Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 39: Đọc mở rộng theo thể loại "Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến"

docx 16 trang phuong 12/11/2023 810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 39: Đọc mở rộng theo thể loại "Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 39: Đọc mở rộng theo thể loại "Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến"

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 39: Đọc mở rộng theo thể loại "Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến"
Ngày soạn: //. Ngày dạy: //..
TIẾT: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
Chọn văn bản tuồng. HUYỆN TRÌA, ĐỀ HẦU, THẦY NGHÊU MẮC LỠM THỊ HẾN
(Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được một số đặc điểm của tuồng dân gian thể hiện qua đoạn trích trên các phương diện: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
Phẩm chất:
Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối với những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời qua đó, thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nội dung: Kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
Sản phẩm: Chia sẻ của HS về tiếng cười trong cuộc sống.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS: Em nghĩ gì về “tiếng cười” trong cuộc sống? Hãy lắng nghe bài hát Nụ cười(nhạc Nga) để cảm nhận ý nghĩa của nụ cười.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi
Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xoá nhoà . Tiếng cười không chỉ là người bạn của ỗii cá nhân, không chỉ là bạn đường của thời niên thiếu. Tiếng cười còn là bạn đường của con người nói chung trong suốt cuộc đời. Bài học hôm nay cùng tìm hiểu về trích đoạn tuồng hài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến sẽ mang đến cho chúng ta tiếng cười nhẹ nhàng, châm biếm.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản
Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến một cách hiệu quả.
Nội dung: Tìm hiểu tri thức có liên quan về văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nghệ thuật tuồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV gọi một số HS nhắc lại đặc điểm của nghệ thuật tuồng đã học.
GV hướng dẫn HS một số lưu ý khi học văn bản tuồng.
Tìm hiểu chung
Tác phẩm
Văn bản trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.
Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội
xưa.
- GV gọi 1-2 HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà tìm hiểu về xuất xứ, nội dung văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc bài, chú ý thực hiện những yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.
Nội dung: Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
3. Đọc văn bản
- Thể loại: Tuồng hài
GV gọi 2-3 HS đọc văn bản, có thể phân vai đọc theo nhân vật trong văn bản.
GV mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đọc ở bên phải văn bản.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
GV bổ sung kiến thức về tuồng hài: Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về hình thức của văn bản, hiểu được các khái niệm công cụ, rèn luyện các chiến thuật đọc (hình dung, phán đoán, liên hệ). Từ đó, GV giúp HS luyện tập, thực hành, vận dụng kết nối kiến thức trong văn bản văn học với thực tiễn đời sống.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bối cảnh đoạn trích
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi cho HS, yêu cầu HS trả lời: Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
GV gợi ý HS: chú ý các đặc điểm về đề tài, nhân vật, lời thoại của nhân vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
Đọc hiểu văn bản
Đặc điểm của tuồng thể hiện qua văn bản
Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu.
Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi xuyên suốt cả đoạn tuồng
+ Lời thoại: Có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
GV mời HS đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ,
chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bối cảnh đoạn trích
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ và đặt câu hỏi cho HS, yêu cầu HS trả lời:
+ Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và nhận vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm, HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời HS đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và
nhận xét.
2. Bối cảnh đoạn trích
Thời gian: Buổi tối, trời tối tăm
Không gian: ở nhà Thị Hến
Hoàn cảnh câu chuyện: Nghêu đến gõ cửa vào nhà Thị Hến và bày tỏ niềm mến ngộ đã lâu. Trong lúc cả hai đang mặn nồng thì Đề Hầu đến, Thị Hến liền bảo Nghêu chui xuống phản để trốn trước. Đề Hầu vào, Thị Hến dùng lời lẽ ngon ngọt thể hiện tình cảm sâu đậm và sau đó hỏi về chuyện tu phá giới. Đang lúc đó, Huyện Trìa xuất hiện, Đề Hầu nhanh chóng tìm chỗ trốn. Huyện Trìa vào, bày tỏ tình cảm của mình với Thị Hến, cùng lúc đó Nghêu chui ra và Đề Hầu cũng bò ra. Ba
người nhìn nhau vừa giận, vừa
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu yếu tố tạo nên tiếng cười
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản và trả lời:
+ Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống kịch.
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành vào bảng:
Nhân vật
Ngôn ngữ, hành động tạo
nên tiếng cười
Nghêu
Đều Hầu
Huyện Tria
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Huyện
xấu hổ mà bỏ về.
2. Yếu tố tạo nên tiếng cười
Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: bất ngờ, giàu kịch tính, khiến các đối tượng đáng cười tự “vạch áo cho người xem lưng”.
Tiếng cười trong đoạn trích được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động của các nhân vật
Ngôn ngữ đậm sắc thái trào phúng trong lời nói của các nhân vật.
à Ngôn ngữ và hành động đã giúp người đọc hình dung ra hình ảnh, bộ điệu của các nhân vật, cho thấy nỗi sợ hãi, cuống quýt, tức cười khi việc làm xấu bị “lột mặt nạ", tạo ra sự đối lập giữa tình thế trước và sau khi bị phát giác.
è Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ, hành
Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị
Hến.
động để tại nên tiếng cười.
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản..
Các chỉ dẫn sân khấu đều được để trong ngoặc đơn của văn bản tuồng:
Các chỉ dẫn sân khấu in nghiêng, được trình bày trước lời thoại của nhân vật à người đọc biết diễn biến của các sự việc, chi tiết trong văn bản tuồng, giúp hình dung ra bối cảnh, sự xuất hiện của các nhân vật, hành động của nhân vật trên sân khấu tuồng.
Các chỉ dẫn được đưa vào ngoặc đơn, không in nghiêng, trong lời của nhân vật à Người đọc biết đó là những tiếng đưa đẩy, tiếng đế thêm của nhân vật, dùng để lưu ý diễn viên lên giọng hoặc xuống giọng khi diễn. Do đó, giúp người đọc hình dung rõ hơn giọng điệu, cử chỉ, nét mặt của nhân vật trên sân khấu.
+ Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể
3. Đặc điểm các nhân vật
- Tác giả dân gian đã thể hiện thái
hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
GV giải thích bổ sung:
Bị Nghêu, Đề Hầu, Huyện Tria cùng "ham của lạ” ve vãn, Thị Hến đã sắp đặt một cuộc "hội ngộ" tại nhà mình, biến nơi đây trở thành một “phiên tòa" để các nhân vật tự vạch tội và xử án nhau trước sự chứng kiến của Thị Hến. Cuối cùng, cả Nghêu, Đề Hầu, Huyện Tria đều rơi vào tình thế “Mắc cỡ lêu lêu / Lêu lêu mắc cỡ”, vội vàng “Thầy tu khá lui về cho khỏi / Để lại mau cõng mỗ về nhà / Dằn lòng thôi chớ ngứa nghề / Giữ dạ đừng tham của lạ". Còn Thị Hến vui
mừng trong tiếng cười hả hê “Tâm khoái
độ đồng tình với nhân vật Thị Hến, phê phán thói “tham của lạ" của Nghêu, Đề Hầu, Huyện Tria.
Thị Hến là người phụ nữ khôn khéo, sắc sảo, thông minh, khiến cho những kẻ sa đọa, hám của lạ bị mắc mưu cứ thế mà tự vạch tội, tố cáo nhau, tự “hạ màn” kẻ nào về nhà nấy, vừa làm cho những kẻ nhòm ngó, ve vãn, gây khó dễ với mình bị một phen bẽ mặt, hết “làm bậy”, vừa giữ đươc “tiết hạnh một niềm cho toại",...
à Nhận xét:
Thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ.
Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.
dã! Tâm khoái dã! / Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên!” vì đã dẹp được “thầy tu tới ngõ nói điên", quan huyện “đến nhà làm bậy", giữ được "tiết hạnh một niềm cho toại”, đồng thời, làm cho những kẻ đáng phê phán bị một phen bẽ mặt. Tình huống diễn ra như một màn kịch, mỗi lúc một giàu kịch tinh dưới tài “đạo diễn" khôn khéo của
Thị Hến.
=> Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.
Tiếng cười trong đoạn trích được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động của các
nhân vật:
Nhân vật
Ngôn ngữ, hành động tạo nên tiếng cười
Nghêu
+ Sự vội vã "đi hầu bổ ngửa" của Nghêu, "chạy ướt hầu bổ sấp" của Huyện Tria trong lúc "đêm tối tăm đàng xá (lại) khó đi".
+ Sự cuống quýt tìm chỗ trốn của Nghêu khi nghe tiếng Đề Hầu gõ cửa "(Thím ơi! Thím!) / Trốn chỗ nào khác chì cho min / (Chớ) Ra cửa cỏ thầy Đề đứng đó"; của Đề Hầu khi nghe tiếng Huyện Tria tới: "(Chui chao!) / Văn ngôn sắc biến! Sắc biến! / Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh!”.
+ Hành động Nghêu từ gầm giường bò ra và ngôn ngữ vui mừng rối rít vì thoát tội “trảm quyết”: "Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc!
/ Thiện xử phân! Thiện xử phân!", "Chơn vi phụ mẫu chi dân! / (Chứ thầy Đề) / Chị thị dâm ô chi loại!" và tố cáo thầy Đề đang trốn trong thúng mơ "nói mới ức chớ", rồi “kết tội”: “Còn thầy
Lại phạm gian / Thật ắt là tội chết!".
Đều Hầu
+ Hành động Đề Hầu "lồm cồm bò ra" đổ lỗi cho Thị Hến và
Nghêu và lời mỉa mai cho sự Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu
mắc lỡm Thị Hến của cả Đề Hầu và Huyện Tria: “Trong nha môn cả Huyện đến Đề / Còn tạo lệ không mời luôn thẻ!”.
Huyện Tria
+ Hành động “giải quyết tình thế” “quái gờ" trong lời phán của Huyện Tria: “Đề lại cõng mỗ về nhà / Dằn lòng thôi chớ ngứa
nghề / Giữ dạ đừng ham của lạ”.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản và trả lời: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật văn bản.
GV đặt câu hỏi: Đoạn trích phản ánh và ca ngợi điều gì? Điều ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc lại bài thơ và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Văn bản đem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã. Đồng thời, phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa.
2. Nghệ thuật
Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời.
Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất.
Ngôn từ dân gian mộc mạc, dễ
hiểu
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
- GV tổng kết: Tiếng cười ở đoạn trích Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến vẫn mang đậm ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay. Đó là tiếng cười trước một nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian của dân tộc. Một vở tuồng mang hơi thở của sự cổ kính, xa xưa, khiến người nghe không chỉ cười sảng khoái mà còn mang trong mình những suy nghĩ về một thời kì trong xã hội phong kiến thối nát khi con người trở nên ngày càng sa đọa, đồi bại.
- Nghệ thuật kể chuyện xen lẫn chất trào phúng, hóm hỉnh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến đã học.
Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời.
Sản phẩm học tập: HS viết câu trả lời vào vở.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi:
Câu 1. Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến, SGK Ngữ văn 10 tập 1
Câu 2. Ở một số dị bản khác, nhân vật Thầy Nghêu được thay bằng nhân vật lí tưởng (Lí Hà), vở tuồng kết thúc trong cảnh các bà vợ của Huyện Trìa, Đề Hầu,
Lí Hà bất ngờ xuất hiện và sỉ vả các ông chồng dại gái. Sự khác biệt giữa các dị bản giúp bạn hiểu thêm gì về đặc điểm của tuồng đồ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi và thảo luận, tìm câu trả lời/
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 3-4 HS trả lời, cả lớp lắng nghe và bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý:
Câu 1.
Giới nghiên cứu nói chung quan niệm tuồng đồ là loại tuồng hài (tuồng gây cười), được xây dựng trên cảm hứng hài kịch, thiên về châm biếm, đả kích, không bị ràng buộc vào những điển luật nghiêm ngặt:
+ Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả.
+ Nhân vật : Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi. xuyên suốt cả đoạn tuồng.
+ Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Câu 2. Có thể thấy đặc điểm của tuồng đồ chính là phương thức truyền miệng. Mỗi vở tuồng lại được truyền miệng, tạo ra nhiều dị bản khác nhau, có thể thay đổi hoặc thêm thắt nhân vật nhưng nội dung cốt lõi vẫn được bảo toàn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Vẽ tranh dựa theo cảm hứng từ vở tuồng.
Sản phẩm học tập: Tranh vẽ của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời: Vẽ bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”.
Gv gợi ý HS có thể dựa vào đoạn trích Huyện Trìa xử án hoặc Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến để lấy ý tưởng vẽ tranh.
GV đưa tranh minh họa:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2- 3 HS trình bày đoạn văn của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, khen ngợi HS đã hoàn thành tranh vẽ.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
+ Soạn bài: Viết bản nội quy nơi công cộng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_39_doc_mo_rong_th.docx