Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 38: Đọc mở rộng theo thể loại "Xã trưởng – Mẹ Đốp"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 38: Đọc mở rộng theo thể loại "Xã trưởng – Mẹ Đốp"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 38: Đọc mở rộng theo thể loại "Xã trưởng – Mẹ Đốp"
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TIẾT: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI. Chọn văn bản chèo: XÃ TRƯỞNG – MẸ ĐỐP (Trích Quan Âm Thị Kính) MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền. Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản chèo. Năng lực Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp; Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp; Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng thể loại. Phẩm chất: Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Xã trưởng - Mẹ Đốp. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, ngoài nhân vật Thị Mầu và Kính Tâm, em còn biết nhân vật nào nữa ? Em có đoán ra nhân vật nào trong ảnh không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. GV dẫn vào bài học mới: Bên cạnh nhân vật Thị Mầu và Thị Kính trong vở chèo, người đọc còn vô cùng thích thú với các nhân vật thể hiện cái nhìn của xã hội với sự việc của Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng. Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu trích đoạn Xã trưởng - Mẹ Đốp. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Xã trưởng - Mẹ Đốp. Sản phẩm học tập: HS nêu được những thông tin cơ bản về văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và dựa vào hiểu biết cá nhân hãy giới thiệu trích đoạn Xã trưởng - Mẹ Đốp. Tìm hiểu chung Xuất xứ văn bản Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng. Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 - 288 và 324 - 327.2. 2. GV yêu cầu các nhóm phân vai và thực hành đọc. Đại diện một nhóm lên đóng vai và diễn lại nội dung văn bản. GV yêu cầu HS xác định thể loại và bố cục văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Đọc văn bản Thể loại: chèo Bố cục: 2 phần: + Phần 1 (Từ đầu ... xã ngồi): Thái độ xã trưởng + Phần 2 (Còn lại): Thái độ của mẹ HS đọc thông tin trong SGK để nắm được nguồn dẫn của VB. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Đốp. Hoạt động 2: Khám phá văn bản Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Xã trưởng - Mẹ Đốp. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thảnh phiếu học tập tìm hiểu về nhân vật Xã trưởng và Mẹ Đốp: Nội dung: Liệt kê theo bảng những từ ngữ hình ảnh trong lời thoại của hai nhân Tìm hiểu chi tiết Nhân vật Xã trưởng - Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình: + Đi rao mõ "Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?" vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại. Từ đó hãy nhận xét về thái độ và quan điểm của hai nhân vật. Nói về xã trưởng Nói về mẹ Đốp và chồng Xã trưởng Mẹ Đốp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo cặp để hoàn thành bảng thông tin. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Tại dân vi tổng lí. Xã trưởng là người kênh kiệu, tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây, thể hiện qua các câu thoại: Quốc pháp hữu công cầu. Ơn dân xã thuận bầu. Tôi đứng đầu hàng xã. 2. Nhân vật Mẹ Đốp Mẹ Đốp là người thích đả kích, châm chọc chức xã trưởng, thể hiện qua các câu thoại sau: Mộc đạc vang lừng hòa cả xã Kim thanh dóng dả khắp đòi nơi Bất phận danh nhi tài túc Vô chế lệnh nhi dân tòng. Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi. Mẹ Đốp dùng những từ ca ngợi nghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu: Các cụ chửa được ngồi, Thầy sai con đi rao mõ. - Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được: Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh. Nói về xã trưởng Nói về mẹ Đốp và chồng Xã trưởng - Tại dân vi tổng lí Quốc pháp hữu công cầu Ơn dân xã thuận bầu Tôi đứng đầu hàng xã Đi rao mõ. Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì? Mẹ Đốp Các cụ chửa được ngồi. Thầy sai con đi rao mõ. Mộc đạc vang lừng Kim thanh dóng dả. Bất phận danh nhi tài túc Vô chế lệnh nhi dân tòng. Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi. Mõ tôi cả tiếng lại dài hơi Một xã cử bầu chẳng phải chơi Mộc đạc vang lừng hòa cả xã. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tiếng cười của dân gian Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 2. Tiếng cười của dân gian - Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp nghệ thuật: tập GV đặt tiếp câu hỏi: + Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ, hành động như thế nào? + Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ? Theo bạn, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. + Ngôn từ giản dị, đậm chất miền quê, gần gũi với nhân dân lao động: đốp chát, bố cháu, chửa, Đốp với chát cái gì. + Những câu nói hóm hỉnh: “Con còn hiếm lắm ạ! Mới được có mười cháu thôi ạ,” Nhân vật Mẹ Đốp thuộc kiểu hề - nhân vật hài hước, gây cười – đại diện cho tầng lớp nhân dân (bị trị) luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái, hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày. Sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo có tác dụng hình tượng hóa các quan điểm, triết lí dân gian giúp việc truyền tải dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Nhiệm vụ 3: III. Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Nội dung tập - Văn bản cho thấy sự phê phán đối - GV đặt câu hỏi cho HS: Tổng kết nội với những tầng lớp chức dịch như dung, nghệ thuật văn bản. Em rút ra xã trưởng nhưng lại có tính trêu những điều gì cần lưu ý khi đọc một văn ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc bản thơ? và khinh người, tự cao và không có Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập đạo đức. Đồng thời, thể hiện xã hội - HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo suy nghĩ để trả lời câu hỏi. điều, quy định khắt khe qua hình Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và phạt gõ mõ đối với Thị Mầu. thảo luận 2. Nghệ thuật - GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, - Giọng điệu hài hước, châm biếm, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. mỉa mai. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - Thể hiện đặc trưng của sân khấu nhiệm vụ học tập chèo ở hình tượng nhân vật, ngôn - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. từ, giọng điệu. lời thoại. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp đã học. Nội dung: GV cho HS xem đoạn video vở chèo “Lý trưởng mẹ mõ” và nêu cảm nhận của em về hai nhân vật này. Sản phẩm học tập: HS nêu cảm nhận của bản thân. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời HS xem đoạn video: GV đặt câu hỏi: Em có cảm nhận gì thái độ, quan điểm của hai nhân vật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS xem video, viết suy nghĩ của mình về hai nhân vật. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời HS hoàn thành và trình bày ý kiến của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời, theo suy nghĩ cá nhân. GV tổng kết kết bài học: Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng và mẹ Đốp về việc đi rao mõ. Qua lời thoại, giọng điệu, hai nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình: nếu Xã trưởng là người kênh kiệu, coi thường người thấp kém hơn mình thì mẹ Đốp là nhân vật tạo nên yếu tố hài hước cho vở chèo qua lời nói châm chọc, đả kích xã trưởng. Đoạn trích cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính treo ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người đồng thời thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Mầu. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB Xã trưởng - Mẹ Đốp để tìm hiểu các văn bản khác cùng chủ đề. Nội dung: GV yêu cầu HS vẽ tranh hoặc dựng hoạt cảnh. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc nhóm: Vẽ một bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo Quan Âm Thị Kính. GV có thể đưa ra tranh minh họa và hướng dẫn HS dựa vào đoạn trích Thị Mầu lên chùa hoặc Xã trưởng – Mẹ Đốp làm đề tài để vẽ tranh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_38_doc_mo_rong_th.docx