Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt "Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt "Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt "Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn"
Ngày soạn: // Ngày dạy: // TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. LỖI VỀ MẠCH LẠC, LIÊN KẾT TRONG ĐOẠN VĂN MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Năng lực Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận diện và sửa lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức về các lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhận diện về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đến lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS quan sát câu văn và tìm lỗi sai của câu văn: Bạn Lan đã rất chăm chỉ học hành, nhưng bạn ấy được giải Nhất học sinh giỏi cấp Thành phố. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát câu văn để tìm lỗi sai. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt: Câu văn trên đã mắc lỗi về mạch lạc, liên kết trong câu. GV dẫn vào bài học mới: Cũng là lỗi mạch lạc và liên kết, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng học về lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn để hiểu thêm về các lỗi này và giúp ích cho việc viết đúng đoạn văn. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn Mục tiêu: Nắm được kiến thức về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Sản phẩm học tập: Kiến thức về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn mà HS nắm được. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc về lỗi thiếu mạch lạc thứ nhất (bao gồm đoạn văn được lấy ví dụ), 1 HS đọc cách sửa đoạn văn trong mục Tri thức ngữ văn trước lớp, yêu cầu cả lớp theo dõi. GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: + Đoạn văn được lấy ví dụ đã không tập trung vào một chủ đề như thế nào? + Các tác giả trong SGK đã sửa đoạn văn mắc lỗi bằng cách nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong SGK theo yêu cầu của GV; sau đó thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt: + Đoạn văn được lấy ví dụ cho lỗi thiếu mạch lạc đã mắc lỗi ở chỗ: câu thứ nhất nói về “mọi tác phẩm nghệ thuật” và nói đến cội nguồn của “mọi tác phẩm nghệ thuật”, trong khi câu thứ hai lại nói về “thơ” – vốn chỉ là một loại hình nghệ thuật, đồng thời lại nói I. Kiến thức về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn - Lỗi thiếu mạch lạc sẽ xảy ra nếu: + Các câu trong đoạn không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề). đến ngôn ngữ thơ. ◻ Các câu trong đoạn không tập trung vào một chủ đề. + Các tác giả biên soạn SGK đã sửa lại đoạn văn bằng cách để các câu trong đoạn tập trung vào một chủ đề, cụ thể là thêm vào câu 1, ngay sau “mọi tác phẩm nghệ thuật” cụm từ “trong đó có thơ,”. GV chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc tiếp lỗi thiếu mạch lạc thứ hai trong mục Tri thức ngữ văn (Các câu trong đoạn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí), 1 HS đọc đoạn văn ví dụ và cách chỉnh sửa. GV đặt câu hỏi: + Có thể đặt câu 5 sau câu 3 được không? Vì sao? + Có thể đặt câu 5 trước câu 1 được không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong SGK theo yêu cầu của GV sau đó lắng nghe câu hỏi của GV và suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Không thể đặt câu 5 sau câu 3. Vì câu 5 nói về chân của một vị thần, câu 3 nói về việc vị thần đó có những bước chân rất dài. Về mặt logic, câu 5 phải xuất hiện trước câu 3, thông báo cho người đọc về độ dài của chân vị thần, làm lí do và tiền đề lí giải cho những bước chân rất dài. + Không thể đặt câu 5 trước câu 1. Vì câu 1 thông báo sự xuất hiện của vị thần, nghĩa là trước câu 1 thì vị thần chưa xuất hiện. Câu 5 không thể nào đứng được trước câu 1. GV chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc mục lỗi Thiếu các phương tiện liên + Các câu trong đoạn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp trong mục Tri thức ngữ văn, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. GV đặt câu hỏi: Có thể sửa lỗi trong đoạn văn mẫu bằng những từ ngữ nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong SGK, sau đó nghe câu hỏi của GV và suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Có thể sửa lỗi trong đoạn văn mẫu bằng những từ ngữ: vì vậy/ vì thế/ do đó/ cho nên/ nên/ chính vì vậy/ thế nên/ GV chốt kiến thức. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Lỗi liên kết sẽ xảy ra khi chúng ta dùng thiếu các phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Nội dung: Hoàn thành các BT trong SGK. Sản phẩm học tập: BT mà HS hoàn thành. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm BT 1. GV hướng dẫn HS: Chúng ta đọc kĩ các đoạn trích, đối chiếu với các loại lỗi thiếu mạch lạc đã học để chỉ ra lỗi và nêu cách sửa. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe GV yêu cầu và hướng dẫn, sau đó đọc và hoàn thành BT 1. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Với mỗi trường hợp ở BT 1, GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Câu a: Lỗi lạc chủ đề, sửa bằng cách triển khai nội dung về tình yêu nam nữ trong ca dao Việt Nam ở câu 2 và câu 3. + Câu b: Lỗi thiếu hụt chủ đề vì nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn. Gợi ý cách sửa: Qua truyện Thần Trụ Trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Thế giới là do một vị thần đắp cột chống trời mà tạo ra. Các chi tiết miêu tả trời và đất ban đầu dính vào nhau, sau nhờ vị thần khổng lồ “đội trời”', đắp cột chống trời mà trời đất phân chia, và các chi tiết giải thích về nguồn gốc núi, đảo, gò, đống, biển,... cho thấy nhận thức thô sơ đó của người thời cổ. + Câu c: Lỗi lạc chủ đề vì câu chủ đề nói về nét đẹp truyền thống của người nông dân trong văn học phê phán nhưng hai câu sau không tiếp tục triển khai ý này. Có thể sửa bằng cách phân tích biểu hiện cụ thể vẻ đẹp của ngưòi nông dân trong một số tác phẩm như Tắt đèn, Bước đường cùng,... ớ các câu tiếp theo của đoạn văn. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 2 trước lớp: Sắp xếp những câu văn dưới đây theo trình tự hợp lí để tạo thành đoạn văn mạch lạc. GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc BT 2 và hoạt động theo cặp để hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: + Câu a: 5 – 2 – 4 – 3 – 1 + Câu b: 4 – 1 – 6 – 3 – 2 – 5 – 7 Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu yêu cầu của BT 3 trước lớp: Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích đã cho. GV yêu cầu HS làm bài theo cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân để hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Với mỗi trường hợp trong BT 3, GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, sau đó yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Câu a: Dùng phương tiện liên kết chưa phù họp, thay “và” bằng “nhưng”. + Câu b: Dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp, thay “tuy nhiên” bằng “vì vậy”. + Câu c: Thiếu phương tiện liên kết và sử dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp. Cách sửa: Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Nhận thức ấy còn khá giản đơn. Tuy nhiên, họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên. + Câu d: Dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp, thay “của họ” bằng “trong đó” hoặc “trong truyện này”. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. Nội dung: HS hoàn thành BT mà GV giao. Sản phẩm học tập: BT đã hoàn thành của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT: Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết trong những trường hợp dưới đây. Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Môi trường đang bị phá hủy, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Có một cái mất vô cùng to lớn, một “căn bệnh” trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm. Bất kì ai trên thế gian này đều có điểm giống nhau – chúng ta hết thảy đều muốn được hạnh phúc. Và hầu hết chúng ta không biết làm sao để có được hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc chính là tình yêu thương mà con người dành cho nhau? Nam Cao đã thành công rực rỡ trong việc khắc họa những hình tượng điển hình của người trí thức nghèo, có phẩm chất tốt đẹp, bị đẩy vào hoàn cảnh cùng cực vẫn tiếp tục vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh; những người nông dân bần cùng, nghèo khó nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng của lương tri. Những sáng tác của Nam Cao vừa là bức tranh chân thực về xã hội đương thời vừa tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả. Tuy nhiên, những sáng tác này cũng khiến cho độc giả phải tự suy ngẫm về bản thân để biết cảm thông và gắn bó với con người hơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 3 – 4 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + a. Đoạn văn mắc lỗi thiếu phương tiện liên kết. Cách sửa: Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Chẳng hạn như môi trường sống đang bị phá hủy, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Tuy nhiên, có một cái mất vô cùng to lớn, một “căn bệnh” trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm. + b. Đoạn văn mắc lỗi dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp. Cách sửa: Bất kì ai trên thế gian này đều có điểm giống nhau – chúng ta hết thảy đều muốn được hạnh phúc. Nhưng hầu hết chúng ta không biết làm sao để có được hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc chính là tình yêu thương mà con người dành cho nhau? + c. Đoạn văn mắc lỗi sử dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp. Cách sửa: Nam Cao đã thành công rực rỡ trong việc khắc họa những hình tượng điển hình của người trí thức nghèo, có phẩm chất tốt đẹp, bị đẩy vào hoàn cảnh cùng cực vẫn tiếp tục vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh; những người nông dân bần cùng, nghèo khó nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng của lương tri. Những sáng tác của Nam Cao vừa là bức tranh chân thực về xã hội đương thời vừa tràn đầy tinh thần nhân đạo cả cả. Những tác phẩm của ông cũng khiến cho độc giả phải tự suy ngẫm về bản thân để biết cảm thông và gắn bó với con người hơn. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn tập bài Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn. + Soạn bài: Cuộc tu bổ lại các giống vật.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_4_thuc_hanh_tieng.docx