Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 40: Viết "Viết bản nội quy nơi công cộng"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 40: Viết "Viết bản nội quy nơi công cộng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 40: Viết "Viết bản nội quy nơi công cộng"
Ngày soạn:./../ Ngày dạy:./../.. VIẾT TIẾT: VIẾT BẢN NỘI QUY NƠI CÔNG CỘNG MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Viết được bản nội quy nơi công cộng. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng, viết bản hướng dẫn nơi công cộng. Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn. 3. Phẩm chất: - Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ Sản phẩm: HS chia sẻ về những thói quen không tốt của mọi người xung quanh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS chia sẻ: Em có thường đọc những bản nội quy ở trường học hay khi đi tham quan trong các viện bảo tàng không? Theo em, mục đích của chúng để làm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ. GV gợi ý các tiêu chí: cần kể đúng sự thật, ngắn gọn, kể có trọng tâm và các chi tiết chính. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống, mỗi người thường có những cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen; có những quan niệm (cách hiểu, nhận thức,...) đã thành nếp nghĩ, khó thay đổi. Có nhiều thói quen tốt, quan niệm đúng đắn cần giữ gìn, phát huy. Tuy vậy, cũng có những thói quen xấu, quan niệm lạc hậu cần phải thay đổi, từ bỏ vì chúng tạo ra tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân hoặc cộng đồng. Ví dụ: thói quen vứt rác bừa bãi, lãng phí thời gian, ỷ lại người khác, lạm dụng thuốc kháng sinh,... hoặc các quan niệm không chơi với những bạn học kém hơn mình, có tiền là có tất cả,... Trong các trường hợp đó, chúng ta cần thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy.Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về yêu cầu và cách Viết bản nội quy nơi công cộng. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bảng nội quy nơi công cộng Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết bản nội quy nơi công cộng. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với bảng nội quy nơi công cộng. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Tri thức về kiểu bài trong SGK (trang 140) GV đặt câu hỏi: + Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng là gì? + Nêu những yêu cầu đối với kiểu này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận 1. Yêu cầu đối với viết bản nội quy nơi công cộng - Khái niệm: Bản nội quy ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, do cơ quan quản lí địa điểm công cộng ban hành, trong đó trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi người cần tuân thủ khi đến một cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật tự và an ninh cho cộng đồng. - Yêu cầu đối với kiểu bài: Trình bày đầy đủ các quy định, GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. quy tắc cần tuân thù. Ghi rõ tên cơ quan quản lí địa điểm công cộng. Mỗi quy định, quy tắc trong bản nội quy phải được diễn đạt thành một câu hay một đoạn và được đánh dấu bằng kí hiệu (chữ số hoặc kí hiệu khác) phù hợp. Bố cục gồm các phần: phấn đâu, phần chính (các quy định), phần cuối (xem ngữ liệu tham khảo). Hoạt động 2: Đọc nội quy tham khảo Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi viết bản nội quy nơi công cộng. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm học tập: HS phân tích được ngữ liệu tham khảo. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu tham khảo Nội quy công viên 2. Bài viết tham khảo 1. Phần đầu, phần chính và phần cuối trong Đặng Thùy Trâm trang 140/SGK. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đối chiếu ngữ liệu tham khảo với tri thức về kiểu bài “Viết bản nội quy ở nơi công cộng” và cho biết: Phần đầu, phần chính và phần cuối trong ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài Viết bản nội quy ở nơi công cộng chưa? Các quy định trong phần chính của bảng nội quy đã được người viết sắp xếp hợp lí chưa? Cách trình bày có nổi bật, gây chú ý không? Qua văn bản, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết một bản nội quy ở nơi công cộng? - GV đặt tiếp câu hỏi sau phần thảo luận: Theo em, để viết nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng, cần chú ý điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài Viết bản nội quy nơi công cộng. Phần đầu phần chính đầy đủ đề điểm, những quy định. Phần cuối đưa ra được thông tin của công ty phụ trách cũng như số điện thoại liên hệ. Các quy định đã được sắp xếp hợp lý, từ thời gian mở cửa, đóng cửa đến những nội quy trong công viên và cuối cùng là cách thức liên hệ khi có việc cần giúp đỡ. Bảng nội quy đã sử dụng tông màu khá chuẩn đề làm nổi bật dòng chữ về các nội quy. Màu nền là một gam màu tối, thẫm làm nổi bật được chữ màu trắng mà bảng nội quy sử dụng. Các lưu ý khi viết nội quy: Xác định mục đích, đối tượng cần quy định, hướng dẫn. Xác định nội dung gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể (dựa vào các văn bản pháp luật hoặc các quy ước, thống nhất của tập thể,...). Lựa chọn cách trình bày văn bản: học tập + Sắp xếp các quy định hoặc hướng dẫn - HS nghe câu hỏi, thảo luận theo một trật tự hợp lí, cần đưa các yêu cầu nhóm và hoàn thành yêu cầu. quan trọng lên trước. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt + Ngôn ngữ: ngắn gọn; nên sử dụng kiểu động và thảo luận hoạt động và câu mệnh lệnh, bắt đầu bằng các từ có tính thảo luận chất yêu cầu, đề nghị hoặc ngăn cấm. - GV mời đại diện HS trình bày + Tuỳ theo nội dung và tính chất của văn kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp bản, có thể sử dụng thêm tranh, ảnh, bảng, nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. biểu, sơ đồ, kí hiệu phù hợp để nội dung Bước 4: Đánh giá kết quả HS thông tin trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ thực hiện nhiệm vụ học tập nhớ. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. - GV rút ra kết luận, củng cố kiến thức cho HS. Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bản nội quy. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu tóm tắt để viết bài. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi 1 HS đọc đề bài và các 3. Thực hành viết bài Đề 1: Hãy viết bản nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia nội dung hướng dẫn để cả lớp có hiểu biết chung. GV yêu cầu HS đọc các bước để viết nội quy, tóm tắt lại thành sơ đồ. GV hướng dẫn HS cụ thể từng bước để viết bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS hoàn thiện bài viết và nộp bài. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Bước 1. Chuẩn bị viết Xác định rõ mục đích ban hành nội quy và đối tượng hướng tới. Nêu lí do cần tuân thủ hưóng dẫn: tạo môi trường nghiêm túc. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Tìm ý: Xác định những yêu cầu mà các thành viên câu lạc bộ phải thực hiện. Lập dàn ý + Phần đầu văn bản: Nêu tiêu đề của văn bản. + Phần nội dung văn bản: Lần lượt trình bày các yêu cầu. Có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau tuỳ vào mục đích, tính chất hoạt động của câu lạc bộ và mức độ vi phạm phổ biến của người tham gia. + Phần kết thúc văn bản: Đơn vị quản lí, số đthoại liên hệ.. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS thực hành viết bài Nội dung: GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời. Sản phẩm học tập: HS viết bài theo yêu cầu. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Viết bản nội quy nơi công cộng. GV lưu ý: Mỗi mục trong bản nội quy được diễn đạt thành một câu hay một đoạn và được đánh dấu bằng kí hiệu phù hợp. Ngôn ngữ chuẩn mực, không gây hiểu lầm, không có từ địa phương, từ khó hiểu hoặc từ ít dùng; không thể hiện sắc thái tình câm hay ý kiến cá nhân. Trình bày rõ ràng, dễ đọc, theo một quy cách thống nhất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành viết bài tại lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS hoàn thiện bài viết của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi quá trình làm bài, nhắc nhở và động viên HS hoàn thành bài tập. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa bài viết Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa lại bản nội quy vừa viết. Sản phẩm học tập: Bản nội quy hoàn thiện. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt vừa hoàn thành theo gợi ý: Đọc bài văn đã viết, đối chiếu với mục I Tri thức về kiểu bài và dàn ý để phát hiện và sửa lỗi: Yêu cầu cụ thể Nội dung kiểm tra Bố cục ba phần Phần đầu: Đã nêu được tiêu đề của văn bản chưa? Phần nội dung: + Có nêu được những yêu cầu cụ thể với các thành viên trong câu lạc bộ chưa? + Đã sắp xếp các yêu cầu theo trật tự nhất định chưa? Phân kết thúc: Đã nêu tên tổ chức, cá nhân (Đơn vị quản lí, số điện thoại liên hệ) đề ra nội quy chưa? Các lỗi còn mắc Lỗi về ý: thiếu ý, lặp ý, lạc ý, Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt. Đánh giá chung Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phần nào trong tiến trình thực hành viết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu và thực hiện kiểm tra lại bài làm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Hs hoàn thành và nộp bài viết. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: Xem lại nội dung bài học, hoàn thành bài làm.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_40_viet_viet_ban.docx