Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại "Cuộc tu bổ lại các giống vật"

docx 6 trang phuong 12/11/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại "Cuộc tu bổ lại các giống vật"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại "Cuộc tu bổ lại các giống vật"

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại "Cuộc tu bổ lại các giống vật"
Ngày soạn: // Ngày dạy: //
TIẾT: ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI. CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT
(Thần thoại Việt Nam)
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Cuộc tu bổ lại các giống vật; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật;
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật;
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng thể loại.
Phẩm chất:
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về thần thoại giải thích nguồn gốc các loài vật.
Sản phẩm: Chia sẻ của HS về thần thoại giải thích nguồn gốc muôn loài.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Em biết những thần thoại nào giải thích nguồn gốc các loài vật? Hãy chia sẻ cho cả lớp cùng nghe.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu từ GV, suy nghĩ để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
GV dẫn vào bài học mới: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một thần thoại Việt Nam giải thích nguồn gốc của các loài vật. Đó là Cuộc tu bổ lại các giống vật.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Sản phẩm học tập: HS nêu được những thông tin cơ bản về văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
I. Tìm hiểu chung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu nguồn
- VB Cuộc tu bổ lại các giống
dẫn của VB Cuộc tu bổ lại các giống vật.
vật được dẫn theo Nguyễn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Đổng Chi, Lược khảo về thần
- HS đọc thông tin trong SGK để nắm được nguồn dẫn
thoại Việt Nam, Trung tâm
của VB.
Khoa học Xã hội và Nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
văn Quốc gia, NXB Khoa học
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp
Xã hội, Hà Nội, 2003, tr.77 –
nghe, nhận xét.
78.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Cuộc tu bổ lại các giống vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Đọc VB Cuộc tu bổ lại các giống vật và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):
Những đặc điểm chính
Nhận xét (kèm bằng chứng,
nếu có)
Nhân vật
Không gian
Thời gian
Cốt truyện
Nhận xét chung
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo cặp để hoàn thành bảng thông tin.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo bàn: Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và loài người?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tìm hiểu chi tiết
Những đặc điểm chính
Những đặc điểm
chính
Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)
Nhân vật
Thần:	Ngọc	Hoàng, Thiên thần.
Vật: muôn loài, nổi bật
là vịt, chó, chiền chiện, đỏ nách và ốc cua.
Không
gian
-	Vũ	trụ:	trời	và	núi
(“xuống núi”, “lên trời”).
Thời gian
Không được xác định bằng niên đại cụ thể.
Mang tính phiếm định: “Một hôm”, “những ngày
lưu ở hạ giới”.
Cốt truyện
Ngọc Hoàng nặn ra vạn vạt nhưng do thiếu nguyên liệu nên một số động vật có cấu tạo chưa đầy đủ □ Ngọc Hoàng sai 3 thiên thần xuống núi tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa được đầy đủ □ Các con vật đều tìm đến các thiên thần □ Khi tất cả các con vật đã ra về thì vịt và chó mới cùng đến xin 1 cẳng chân □ Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau
cũng đến xin chân.
Nhận xét
chung
Mang	những	đặc	điểm của thần thoại.
So sánh với truyện Prô-mê-tê và loài
HS thảo luận theo bàn để so sánh hai văn bản.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi cho HS: Em rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, sau đó suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
người
Cuộc tu bổ
lại các giống vật
Prô-mê-tê và loài người
Giống
- Đều là thần thoại nói về việc tạo lập thế giới, cụ thể
là sáng tạo muôn loài.
Khác
Nhấn
mạnh vào việc sáng tạo muôn loài và giải thích nguồn gốc các loài.
Nhấn mạnh vào việc sáng tạo con người.
Nhân vật thần được miêu tả kĩ, mang đặc
điểm của con
người.
Tổng kết
Nghệ thuật
Mang những đặc điểm của thần thoại: chủ đề, nhân vật, không gian, thời gian, cốt truyện.
Nội dung
Lý giải về nguồn gốc và tập tính của muôn loài.
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật đã học.
Nội dung: GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ, trả lời.
Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các phương án đúng theo nội dung đã học của văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm bằng cách lần lượt nêu các câu hỏi, sau đó chốt đáp án:
Câu 1. Vì sao Ngọc Hoàng phái các vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi?
Vì các vị Thiên thần đã làm việc tắc trách khiến cho một số động vật có cấu tạo chưa đầy đủ.
Vì một số động vật trong quá trình sinh sống đã bị gãy mất chân.
Vì một số động vật có con thiếu cánh, có con thiếu chân.
Vì lúc sơ khởi, một phần do thiếu nguyên liệu, một phần vì vội vàng muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều nên có một số động vật có thể cấu tạo chưa được đầy đủ.
Câu 2. Khi đã phân phát hết nguyên liệu cho các giống vật, có những con vật nào đến xin Thiên thần những chiếc chân?
Con vịt và con chó
Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau
Con vịt, con chó, chiền chiện, đỏ nách và ốc cau
Con vịt, con chó, chim sẻ, đỏ nách và ốc cau
Câu 3. Các dòng dõi loài chim giữ thói quen chơi với mấy lần để thử đặt chân trước khi đậu?
Một lần
Hai lần
Ba lần
Bốn lần
Câu 4. Vịt và chó, mỗi con đến xin các Thiên thần mấy chân?
Một chân
Hai chân
Ba chân
Bốn chân
Câu 5. Theo văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật, vì sao khi ngủ vịt và chó đều giơ một cẳng lên trên không?
Vì đó là tập tính của loài vịt và chó
Vì đó là do chúng mãi mới xin được một chân từ các Thiên thần, sợ bị chân gãy mất
Vì chân đó được các Thiên thần bẻ tạm chân ghế chắp vào cho, nên sợ dây phải bùn nước lâu ngày mục đi
Cả B và C đều đúng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc câu hỏi trắc nghiệm về bài học Cuộc tu bổ lại các giống vật, suy nghĩ nhanh để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
1
2
3
4
5
D
C
C
A
C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về VB Cuộc tu bổ lại các giống vật để viết đoạn văn. Vận dụng kiến thức đã học về lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn để chỉnh sửa đoạn văn đã viết.
Nội dung: GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ, trả lời.
Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS viết một đoạn văn nêu cảm nhận về VB Cuộc tu bổ lại các giống vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu của GV, sau đó viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1 – 2 HS đọc đoạn văn trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, chú ý lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_5_doc_mo_rong_the.docx