Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 42: Nói và nghe "Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 42: Nói và nghe "Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 42: Nói và nghe "Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau"
Ngày soạn:./../ Ngày dạy:./../.. NÓI VÀ NGHE TIẾT: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập thuyết trình về một địa chỉ văn hóa. Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn. Phẩm chất: HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Trong lớp, Em cùng các bạn đã từng thảo luận về một vấn đề nào mà có nhiều ý kiến trái chiều chưa? Khi đó, các em đã giải quyết vấn đề như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các vấn đề trong cuộc sống luôn tồn tại những quan điểm trái chiều hoặc khác biệt. Khi thảo luận về một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, bạn cần bảo vệ quan điểm của mình nếu hợp lí, nhưng cũng cần tôn trọng những ý kiến khác biệt.. Bài học hôm nay chúng ta cùng luyện tập phần nói và nghe về Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi trình bày thảo luận về kiểu bài Thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS dựa vào nội dung trong SGK (trang 146) và cho biết: + Mục đích của việc thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau là gì? + Hãy nêu một số ví dụ về các vấn đề cần thảo luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận 1. Yêu cầu đối khi Thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau - Mục tiêu của buổi thảo luận là cùng nhau tìm ra tiếng nói chung và giải pháp hợp lí cho vấn đề đang bàn. GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Gv nêu ví dụ có nhiều đề tài có thể lựa chọn để thảo luận như: + Nên ứng xử như thế nào trong môi trường học đường? + Có người quan niệm không nên lạm dụng kháng sinh, nhưng nhiều người lại cho rằng: khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh. Em hãy trình bày ý kiến của mình về hai quan niệm trên. + Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” ("Quan Âm Thị Kính”) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách. Trình bày ý kiến của em về vấn đề này. Hoạt động 2: Chuẩn bị bài nói Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu. Ý kiến của tôi Lí do Dẫn chứng từ thực tế hoặc sách báo Ứng xử với thầy cô Ứng xử với bạn bè Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS chọn vấn đề thảo luận trong SGK hoặc tự đề xuất vấn đề để thảo luận theo nhóm (6-8 thành viên). GV yêu cầu HS đọc các bước và vẽ sơ đồ để nắm được các bước trong buổi thảo luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu, xem lại bài nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. 2. Các bước thực hiện bài thảo luận Bài tập: Theo bạn, học sinh cần ứng xử như thế nào trong môi trường học đường? Hãy tổ chức một buổi thảo luận trên lớp, nhằm thống nhất những quy định để đưa vào bản nội quy về văn hóa ứng trong lớp học. Bước 1: Chuẩn bị Xác định mục đích, thời gian thảo luận. Chuẩn bị bảng biểu để nêu ý kiến của cá nhân: Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn chuẩn bị bài nói theo dàn ý. Về sử dụng cơ sở vật chất Bước 2: Thảo luận - Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, điều khiển sao cho tất cả các thành viên đều trình bày ý kiến của mình. Thư kí ghi Thứ tự trình bày Ý kiến trình bày Các ý kiến phản hồi Bạn Bạn. Bạn chép lại theo bảng: - Mỗi thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiến của các bạn và chuẩn bị phản hồi theo bảng: Vấn dề đồng tình Vấn đề chưa đồng tình Vấn đề bạn trả lời tôi Ý kiến của tôi sau khi nghe Bạn Bạn Bạn... Bước 3: Đánh giá Tự đánh giá phần trình bày của mình và cách mình trao đổi với các thành viên khác trong nhóm. Đánh giá phần trình bày của các thành viên khác trong nhóm và cách họ trao đối với bạn cũng như với các thành viên còn lại. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói và kĩ năng ghi chép ý kiến của bạn. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp Sản phẩm học tập: Bài trình bày và phiếu ghi chép của HS. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cử HS điều khiển buổi thảo luận. GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận trong nhóm. Các thành viên còn lại tiến hành lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạn và chuẩn bị phản hồi. 3. Thảo luận vấn đề - Thảo luận trong nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe nhiệm vụ, tiến hành thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa phần trình bày và phần ghi chép của bản thân. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bảng kiểm kĩ năng thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau. Sản phẩm học tập: Bảng kiểm hoàn thành của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS sử dụng bảng kiểm và đánh giá: Em hãy tự đánh giá phần trình bày của mình và cách mình trao đổi với các thành viên khác trong nhóm. Em hãy đánh giá phần trình bày của các thành viên khác trong nhóm và cách họ trao đối với bạn cũng như với các thành viên còn lại. Bàng kiểm kĩ năng thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau Các nội dung cần đánh giá Đạt Chưa đạt Khi trình bày Khi trả lời phản hồi Khi tham gia thảo luận Phần trình bày rõ ràng, có lập luận thuyết phục, có dẫn chứng đầy đủ. Cách nói rõ ràng, mạch lạc. Đảm bảo thời gian quy định. Có thái độ chừng mực khi tiếp nhận các ý kiến trái chiều từ các thành viên còn lại trong nhóm. Có lập luận rõ ràng, thuyết phục khi phản hồi các ý kiến trái chiều. Chú ý lắng nghe và ghi chép các ý kiến khác của các thành viên còn lại trong nhóm. Có ý kiến phản hồi và trao đổi nghiêm túc với các thành viên còn lại trong nhóm. Có ngôn ngữ trao đổi khách quan, trung tính, không công kích cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu và thực hiện điền vào bảng kiểm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Hs hoàn thành và nộp lại bảng kiểm cho nhóm trưởng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi các nhóm có tinh thần làm việc tốt. Hướng dẫn về nhà GV dặn dò HS soạn bài: Ôn tập Ngày soạn: // Ngày dạy: // MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: TIẾT ...: ÔN TẬP Nắm được chủ đề và đặc điểm thể loại của các văn bản chèo/tuồng đã học. Nắm được các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản và tác dụng của chúng. Hiểu được quy trình viết của bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt: Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản. Năng lực nói và nghe. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của GV Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 5. Những di sản văn hóa. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 5. Những di sản văn hóa. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản đã học ở Bài 5. Những di sản văn hóa. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản đã học ở Bài 5. Những di sản văn hóa là: Thị Mầu lên chùa, Huyện Trìa xử án, Đàn ghi-ta phím lõm, Xã trưởng – Mẹ Đốp; Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến. GV dẫn vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những văn bản và kiến thức đã được học trong Bài 5. Những di sản văn hóa. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 5. Những di sản văn hóa. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Ôn tập của Bài 5. Những di sản văn hóa. Văn bản Xung đột chính Đặc điểm ngôn ngữ Diễn biến tâm lí NV Đặc điểm tính cách NV TM lên chùa Xã trưởng – Mẹ Đốp Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 5. Những di sản văn hóa. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1, GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu HS chia 4 nhóm và bốc thăm phần thảo luận, 2 nhóm sẽ cùng thảo luận 1 phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 BT 1. Văn bản Mâu Đặc Cách thể Cảm thuẫn, điểm hiện tình hứng xung đột tính cảm, cảm chủ chính cách xúc của t/g đạo NV Huyện Trìa xử án Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc BT theo phân công nhóm, HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. PHT SỐ 1 Văn bản Xung đột chính trong cốt truyện Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật Diễn biến tâm lí nhân vật Đặc điểm tính cách nhân vật 1. Thị Thị Mầu >< Thị Thị Mầu: Tâm lí của Thị Mầu: khao Mầu Kính táo tợn, nồng Thị Mầu: ngạc khát tình yêu lên Thị Mấu: khát vọng nhiệt, lẳng lơ. nhiên, mê đến lộ liễu, chùa tình yêu nồng nhiệt Thị Kính: đoan đắm, liều lĩnh. lẳng lơ dành cho chú tiểu. chính, kín đáo Tâm lí của Thị Kính: Thị Kính >< Thị Thị Kính: đoan chính, số Kính: không thể đáp Sợ sệt, bất an. phận éo le. nhận tình cảm của Thị Mầu vì vừa là phận gái giả trai, vừa là người nương mình chốn tu hành. 2. Xã Mẹ Đốp >< Xã Mẹ Đôp: lém Mẹ Đốp: tự Mẹ Đốp: trưởng trưởng lỉnh, hài hước, tin, làm chủ Người bình – mẹ Mẹ Đốp: hiện thân sắc sảo tình huống. dân hoạt bát, Đốp cho người dân bị Xã trưởng: ỡm Lí trưởng: ngờ thông minh,... xem là hèn kém ờ, vừa lọc lõi vực, bị động Xã trưởng: nhưng ứng đáp hoạt vừa ngớ ngẩn. trước tình cửa quyền háo bát, thông minh huống. sắc,... >< Xã trưởng: hiện thân những kẻ cai trị ở làng xã hách dịch bày đặt những thứ lệ làng "xôi thịt" nhiêu khê. PHT SỐ 2 Văn bản Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện Đặc điểm, tính cách của các nhân vật Cách thể hiện tính cảm, cảm xúc của tác giả Cảm hứng chủ đạo 1. Huyện Trìa xử án Huyện Trìa trong vai trò quan toà >< Huyện Trìa gã đàn ông háo sắc; Những kẻ đại diện cho huyện đường >< những người liên can đến vụ trộm. Huyện Trìa: hiện thân cho nhiều thói xấu của quan lại, xử án bất minh, thiên vị bất chấp công lí. Thị Hến: là tòng phạm, ỷ vào nhan sắc ăn nói đong đưa,... Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém; hành động, lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) của nhân vật. Phê phán thói xấu và lối xử kiện mờ ám của quan lại chốn huyện đường. 2.Huyện Thói háo sắc - Thấy Nghêu: Thể hiện qua Vạch trần thói Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu của Huyện Trìa, Để Hầu, Thầy Nghêu >< Thị Hến và cạm bẫy do Thị bày ra. kẻ đội lốt tu hành; háo sắc; Đề Hầu: vì háo sắc sẵn sàng phản thầy. Huyện Trìa: háo sắc và sợ vợ,... cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém; hành động, lời đối thoại của nhân vật. háo sắc, dại gái, xấu xa, bỉ ổi của hạng quan lại, đề lại, kẻ đội lốt thầy tu - những kẻ mắc lỡm. Nhiệm vụ 2: BT 2, 3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 2, 3 trước lớp. GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học phần Viết bản nội quy và hướng dẫn ở nơi công cộng và trả lời vào vở bài tập số 2: + Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng, cần lưu ý những điểm nào? Vì sao? GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp hoàn thành bài tập số 3: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một văn bản nội quy và viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng. BT 2. Cần lưu ý những điểm sau: Xác định được đối tượng mà bản thân muốn hướng đến. Lí do viết. Trình bày phải hợp lí, dễ nhìn. Có thông tin liên hệ rõ ràng. => Đây là những điểm cần thiết để đảm bảo người đọc rõ ràng tìm thấy thông tin cần thiết. BT 3. Đặc điểm, yêu cầu Bản nội quy Bản hướng dẫn nơi công cộng Đặc điểm Yêu cầu đối với kiểu bài Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc BT theo phân công nhóm, HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ phiếu học tập và hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. Đặc điểm, yêu cầu Bản nội quy Bản hướng dẫn nơi công cộng Đặc điểm Là một dạng VB thông tin, do cơ quan quản lí địa điểm công cộng ban hành, trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi người cần tuân thủ khi đến một cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật tự và an ninh cho cộng đồng. Là một dạng VB thông tin hướng dẫn quy cách và quy trình thực hiện một hoạt động, nhằm đảm bảo các yêu cầu về trật tự, y tế, văn hoá, an ninh, đồng thời bảo đàm tính hiệu quà, an toàn cho mọi người tham gia hoạt động. Yêu cầu Trình bày đầy đủ các Nêu tên bản hướng dẫn ở nơi công đối với kiểu bài quy định, quy tắc cần tuân thủ. Ghi rõ tên cơ quan quản lí địa điểm công cộng. Mỗi quy định, quy tắc trong bản nội quy phải được diễn đạt thành một câu hay một đoạn và được đánh dấu bằng kí hiệu (chữ số hoặc kí hiệu khác) phù hợp. cộng rô ràng, chính xác. Quy cách thực hiện hoạt động được cụ thể hoá/ sơ đổ hoá thành các công đoạn, thao tác hay các chi tiết, kí hiệu trong hình vẽ,... dễ hiểu, dễ thực hiện. Trình bày rõ ràng, thường kết hợp các màu sắc, kết hợp lời văn với hình ảnh, sơ đồ,... dễ đọc, gây được sự chú ý. Kết hợp sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đó, biểu bảng,...) hỗ trợ cho việc hướng dẫn trong trường hợp cần thiết. . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Theo bạn, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa như thế nào? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 5. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học. Hướng dẫn về nhà: GV dặn dò HS: + Soạn bài: Ôn tập cuối kì I
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_42_noi_va_nghe_th.docx