóa Sài Gòn, năm 2007, trang 58-59, theo Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả. - Bố cục: + Phần 1: (từ đầu...son, la, si): Lịch sử đàn ghi - ta phím lõm. + Phần 2 (còn lại): Giá trị của đàn ghi -ta phím lõm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. Hoạt động 4: Tổ chức đọc hiểu văn bản Mục tiêu: Giúp HS khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của văn bản, hiểu được các khái niệm công cụ, rèn luyện các chiến thuật đọc. Từ đó, GV giúp HS luyện tập, thực hành, vận dụng kiến thức về văn học chèo vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về văn bản. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm văn bản II. Đọc hiểu văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Đặc điểm văn bản - GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản và thảo - Thông tin cơ bản: Vai trò của luận theo nhóm: đàn ghi-ta phím lõm trong dàn + Vẽ sơ đồ các ý chính của văn bản trên. nhạc cải lương. Mỗi khía cạnh của thông tin cơ bản trong bài - Thông tin chi tiết: gắn với những hình ảnh minh họa nào? + Giới thiệu chung về đàn ghi-ta + Nêu tác dụng của sơ đồ nhánh đính kèm phím lõm trong dàn nhạc cải (hình 2) trong bài: lương (hình minh họa 1). + Nguồn gốc đàn ghi-ta phím lõm và sáng tạo của các nghệ sĩ Việt Nam. (hình minh họa 2) Các nhóm thảo luận và trao đổi nội dung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc lại văn bản và thiết kế sơ đồ, đảm bảo đầy đủ các ý chính (thông tin cơ bản) và hệ thống ý phụ (thông tin chi tiết/ khía cạnh). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. + Ưu thế của đàn ghi-ta phím lõm: âm độ rộng, âm sắc phong phú, kì thuật nhấn nhá đa dạng. + Một số nghệ sĩ nổi tiếng với cây đàn ghi-ta phím lõm. (hình minh họa 3) + Thực tế cho thấy đàn ghi-ta phím lõm ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong dàn nhạc cải lương. - Văn bản sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ, góp phần làm phong phú và sinh động nội dung của văn bản, được thể hiện qua các hình ảnh, sơ đồ: + Hình ảnh: trực quan và giới thiệu đến người đọc về nhạc cụ, những nghệ sĩ nổi tiếng gắn với loại nhạc cụ này. + Sơ đồ nhánh: Tác dụng: Trực quan và phân loại hệ thống hoá (từ tổng thể đến chi tiết). Sơ đồ trên vừa cho thấy tổng thể các bộ nhạc cụ vừa cho thấy các nhạc cụ chính trong dàn nhạc cải lương, cách phân loại, gọi tên bộ nhạc cụ/ nhạc cụ theo thứ bậc họp lí. + Bậc thứ nhất "Dàn nhạc cái lương". + Bậc thứ hai gồm 4 nhánh tương ứng với 4 bộ nhạc cụ: "Bộ gõ", "Bộ gảy", "Bộ kéo", "Bộ thổi" (tên các bộ được đặt theo cách thức tạo ra âm thanh). à mỗi bộ là một tập hợp các nhạc cụ có chức năng, đặc điểm gần gũi; mức độ phong phú của nhạc cụ trong các bộ có thể khác nhau. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản và trả lời câu hỏi: Dựa vào văn bản, hãy thuyết trình giới thiệu về cây đàn ghi-ta phím lõm với các thông tin: + Đàn ghi-ta phím lõm sử dụng trong nghệ thuật truyền thống nào? + Nguồn gốc + Ưu thế của đàn ghi ta. + Vai trò của đàn ghi-ta trong dàn nhạc cải 2. Tầm quan trọng của ghi-ta phím lõm Đàn ghi-ta phím lõm là nhạc cụ chính, giữ song loan và “bao sân” cho cả dàn nhạc cải lương. Lịch sự hình thành: + Đàn ghi-ta có lịch sử lâu đời với nhiều thiết kế khác nhau, nhưng đã được người Tây Ban Nha cải tiến lại để có hình dáng và cấu trúc như ngày nay. lương. Các nhóm thảo luận và trao đổi nội dung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc lại văn bản và thiết kế sơ đồ, đảm bảo đầy đủ các ý chính (thông tin cơ bản) và hệ thống ý phụ (thông tin chi tiết/ khía cạnh). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng. + Người Việt Nam biết đến đàn ghi-ta đầu thế kỉ XX. Cảm nhận được âm vực rộng và âm sắc phong phú của cây ghi-ta, các nghệ nhân Việt Nam đã khai thác và cải tiến cây đàn, khoét lõm các cung đàn trên cần để tạo nên hiệu ứng ngân rung đặc biệt, phù hợp với thang âm của âm nhạc Việt. à Trở thành cây ghi-ta phím lõm, nghĩa là cây ghi-ta Việt Nam đã xướng lên bằng ngôn ngữ âm nhạc Việt (hò, sự, xang, xê, cống) - Ưu thế: đảm bảo được âm độ rộng, từ thấp, trung đến cao, âm sắc phong phú, phím cung sâu nhấn nhá rất đa dạng. Ớ loại hơi và thể điệu nào, đàn cũng thể hiện một cách xuất sắc, điều này không phải nhạc cụ nào cũng làm được. à Từ khi được Việt Nam hóa đến nay, cây ghi-ta phím lõm vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt, trở thành nhạc cụ trụ cột không thể thay thế của dàn nhac tài tử và cải lương. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nghệ thuật và nội III. Tổng kết dung ý nghĩa. 1. Nội dung – ý nghĩa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Văn bản cung cấp cho người - GV yêu cầu HS: đọc những thông tin về đàn ghi ta + Em hãy tổng kết về nghệ thuật và nội dung phím lõm lịch sử ra đời, quá trình của văn bản. du nhập và Việt Nam, âm điệu - HS tiếp nhận nhiệm vụ. với nhiều sắc thái. Đồng thời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập khẳng định tầm quan trọng của - HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài học. đàn ghi-ta phím lõm trong dàn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và nhạc và sự đón nhận của dàn thảo luận nhạc cải lương đối với đàn ghi-ta - GV mời 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu phím lõm. cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung. 2. Nghệ thuật Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - Văn bản sử dụng ngôn từ rõ vụ ràng, rành mạch, khách quan, phù - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, hợp với văn bản thông tin. chốt kiến thức è Ghi lên bảng. - Bố cục hợp lý, cung cấp thông - GV bổ sung: Phương thức miêu tả và tự sự tin một cách khách quan. có tác dụng cụ thẻ hóa thông tin được thuyết - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa minh ở văn bản này, ở đây là cụ thể hóa, chi thuyết minh và miêu tả, tự sự, tiết hóa, làm rõ điểm đặc sắc riêng có của lễ tăng tính hiệu quả của việc thể hội Ka-tê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, hiện thông tin. đồng thời, giúp việc trình bày thông tin, nhất là thông tin về văn hóa, lễ hội trở nên sinh động hơn, không khô khan. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học. Nội dung: GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ, trả lời. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời đúng. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm qua trò chơi “Ai nhanh hơn” Câu 1. Thông tin nào sau đây không có trong văn bản? Nguồn gốc đàn ghi-ta phím lõm. Vai trò của đàn ghi-ta phím lõm. Ưu thế của đàn ghi-ta phím lõm. Nhược điểm của đàn ghi-ta phím lõm. Câu 2. Cây đàn ghi ta có hình dáng cấu trúc như này nay nhờ vào sự cải tiến của đất nước nào? Bồ Đào Nha Bra-xin Tây Ban Nha Đức Câu 3. Người Việt Nam biết đến cây đàn ghi-ta từ bao giờ? Đầu thế kỉ XX Cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XVIII Cuối thế kỉ XX Câu 4. Danh cầm nào sau đây không phải giọng ca vàng cải lương Sài Gòn? Văn Vĩ Quách Thị Hồ Út Trà Ôn Bảy Dư Câu 5. Trươc năm 1975, nhạc cụ nào là nhạc cụ chính và giữ song loan trong dàn nhạc cải lương? Đàn kìm Đàn bầu Đàn nhị C. Đàn ghi-ta Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức. Gợi ý: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D C A B A D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Tìm hiểu về các bộ môn nghệ thuật truyền thống có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài. Sản phẩm học tập: Hiểu biết của HS Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Ngoài nghệ thuật cải lương, bạn có biết bộ môn nghệ thuật nào ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền hay không? Bạn đánh giá như thế nào về sự tiếp nhận này ? HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để viết đoạn văn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2-3 HS trình bày đoạn văn hoặc tranh vẽ của mình trước lớp bằng cách chiếu lên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày đoạn văn trước lớp. Gv giới thiệu về đờn ca tài tử. + Đó là đờn ca tài tử (đàn ca tài tử). + Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây Ghi-ta phím lõm. + Sự tiếp nhận ấy rất cần thiết và bổ ích trong nền nghệ thuật Việt Nam. Việc tiếp thu, học hỏi có chọn lọc từ những yếu tố hiện đại của nước ngoài dựa trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền vừa giúp giữ được những nét đẹp truyền thống, vừa có chút sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn người nghe. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập lại bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương. + Soạn bài: Thực hành tiếng Việt
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_36_thuc_hanh_doc.docx