Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 49: Viết "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình"

docx 14 trang phuong 12/11/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 49: Viết "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 49: Viết "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình"

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 49: Viết "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình"
Ngày soạn: // Ngày dạy: //
TIẾT : VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác phẩm, tác giả.
Nêu được nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm.
Nêu được nét riêng về chủ đề tác phẩm .
Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đền và các nhân vật trong tác phẩm ( chủ đề đã chi phối sự lựa chọn miêu tả nhân vật như thế nào: nhân vật đã phát triển và khơi sâu ra sao)
Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhận vật.
Phát triển được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình.
Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
Phẩm chất:
Nghiêm túc trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Qua bài phân tích đánh giá tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài thơ Mây và sóng hãy trình bày suy nghĩ của em về việc viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình không phải đơn thuần chỉ là một bài văn nêu cảm nghĩ về tác phẩm. Nó yêu cầu người đọc phải có hiểu biết sâu rộng và cái nhìn đa chiều về tác phẩm. Bên cạnh đó còn phát huy sự sáng tạo khám phá những góc nhìn mới của tác phẩm. Để làm được điều đó HS phải nắm bắt rõ thể loại, đặc sắc nội dung nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời. của tác phẩm từ đó thể hiện những góc nhìn đặc biệt của riêng mình. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình.
Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi làm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác trữ tình.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi làm văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: Theo em, một văn bản phân tích đánh giá về một tác phẩm trữ tình cần có yêu cầu gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức è Ghi lên bảng.
Yêu cầu đối với văn bản phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình
Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác phẩm, tác giả.
Nêu được nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm.
Nêu được nét riêng về chủ đề tác phẩm .
Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đền và các nhân vật trong tác phẩm ( chủ đề đã chi phối sự lựa chọn miêu tả nhân vật như thế nào: nhân vật đã phát triển và khơi sâu ra sao)
Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhận vật.
Phát triển được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân.
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá về một tác phẩm trữ tình
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
2. Phân tích văn bản tham khảo
học tập
- Ngữ liệu trên là một đoạn trích. Có
- GV yêu cầu HS đọc bài viết tham
thể dựa vào việc hình thức trình bày
khảo: Phân tích đánh giá tác dụng
đoạn trích.
của các biện pháp tu từ trong bài thơ
- Luận điểm được nêu trong ngữ liệu là
Mây và sóng (Tagore)
Các biện pháp tu từ nghệ thuật trong
- GV yêu cẩu HS vừa đọc văn bản, vừa
bài thơ Mây và sóng.
đối chiếu với nội dung trong các thẻ chỉ
- Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng
dẫn, ghi chép vắn tắt những thông tin
những lí lẽ như:
cần thiết.
+ Nêu ý kiến nhận xét
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận
+ Dẫn chứng từ văn bản để làm sáng tỏ
nhóm và trả lời:
nhận định
+ Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn
+ Liên hệ mở rộng vấn đề
chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu để
- Lời cuối cùng trong ngữ liệu có tác
nhận định như vậy?
dụng kết vấn đề.
+ Xác định luận điểm được nêu trong
ngữ liệu.
+ Luận điểm đó được làm sáng tỏ
bằng những lí lẽ bằng chứng nào?
+ Nêu tác dụng của câu cuối trong ngữ
liệu?
-	HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.
Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức è ghi lên bảng.
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Đề bài tham khảo: Hãy viết văn bản
học tập
nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và
- GV cho HS tự nghiên cứu phần Thực
những nét đặc sắc về hình thức nghệ
hành viết trang 20.
thuật của tác phẩm Bếp lửa (Bằng
- GV hướng dẫn HS:
Việt)
1. Chuẩn bị viết
+ Lựa chọn tác phẩm văn học sẽ được
Thực hành viết theo các bước
phân tích, đánh giá: Tác phẩm cho em
1. Chuẩn bị viết
những ấn tượng đặc biệt gì về nghệ
thuật? (nhịp thơ, cách ngắt nhịp, cách
gieo vần, từ ngữ, hình ảnh)
+ Tìm đọc những bài viết, ý kiến liên
quan, phê bình của các tác giả liên
quan đến tác phẩm em sẽ phân tích,
đánh giá.
2.Tìm ý, lập dàn ý
2. Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm ( tác
+ Đọc kĩ tác phẩm văn học đã chọn để
giả, thời điểm sáng tác, xuất bản ở đâu,
hiểu được chủ đề tác phẩm
đánh giá chung của độc giả về tác
+ Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh
phẩm..) và vấn đề chính được phân
giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
tích trong tác phẩm.
của tác phẩm trữ tình cần trả lời các câu hỏi như: Trong tác phẩm, cách sử
+ Thân bài:
Luận điểm 1: Những nét đặc sắc
dụng các yếu tố hình thức nào sau đây
trong hình thức nghệ thuật trữ tình của
có thể xem là đặc sắc: chủ thể trữ tình,
bài Bếp Lửa
cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng,
+ Nét đặc sắc thứ nhất: sáng tạo hình
chia đoạn, từ ngữ, hình ảnh? Cách sử
ảnh bếp lửa ( lí lẽ và bằng chứng)
+ Nét đặc sắc thứ 2: chuyển hóa hình
dụng các yếu tố đó có tác dụng thế nào
ảnh bếp lửa từ ghĩa đen sang nghĩa
trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?....
bóng ( lí lẽ và bằng chứng)
+ Tỉm hiểu thêm thông tin về chủ đề
+ Nét đặc sắc thứ 3: giọng điệu trữ tình
tác phẩm, chủ đề có gì sâu sắc và mới
mẻ? Chủ đề đó bao gồm những khía
( lí lẽ và bằng chứng)
Luận điểm thứ hai: Chủ đề tình bà
cạnh nào?
cháu đã được khơi sâu và làm mới
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài
trong Bếp lửa
văn.
+ Xác định chủ đề tác phẩm: tình bà
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
cháu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
+ Phân tích đánh giá: Chủ đề tuy quen
tập
thuộc nhưng vẫn sâu sắc mới mẻ nhờ
- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các
các sáng tạo nghệ thuật của tác giả (lí
bước để viết bài.
lẽ và bằng chứng)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
+ Nêu rõ ý kiến nhận xét đánh giá của
và thảo luận hoạt động và thảo luận
người viêt về những nét đặc sắc của tác
- GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.
phẩm
- Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn.
+ Làm sáng tỏ các ý kiến nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực
dánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng
hiện nhiệm vụ học tập
việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại
biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác
kiến thức è ghi lên bảng.
phẩm.
+ Kết bài
Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị
thẩm mỹ của tác phẩm, ý nghĩa của nó
đối với người viết bài nghị luận
Hoạt động 3: Viết bài
Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết VB tường trình.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước sau đây:
+ Mỗi ý trong dàn ý cần được triển khai thành một đoạn văn: từng đoạn văn đều có câu chủ đề, được đặt ở vị trí thích hợp.
+ Cần chú ý dẫn các câu văn có thể minh hoạ tốt cho ỷ đã được nêu, kèm theo những lời bình, phân tích phù hợp, tránh tinh trạng nói chung chung thiếu căn cứ.
+ Cần thể hiện được sự rung động thật sự của mình trước tác phẩm nhưng tránh lối nói đại ngôn hay lạm dụng những câu cảm thán.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
3. Viết bài
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
Học sinh hòan thành VB.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt
Hoạt động 4: Xem lại và chỉnh sửa
Mục tiêu: Đọc lại bài viết và chỉnh sửa lại bài viết
Nội dung: HS sử dụng đọc lại bài viết dựa trên những gợi ý của GV để chỉnh sửa lại bài viết cho hoàn chỉnh
Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết VB tường trình.
Tổ chức thực hiện:
GV gợi ý HS đánh giá kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm trữ tình theo bảng sau:
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa
đạt
Mở bài
Giới thiệu tác phẩm trữ tình(tên tác phâm,
thể loại, tác giả...)
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh
giá
Thân bài
Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình
Phân tích đáh giá chủ đề của tác phẩm
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm ( phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ
tình)
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ
đề tác phẩm
Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận
của người viết về tác phẩm
Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy
lấy từ tác phẩm
Kết bài
Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ
đề của tác phẩm
Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác
phẩm
Kĩ năng, trình bày diễn đạt
Sắp xếp luận điểm, lí lẽ và bằng chứng hợp
lí
Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc
DIễn đạt rõ ràng, gãy gọn
Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các
luận điểm, bằng chứng, lí lẽ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS thực hành viết bài và chỉnh sửa, hoàn thiện bài văn
Nội dung: GV giao bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
Sản phẩm học tập: HS chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sau khi HS đã hoàn thành, GV yêu cầu HS đọc lại thật kĩ bài làm và chỉnh sửa bài văn, hoàn thiện trước khi nộp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành phần chỉnh sửa.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS hoàn thiện bài viết của mình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình.
Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu yêu cầu: Hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm văn học em yêu thích
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe yêu cầu và thực hiện viết bài văn theo các bước.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Hs trình bày ý tưởng bài viết của mình, có thể hoàn thiện ở nhà và nộp vào tiết sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Xem lại nội dung bài học
+ Soạn bài: Trả bài

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_49_viet_viet_van.docx