Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Thực hành tiếng Việt Bài 7

docx 10 trang phuong 12/11/2023 961
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Thực hành tiếng Việt Bài 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Thực hành tiếng Việt Bài 7

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 55: Thực hành tiếng Việt Bài 7
Ngày soạn: // Ngày dạy: //.
TIẾT : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
HS nhận biết được cách thức sử dụng từ Hán Việt và giá trị biểu đạt của từ Hán Việt trong một số ngữ cảnh
HS biết vận dụng kiến thức về từ Hán Việt để tìm hiểu sâu hơn nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả trong các văn bản đã học.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định từ Hán Việt và nghĩa của từ Hán Việt.
Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
Phẩm chất:
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Sử dụng từ Hán Việt.
Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học từ tiểu học.
Sản phẩm: Tìm được từ Hán Việt trong câu thơ
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: đọc đoạn đầu bài Bình Ngô đại cáo từ đầu đến “chứng cứ còn ghi” và chỉ ra cái từ ngữ Hán Việt có trong bài? Giải nghĩa của từ Hán Việt mà em vừa tìm được?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS lên bảng viết các từ Hán Việt và giải thích
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.
GV hướng dẫn: nhân nghĩa, điếu phạt, văn hiến, phong tục, độc lập, hào kiệt, thất bại, tiêu vong, chứng cớ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ Hán Việt là một trong những từ ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Việc sử dụng từ Hán Việt có tác dụng tăng hiệu quả giao tiếp. Thế nhưng không phải bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng có thể dùng từ Hán Việt. Vì nó có thể gây phản tác dụng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Thực hành tiếng việt lỗi dùng từ Hán Việt.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
Mục tiêu: Nắm được kiến thức về Từ Hán Việt
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về Từ Hán Việt
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
I. Lý thuyết
Từ Hán Việt được tạo nên bởi các yếu
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trả lời: Khái niệm thế nào là từ Hán Việt? Và được dùng trong trường hợp nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
- GV bổ sung: Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, bởi nó có thể làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiêu trong sáng, không phù hợp
với hoàn cảnh giao tiếp.
tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng đê tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thê hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bài tập 1: SGK trang 44
Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong những câu sau đây. Phân tích những lối ấy và sửa lại cho đúng
Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhận ở xí nghiệp in
Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa
Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.
Đọc sách nơi không đủ ánh sáng dễ làm giảm sút thị giác
Chú tôi thường lợi dụng những vật phế thải để tạo nên những món đồ trang trí xinh xắn.
Nông nghiệp và nghề đánh cá nước ta phát triển mạnh ở quý III năm nay
Năm mới cháu chúc ông luôn được an khang và bách niên giai lão
Hoa xuân đua nở tân trang cho đời thêm những sắc màu tươi thắm
Cảnh vật nơi đây trông rất kiều diễm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
GV gợi ý:
+ Câu a Lỗi dùng từ không phù hợp phong cách
Sửa: Song thân -> ba mẹ
+ Câu b, d, e, g, h, i dùng từ không đúng nghĩa Sửa:
Câu b: tài hoa -> tài năng
Câu d: thị giác -> thị lực
Câu e: lợi dụng -> tận dụng
Câu g: bách niên giai lão -> bách niên trường thọ
Câu h: tân trang -> tô điểm
Câu i: kiều diễm -> tươi đẹp
+ Câu c lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
Sửa: tập họp -> tập hợp
+ Câu f: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
Sửa: Nghề đánh cá -> ngư nghiệp Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
Chọn từ Hán Việt ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A
A
B
1. Non sông đất nước
a. Phong vân
2. Yêu thương người và chuộng lẽ phải
b. Hiếu sinh
3. Tự mình làm chủ, không phụ thuộc vào
người khác
c. Hào kiệt
4. Người có tài năng, chí khí hơn người
d. Kì diệu
5. Chạy vạy nhọc nhằn để lo toan việc gì đó
đ. Cầu hiền
6. Mong tìm được người tài đức
e. Bôn tẩu
7. Gió mây
ê. Giang sơn
8. Yêu thương, trân trọng sự sống
f. Nhân nghĩa
9. Lạ và hay khác thường
g. Duy tân
10. Đổi mới
h. Độc lập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
GV gợi ý:
1- ê, 2-g, 3-i, 4-c, 5-e, 6-đ, 7-a, 8-b, 9-d, 10-h
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn
Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ
Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay
Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ
Người đứng đầucác nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối như hiện nay
Tiền công viết báo của ông ấy rất cao
Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này
Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước
Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc
Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
GV gợi ý:
+ Ăn uống Việt Nam rất phong phú
+ Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ đến thăm hữu nghị nước ta vào khoảng trung tuần tháng 11 năm nay
+ Bẻ hoa, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi ở công cộng là hành động thiếu văn hóa cần phải bài trừ.
+ Nguyên thủ các quốc gia đều bày tỏ sự quan ngại trước tình hình kinh tế đang biến động phức tạp hiện nay.
+ Nhuận bút viết báo của ông ấy rất cao
+ Anh ấy ủy quyền cho tôi hoàn tất hồ sơ này
+ Nền kinh tế ấy đã phục hồi và đi từ lạc hậu đến tiên tiến.
+ Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không ngại hi sinh.
+ Ý kiến phát biểu của ông ấy trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
Sản phẩm học tập: Giải nghĩa được các từ Hán Việt theo yêu cầu.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm bài tập:
Viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe yêu cầu và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS giơ tay nhanh nhất để trả lời và có tính điểm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 10 tập 2.
+ Soạn bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_55_thuc_hanh_tien.docx