Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 45: Văn bản 2 "Tây Tiến"

docx 16 trang phuong 12/11/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 45: Văn bản 2 "Tây Tiến"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 45: Văn bản 2 "Tây Tiến"

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 45: Văn bản 2 "Tây Tiến"
Ngày soạn: // Ngày dạy: .../.../
TIẾT	: VĂN BẢN 2: TÂY TIẾN
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yêu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tây Tiến;
Năng lực cảm nhận, phân tích các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.
Phẩm chất:
- Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ .
Có ý thức trách nhiệm với học tập, tình yêu quê hương đất nước: chủ động, tích cực học tập, sáng tạo.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tây Tiến.
Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những hiểu biết của mình về những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về nhà thơ Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát ảnh / video, lắng nghe GV kể chuyện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, khen ngợi HS có chia sẻ, cảm nhận tinh tế.
Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tây Tiến là bản tráng ca hào hùng của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình tượng người lính hào hoa đã được Quang Dũng khắc họa vô cùng tinh tế cùng với đó là hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ nhưng không kém phần hiểm trở. Để hiểu rõ hơn về hình tượng người lính oai hùng hãy cùng tìm hiểu về bài học hôm nay Bài 2 – Tây Tiến- Tiết 1.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Quang Dũng và Tây Tiến.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về văn bản Tây Tiến.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tây Tiến.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm và bố cục
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
Dựa vào văn bản trong SHS cùng với phần chuẩn bị trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến?
+ Nhan đề Tây Tiến gợi cho em suy nghĩ gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
Tìm hiểu chung
Tác giả
Bút danh là Quang Dũng tên thật là ùi Đình Diệm
Năm sinh – năm mất: 1921 – 1988
Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Quang Dũng là ở lĩnh vực thơ ca.
Thơ của ông, nhất là những bài nổi tiếng như Đôi mắt, người Sơn Tây,... được nhiều thế hệ người đọc yêu thích, bởi đó là tiếng nói của một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
- Bài thơ Tây Tiến được in trong tập
Mây đầu ô (1986).
và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập vào năm 1947.
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh (một làng cũ thuộc
c. Nhan đề:
+ Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ nhớ khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ.
+ Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ biên giới.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: Nắm được nội dung và ý nghĩa của bài thơ Tây Tiến.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về VB Tây Tiến.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Tây Tiến.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc lại văn bản rồi tiến hành trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây:
+ Xác định thể thơ?
+ Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?
+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm để xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.
HS rút ra kết luận về bố cục, nội dung chính và mạch cảm xúc của bài thơ.
GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
2. Đọc văn bản
Thể thơ: Thất ngôn
Bố cục: được chia thành 4 phần bao gồm:
+ Phần 1: 14 câu đầu: Những cuộc hành quân đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình.
+ Phần 2: 8 câu tiếp theo: Những kỉ niệm đẹp thắm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của Tây Bắc.
+ Phần 3: 8 câu tiếp theo: Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn.
+ Phần 4: 4 câu còn lại: Lời thề Tây Tiến
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-Đại diện nhóm HS đứng dậy trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
GV bổ sung:
Mạch cảm xúc và tâm trạng là sợi dây liên kết cả bốn đoạn của bài thơ. Bài thơ được viết trong nỗi nhớ trào dâng, trong những kỷ niệm đầy ắp về đoàn quân Tây Tiến cùng với cảnh trí thiên nhiên miền Tây thơ mộng. Tài hoa của hồn thơ Quang Dũng đã làm cho những kí ức và kỷ niệm của mình như được sống cùng người đọc
Nhiệm vụ 2: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nơi núi rừng Tây Tiến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
-Hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến hiện lên như thế nào qua ngòi bút của Quang Dũng?
-Chủ thể trữ tình đã bộc lộ nỗi nhớ
Tây Tiến qua hệ thống hình ảnh và từ
3. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nơi núi rừng Tây Tiến
Mở đầu mạch cảm xúc bài thơ là nỗi nhớ. Nỗi nhớ da diết về đồng đội, những năm tháng không thể nào quên của nhà thơ khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nỗi nhớ ở đây được Quang Dũng hình tượng hóa thành nỗi nhớ “chơi
ngữ nào? Nó có tác dụng ra sao?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
vơi” vừa gợi cảm lại chính là sự liền mạch cho những dòng thơ gợi tả thiên nhiên Tây Bắc tiếp theo. Nhớ ở đây
- Qua những vần thơ được tác giả khắc họa thì thiên nhiên Tây Tiến hiện lên vô cùng hiểm trở: dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống, thác gầm thét, cọp trêu người. Thế nhưng bên cạnh sự khắc nghiệt đó còn toát lên sự mĩ lệ, hùng vĩ, trữ tình và huyền ảo thể hiện qua các hình ảnh: sương lấp, hoa về, đêm hơi, cồn mây, mưa xa khơi, heo hút cồn mây.
Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua ngòi bút của tác giả vô cùng khắc nghiệt, dữ dội nhưng không kém phần huyển ảo, mỹ lệ và trữ tình.
- Song song với hình ảnh thiên nhiên là hình ảnh con người nơi núi rừng hiện lên đầy hoài niệm vừa đậm chất hiện thực lại mang vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn: “đoàn quân mỏi”, “Anh bạn dãi dầu”/”gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “hoa về trong đêm hơi”, “cồn mây súng ngửi trời”.
Người lính Tây Tiến “gục lên súng mũ bỏ quên đời” không hề bi lụy mà nó trở nên vô cùng lãng mạn. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, cái bi đã được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn giúp cho vần thơ của ông trở nên tinh tế và đặc biệt.
Hình ảnh “súng ngửi trời” được xem là một sự sáng tạo. Ta đã từng bắt gặp nó ở những vần thơ trong bài Đồng chí của nhà thơ Hữu Chính với hình ảnh “đầu súng trăng treo”, nhưng nét đặc sắc mà nhà thơ Quang Dũng mang đến cho người đọc đó là sự lãng mạn. Không chỉ diễn tả sự hóm hỉnh của những người lính Tây Tiến mà hơn hết nó diễn tả độ cao cùng cuộc hành quân đầy gian nan của đoàn binh Tây Tiến. Ở một vị trí nào đó rất cao đến nỗi có cảm giác “súng ngửi trời”.
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nhằm đặc tả thiên nhiên vùng núi miền Tây Bắc. Biện pháp nhân hóa (thác gầm thét, cọp trêu người), biện pháp điệp từ “dốc”,
“ngàn thước”, đảo ngữ “heo hút” lên
Nhiệm vụ 3: Hình tượng người lính Tây Tiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- Dựa vào văn bản trong SHS cùng
phần chuẩn bị ở nhà trước đó hãy trả lời các câu hỏi sau:
trước “cồn mây”, hệ thống từ ngữ tạo hình giàu cảm xúc ( khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), cách sử dụng các thanh điệu độc đáo những câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc kết hợp với câu thơ toàn thanh bằng. Bên cạnh đó, Quang Dũng cũng rất tài tình khi dùng từ chỉ độ sâu để nói về độ cao, ông lấy “thăm thẳm” của vực để nói về cái hùng vĩ của núi.
è 14 câu thơ đầu tiên chủ thể trữ tình ẩn đi ở đây đã khắc họa vẻ đẹp Tây Tiến vô cùng hùng vĩ, hung hiểm nhưng rất lãng mạn, hào hoa. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đi kèm với hệ thống từ ngữ giàu hình tượng đã giúp tác giả đặc tả điều đó một cách thành công.
4. Hình tượng người lính Tây Tiến
Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa trong đoạn 2 và 3 vô cùng sinh động.
ở đoạn thứ 2 tình quân dân thắm đượm đã được Quang Dũng khắc họa vô cùng thành công. Bút pháp lãng
mạn đẩy lùi khung cảnh hung hiểm,
+ Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào ở đoạn 3?
+ So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến ở đoạn 2 và đoạn 3?
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
hoang vu và dữ dội của núi rừng Tây Tiến.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Chữ “bừng” diển tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ, vừa tỏa sáng không gian lại xua đi màn đêm bóng tối. Hình ảnh “em” chính là linh hồn của đêm văn nghệ:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ “Kìa em” thể hiện sự ngỡ ngàng đến ngạc nhiên của người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp của cô gái. Người con gái miền sơn cước	dịu dàng, e ấp, trong vũ điệu dân tộc.
è Sự gắn bó keo sơn giữa dân và quân là sức mạnh giúp cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thứ 3 vừa kiêu hùng, lãng mạn lại bi tráng.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Người lính Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn gian khổ, bệnh sốt
rét hoành hành làm cho mái tóc bị rụng hết. Hậu quả của bệnh sốt rét rừng để lại là màu da xanh xao như màu lá. Nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ thì nước da xanh xao, đầu không mọc tóc lại có vẻ đẹp kiêu dũng, oai phong của con hổ nơi rừng thiêng. Mọi khổ ải thiếu thốn dường như không phải là vấn đề đối với họ.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến tuy chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt khó khăn xong vẫn rất oai phong, kiêu hùng. Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ nhưng không hề miêu tả nó một cách trần trụi mà lại qua một cái nhìn đậm chất lãng mạn.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Cái nhìn đa chiều đã giúp nhà thơ nhìn qua cái dữ dằn là những tâm hồn rạo rực tình yêu thương. Họ chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc nhưng trong lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội. Ở đó có “dáng kiều thơm”. Hình bóng đó cũng chính là động lực tinh thần giúp
các anh có thể kiên cường chiến đấu
tiêu diệt kẻ thù.
Nói về người lính Tây Tiến dường như Quang Dũng chưa từng che giấu đi cái bi nhưng nó lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn khiến cho cái bi trở thành cái trang.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Những nấm mồ rải rác nơi biên cương nói lên một sự bi thương.
Hình ảnh đời xanh là biểu tượng cho tuổi trẻ đặt sau chữ “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện sẵn sàng vượt lên cái chết để hiến dâng sự sống, tuổi trẻ cho nghĩa lớn của dân tộc.
Người lính Tây Tiến khi chết đi chỉ có được manh chiếu quấn thân nhưng tác giả thay vào đó là “áo bào” sang trọng. Và nhạc khúc tiễn anh là âm thanh gầm réo của dòng sông Mã.
èSự bi thương vật mà dưới ngòi bút của Quang Dũng, người lính vẫn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng và mang dáng dấp
chiến sĩ thuở xưa.
èTác giả sử dụng các từ Hán Việt
:biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào. Thay vì nói về cái chết tác giả dùng từ “về đất” như một cách làm mờ đi cái bi thương át hẳn trong cái âm thanh của dòng sông Mã. Âm thanh đó làm cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.
èBằng bút pháp lãng mạn nhà thơ đã khắc họa thành công bức chân dung tượng đài bằng ngôn từ người lính đoàn quân Tây Tiến.
- Điểm khác biệt giữa vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và đoạn 3 ở chỗ: Nếu ở đoạn 2 hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời thì ở đoạn 3 bên cạnh những nét đẹp ấy, hình ảnh người lính còn được khắc họa với vẻ đẹp bi tráng. Tác giả không hề che giấu những mất mát hi sinh, khó khăn vất vả khi miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, tuy nhiên trước những nghịch cảnh ấy người lính Tây
Tiến vẫn hiện lên với vẻ đẹp hào hùng,
Nhiệm vụ 4: Lời thề Tây Tiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS
Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được thể hiện như thế nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi
GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi
GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
oai phong lẫm liệt.
5. Lời thề Tây Tiến
Tinh thần, lí tưởng của người lính: chiến đấu tự nguyện, quả cảm, xả thân vì lí tưởng độc lập, tự do.
+ Người đi không hẹn ước, ra đi không ước hẹn ngày trở về, tinh thần hi sinh vì nước, xả thân vì nước. Dù khó khăn, gian khổ, học vẫn quyết chiến đấu đến cùng và hẹn ước rằng, sẽ cống hiến hết sức mình: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
+ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi, chiến đấu hết mình, ngay cả khi hi sinh cũng mong muốn tan vào với hồn thiêng sông núi để lí tưởng, tình yêu ấy sẽ bất tử với thời gian.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Nhiệm vụ 5: Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Tây Tiến
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết
lên bảng.
Nỗi nhớ da diết của tác giả đối với Tây Tiến. Những chặng đường hành quân gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà chất chứa kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp cùng những đồng đội Tây TIến anh hùng.
Hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hoa lại bi tráng.
2. Nghệ thuật
Biện pháp hiện thực kết hợp lãng mãn đậm chất bi tráng
Hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất thẩm mỹ, độc đáo.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_45_van_ban_2_tay.docx