Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 41: Viết "Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 41: Viết "Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 41: Viết "Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng"
Ngày soạn:./../ Ngày dạy:./../.. VIẾT TIẾT: VIẾT MỘT BẢN HƯỚNG DẪN Ở NƠI CÔNG CỘNG MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Viết được một bản hướng dẫn nơi công cộng. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt Năng lực phân tích các nội dung, nắm được kiểu bài viết. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập viết bản hướng dẫn nơi công cộng. Năng lực tiếp thu các yêu cầu khi viết bài văn, đoạn văn. 3. Phẩm chất: - Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ. học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ Sản phẩm: HS chia sẻ về những thói quen không tốt của mọi người xung quanh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS chia sẻ: Khi tham gia một lễ hội hay tham quan một địa danh du lịch, em có chú ý đến các bản hướng dẫn khôn? Theo em mục đích của các bản hướng dẫn là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ. GV gợi ý các tiêu chí: cần kể đúng sự thật, ngắn gọn, kể có trọng tâm và các chi tiết chính. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bản hướng dẫn nơi công cộng giúp cho mọi người nắm được cách sử dụng, vận hành một cách dễ dàng và thông dụng nhất. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bản hướng dẫn nơi công cộng Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết bản hướng dẫn nơi công cộng. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu đối với bản hướng dẫn nơi công cộng. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Định hướng trong SGK (trang 142) GV đặt câu hỏi: + Bản hướng dẫn nơi công cộng là kiểu bài như thế nào? + Những yêu cầu đối với kiểu bài này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. GV bổ sung: Bài luận về bản thân không 1. Yêu cầu đối với viết bản hướng dẫn nơi công cộng Bản hướng dẫn ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, nhằm hướng dẫn quy cách và quy trình thực hiện một hoạt động, nhằm đảm bảo các yêu cầu về trật tự, y tế, văn hoá, an ninh, đổng thời bảo đảm tính hiệu quả, an toàn cho mọi người tham gia hoạt động. Yêu cầu đối với kiểu bài: Nêu tên bản hướng dẫn ở nơi công cộng rõ ràng, chính xác. Quy cách thực hiện hoạt động được cụ thể hoá/ sơ đồ hoá thành các công đoạn, thao tác hay các chi tiết, kí hiệu trong hình vẽ,... dễ hiểu, dễ thực hiện. Mỗi công đoạn/ thao tác trong quy trình diễn đạt thành một câu hay một đoạn và được phải là văn bản ca ngợi chính mình mà là bản giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức, cá nhân, hoạt động cần thực hiện. đánh dấu bằng kí hiệu phù hợp; được thuyết minh, giải thích đủ rõ. Ngôn ngữ chuẩn mực, không gây hiểu lầm, không có từ địa phương, từ khó hiểu hoặc từ ít dùng; không thể hiện sắc thái tình cảm hay ý kiến cá nhân. Trình bày rõ ràng, thường kết hợp các màu sắc, kết hợp lời văn với hình ảnh, sơ đồ,... dễ đọc, gây được sự chú ý. Kết hợp sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ành, sơ đồ, biểu bảng,...) hỗ trợ cho việc hướng dẫn trong trường hợp cần thiết. Có đủ các phần: phần đầu, phần chính (các thể thức), phần cuối của một bản hướng dẫn. Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài văn tham khảo Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi viết bản hướng dẫn nơi công cộng. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm học tập: HS phân tích được bài văn tham khảo. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, hướng dẫn HS đọc bài viết tham khảo: Cách sử dụng thang máy (trang 143) GV yêu cầu HS các nhóm suy nghĩ và thảo luận, trả lời các câu hỏi: Nhan đề đã phù hợp với nội dung hướng dẫn trong ngữ liệu chưa? Nội dung hướng dẫn có được cụ thể hóa/sơ đồ hóa dễ hiểu và dễ thực hiện không? Cách trình bày có nổi bật gây chú ý không? Lời văn và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu,... đã phù hợp, chuẩn mực chưa? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học 2. Bài viết tham khảo Nhan đề đã phù hợp với nội dung ngữ liệu: cách sử dụng thang máy và các kí hiệu cơ bản. Nội dung hướng dẫn được cụ thể hóa bằng những hình vẽ, ghi chú chi tiết từng kí hiệu cho người đọc dễ nhận biết. Bố cục bảng hướng dẫn có 2 phần: các kí hiệu và cách xử lí khi thang máy gặp sự cố à Bố cục này dễ dàng cho người đọc tìm được phần mình muốn có thông tin. - Những hình ảnh minh họa, kí hiệu to và rõ ràng, giúp người xem dễ nhận biết. 4. Lời văn và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu,.. đã phù hợp. Ngôn ngữ không có từ ngữ địa phương giúp dễ đọc, dễ hiểu. Mỗi kí hiệu, thao tác đều tập HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. GV rút ra kết luận, củng cố kiến thức cho HS. có chỉ dẫn rõ ràng. Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bản hướng dẫn nơi công cộng. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu tóm tắt để viết bài. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm 3. Thực hành viết bài vụ học tập Chọn một trong hai đề sau: - GV gọi 1 HS đọc đề bài và các Đề 1: Hãy viết bản hướng dẫn thủ tục nội dung hướng dẫn để cả lớp có đăng kí sinh hoạt một câu lạc bộ được tổ hiểu biết chung. - GV yêu cầu HS chia 4 nhóm và thảo luận theo nội dung trong SGK. Các nhóm lựa chọn đề theo phương thức bốc thăm. chức trong trường học. Đề 2: Hãy viết bản hướng dẫn cách sử dụng một trong những thiết bị thông dụng nơi công cộng (thiết bị phòng vệ sinh, thiết bị điện liên quan đến âm thanh, ánh sáng, máy chiếu trong phòng học,...) GV yêu cầu HS đọc kĩ bài tập, lựa chọn và xác định các yêu cầu sau: đối tượng cần thuyết phục, mục đích, nội dung bài văn và hình thức viết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS hoàn thiện bài viết và nộp bài. Bước 4: Đánh giá kết quả HS Bước 1: Chuẩn bị viết Xác định đối tượng mà bản hướng dẫn cần hướng đến và lí do họ cần tuân thù những hướng dẫn của bạn. + Đối tượng hướng đến: Đề 1: học sinh Đề 2: người tham gia sử dưng thiết bị công cộng + Lí do cần tuân thủ hướng dẫn: Đề 1: nhằm đảm bảo câu lạc bộ quản lí được sô lượng và chất lượng thành viên. Đề 2: cần bảo đảm trật tự văn minh, an toàn cho người sử dụng. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý * Tìm ý: HS lựa chọn đề nào cần lưu ý - Đề 1: thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Xác định những công việc học sinh cần thực hiện về thủ tục và quy trình đăng kí tham gia câu lạc bộ. Cung cấp một số thông tin liên quan (tên người, địa điểm, thòi gian gặp gỡ, liên hệ, các loại giấy tờ cần mang theo,...). - Đề 2: Tìm hiểu và nắm chắc quy trình sủ dụng thiết bị thông dụng nơi công cộng mà mình sẽ viết bản hướng dẫn. Chi tiết hoá hoặc sơ đồ hoá thành các bước/ thao tác sử dụng. * Lập dàn ý theo trật tự hợp lí. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS thực hành viết bài. Nội dung: GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời. Sản phẩm học tập: HS viết bài theo yêu cầu. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Viết bài theo dàn ý đã lập. GV lưu ý: Trình bày nội dung các phần mở đầu, phần chính (các thể thức), phần cuối. Dùng lời văn (phương tiện giao tiếp ngôn ngữ) hoặc hình vẽ, sơ đồ (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) hoặc kết hợp cả hai để trình bày những điều cần hướng dẫn một cách mạch lạc, dễ theo dõi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hành viết bài tại lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS hoàn thiện bài viết của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV theo dõi quá trình làm bài, nhắc nhở và động viên HS hoàn thành bài tập. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa bài viết Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa lại văn bản vừa viết the Sản phẩm học tập: Bài văn hoàn thiện Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS rà soát, chỉnh sửa văn bản tóm tắt vừa hoàn thành theo gợi ý: Đọc bài văn đã viết, đối chiếu với mục I Tri thức về kiểu bài và dàn ý để phát hiện và sửa lỗi: Các phần Phần Nội dung kiểm tra Nêu rõ tên bản hướng dẫn. Đạt Chưa đạt đầu In to và đậm tên bản hướng dẫn. Phần chính Trình bày quy cách thực hiện hoạt động nơi công cộng thành sơ đồ/ quy trình gồm các bước/ công đoạn/ thao tác cụ thể. Hướng dẫn bằng lời hoặc hình vẽ, kí hiệu quy Phần cuối cách thực hiện rõ ràng, dễ hiểu đối với từng bước, từng thao tác cụ thể. Mỗi công đoạn/thao tác trong quy trình diễn đạt/ sơ đồ hoá thành một phân đoạn riêng với các kí hiệu, chi tiết phù hợp. Ngôn ngữ chuẩn mực. Sử dụng hình ảnh, sơ đổ, biểu bảng,... có hỗ trợ tốt cho việc hướng dẫn hoạt động/ nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết. Nêu rõ tên của tổ chức, cơ quan lập bản hướng dẫn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu và thực hiện kiểm tra lại bài làm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Hs hoàn thành và nộp bài viết. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: Xem lại nội dung bài học, hoàn thành đề bài còn lại.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_41_viet_viet_mot.docx