Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 54: Đọc kết nối chủ điểm "Bảo kính cảnh giới – bài 43"

docx 11 trang phuong 12/11/2023 980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 54: Đọc kết nối chủ điểm "Bảo kính cảnh giới – bài 43"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 54: Đọc kết nối chủ điểm "Bảo kính cảnh giới – bài 43"

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 54: Đọc kết nối chủ điểm "Bảo kính cảnh giới – bài 43"
Ngày soạn: // Ngày dạy: //
TIẾT	: VĂN BẢN : BẢO KÍNH CẢNH GIỚI
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
HS nhận biết được đặc điểm hình thức của thể loại thơ Nôm Đường luật và nội dung của chùm thơ Bảo kính cảnh giới
HS nhận biết và phân tích được giá trị nội dung đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới. Từ đó biết cách đọc hiểu một bài thơ Nôm đường luật
Kết nối chủ điểm để thấy tâm hồn cũng như tư tưởng nghệ thuật mà tác giả thể hiện qua tác phẩm.
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bảo kính cảnh giới
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
Phẩm chất:
Góp phần hình thành, bồi đắp cho HS tình yêu, sự trân trọng cái đẹp và sự tài hoa.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Bảo kính cảnh giới
Nội dung: GV cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về các
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Dựa vào nhan đề Bảo kính cảnh giới, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?
GV gợi ý: Bảo kính cảnh giới hay còn được gọi là “Gương báu răn mình” được xem là một trong những bài thơ hay nhất nói về tình yêu thiên nhiên nhưng cũng xen vào đó là cảm hứng thế sự tự răn mình của tác giả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS chia sẻ suy nghĩ về nhan đề tác phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV dẫn dắt vào bài: Nhắc đến Nguyễn Trãi là nhắc đến một nhà thơ, một vị anh hùng danh nhân văn hóa dân tộc. Văn thơ của ông không chỉ là tình yêu nước, yêu thiên nhiên mà còn chất chứa cảm hứng thế sự. Nói về tình yêu thiên nhiên thì Bảo kính cảnh giới được coi là một bài thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt của ông về cảnh vật nhưng hàm chứa bên trong là những cảm hứng thế sự sâu sắc. Hãy cùng tìm hiểu về cảm hứng đó qua bài 3 Bảo kính cảnh giới – Tiết 1.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Bảo kính cảnh giới
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bảo kính cảnh giới.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bảo kính cảnh giới
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS dựa vào phần đã đọc ở nhà hãy trả lời câu hỏi
+ Tác phẩm Bảo kính cảnh giới thuộc tập thơ nào?
+ Bố cục gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
+ Bảo kính cảnh giới thuộc thể loại thơ nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thảo luận vấn đề
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng và trả lời các nhóm khác nhận xét và bổ sung, góp ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
I.Đọc văn bản
Bảo kính cảnh giới là chùm thơ được rút ra từ tập Quốc âm thi tập bao gồm có 61 bài thơ trong tổng số 254 bài.
Bố cục bài thơ này gồm có 2 phần chính:
+ Phần 1: 6 câu đầu: nói về vẻ đẹp bức tranh ngày hè
+ Phần 2: 2 câu cuối: niềm tha thiết lớn của nhà thơ với đời
Bảo kính cảnh giới được viết theo thể loại thơ Nôm Đường luật. Tức là viết bằng chữ Nôm và thể Đường luật. Đây được xem là một lối thơ riêng do tác giả trung đại Việt Nam sáng tác dựa trên thể loại thơ Đường luật.
-	GV nhận xét chốt kiến thức
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Bảo kính cảnh giới
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bảo kính cảnh giới
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bảo kính cảnh giới.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: tìm hiểu về bức tranh thiên nhiên ngày hè
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS chia thành nhóm để thảo luận các câu hỏi chính sau đây:
+ Những dòng thơ đầu cho biết cuộc sống và cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
+ Bức tranh ngày hè được tác giả miêu tả như thế nào? Gồm có những màu sắc và âm thanh nào?
GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
II. Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Những dòng thơ đầu thể hiện phong thái ung dung tự tại của chủ thể trữ tình.
“Rồi hóng mát thưở ngày trường”
“Rồi” tức là rảnh rỗi
“ngày trường” là ngày dài
Nhịp thơ bất thường1/2/3 giọng điệu chậm rãi thong thả kết hợp với từ “rồi” nhấn mạnh thời gian rảnh rỗi, cùng tâm hồn thư thái của tác gia.
- Bức tranh ngày hè được tác gia
miêu tả:
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS làm việc theo cặp nhóm để đọc lại văn bản theo yêu cầu suy đoán và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
+ Bức tranh cuối hè được diễn tả một cách đầy sinh động, tràn trề nhựa sống.
Màu sắc: màu xanh của hòe, màu đỏ của lựu, màu hồng của sen, màu vàng của nắng...
Bức tranh ngày hè tươi tắn đầy màu sắc
Trạng thái sự vật: đùn đùn, giương, phun, tiễn... Tác gia dùng các động từ mạnh để diên tả sự căng tràn của cảnh vật. Có một thứ gì đang thôi thúc từ bên trong khiến cho nó không kìm lại được phải đùn ra hết lớp này đến lớp khác
Cảnh vật cuối hè được miêu tả với những hình ảnh: sen đã tàn, đã hết mùi hương. Ngắt nhịp ¾ gây ấn tượng cùng sự chú ý cho người đọc làm nổi bật cảnh vật buổi chiều hè.
Âm thanh: Bức tranh ngày hè không chỉ được miêu tả bằng những hình ảnh màu sắc mà còn có cả âm thanh vô cùng sôi động và quen thuộc tiếng chợ cá “lao xao” cùng với tiếng ve inh ỏi đã tạo thành một bản
nhạc hòa ca mùa hạ náo nhiệt tưng
Nhiệm vụ 2: Niềm tha thiết lớn với đời
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
- GV yêu cầu HS đọc lại 2 câu thơ cuối và trả lời câu hỏi
+ Nhà thơ có ước nguyện như thế nào với cuộc đời? Niềm mong ước đó được thể hiện như thế nào?
+ Ước nguyện đó cho thây tác gia là người thế nào?
Bước 2: HS tực hiện nhiệm vụ học
tập
bừng.
Bức tranh ngày hè vô cùng rực rỡ, sinh động, tràn trề sức sống, hài hòa về màu sắc, âm thanh cũng như đường nét. Có sự gắn kết giữa con người và cảnh vật.
Kết luận: Tác giả đã huy động mọi giác quan để cảm nhận về sự thay đổi của thiên nhiên từ thị giác, thính giác đến khứu giác. Thể hiện sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ với cảnh vật. Tình yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống tha thiết của tác gia.
3. Niềm tha thiết lớn với đời
2 câu thơ cuối tác gia sử dụng điển cố “ Ngu cầm” ( cây đàn của Vua Ngu Thuấn) để gảy 1 khúc Nam Phong
Thể hiện khát khao mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi nơi
Khát vọng cao đẹp thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của tác gia “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
Các ngắt nhịp 3/3 thể hiện sự dồn
nén cảm xúc của cả bài đó thể hiện niềm khát vọng mong mỏi da diết cuộc
HS làm việc theo nhóm để thảo luận trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2-3 HS đứng dậy trình bày kết quả trước lớp. Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Bảo kính cảnh giới
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
sống thanh bình hạnh phúc.
- Hai câu lục ngôn xuất hiện ở phần đề và kết bài góp phần nhấn mạnh nội dung cần biêu đạt đồng thời góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ.
Tổng kết
Nội dung
Bài thơ là bức tranh thiên nhiên cảnh vật ngày hè đầy màu sắc và âm thanh sống động. THể hiện tình yêu thiên nhiên và yêu nước song cũng chất chứa rất nhiều nỗi niềm day dứt khắc khoải.
THể hiện nỗi niềm khát vọng của nhà thơ mong ước nhân dân khắp nơi được ấm no hạnh phúc.
2. Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
Sử dụng ngôn từ giản dị, sử dụng từ Hán kết hợp điển cố
Sử dụng từ láy độc đáo
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức từ văn bản Bảo kính cảnh giới
Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học viết đoạn văn
Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ phân tích một yêu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới
GV hướng dẫn HS dựa vào đặc điểm của thể loại và giá trị cơ bản của tác phẩm Bảo kính cảnh giới để triển khai nội dung đoạn văn.
HS cần nêu được các yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm: chỉ ra đặc sắc nghệ thuật thất ngôn xen lục ngôn, từ láy, sử dụng từ Hán xen lẫn....
GV có thể nêu hướng phân tích một yếu tố làm mẫu cho HS
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV có thể dành thời gian (khoảng 7-10 phút) cho HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc viết ở nhà.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV cho cả lớp nghe một số đoạn văn, yêu cầu cả lớp về nhà hoàn thành nốt đoạn văn (nếu chưa viết xong).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để phân tích được nội dung văn bản.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS:
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc lại văn bản và hoàn thành các câu hỏi.
GV đi quanh lớp, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1 – 2 HS trình bày dàn ý phân tích của mình, yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, góp ý cho HS.
Hướng dẫn về nhà
GV dặn dò HS:
+ Ôn tập nội dung, nghệ thuật văn bản Bảo kính cảnh giới.
+ Soạn bài : Dục Thúy Sơn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_54_doc_ket_noi_ch.docx