Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Văn bản đọc mở rộng 1 "Dục Thuý sơn"

docx 10 trang phuong 12/11/2023 1130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Văn bản đọc mở rộng 1 "Dục Thuý sơn"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Văn bản đọc mở rộng 1 "Dục Thuý sơn"

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 56: Văn bản đọc mở rộng 1 "Dục Thuý sơn"
Ngày soạn: // Ngày dạy: //
TIẾT : VĂN BẢN: DỤC THÚY SƠN
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS vận dụng được những hiểu biết chung về tác gia Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để đọc hiểu một tác phẩm thơ chữ Hán, thể ngũ ngôn của Nguyễn Trãi
- HS thể hiện được lòng kính trọng , biết ơn tinh thần học tập những nhân vật kiệt xuất đã đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hóa dân tộc.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Dục Thúy sơn.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
Phẩm chất:
- Góp phần hình thành, bồi đắp cho HS tình yêu, sự trân trọng cái đẹp và sự tài hoa.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Dục Thúy sơn.
Nội dung: GV cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về các
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Dựa vào nhan đề Dục Thúy sơn bạn thử suy đoán xem
tác phẩm viết về câu chuyện gì?
GV gợi ý: Dục Thúy Sơn dịch ra còn có nghĩa là Núi Dục Thúy. Nghe qua nhan đề đã phần nào hiểu được ý nghĩa của bài thơ là miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của núi Dục Thúy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS chia sẻ suy nghĩ về nhan đề tác phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV dẫn dắt vào bài: Tình yêu thiên nhiên luôn là một chủ đề, một nguồn cảm hứng lớn được rất nhiều các nhà thơ trung đại hướng đến tìm tòi và khám phá. ẩn sau bức tranh thiên nhiên đó là một cảm hứng thế sự hoài cổ sâu sắc. Trong bài học ngày hôm nay hãy cùng tìm hiểu về Bài 4 tiết 1 Dục Thúy Sơn.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Dục Thúy sơn.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Dục Thúy sơn.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Dục Thúy sơn
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
I. Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
- Dục Thúy Sơn được rút từ tập Ức
tập
Trai thi tập.
-GV yêu cầu HS đọc phần đọc trước ở
- Được viết vào sau cuộc kháng
nhà rồi trả lời câu hỏi
chiến chốn quân Minh và trước khi
+ Tác phẩm Dục Thúy sơn thuộc tập thơ
Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn
nào?
Sơn.
+ Bố cục gồm có mấy phần? Nội dung
- Bố cục được chia thành 2 phần:
chính của mỗi phần là gì?
+ Phần 1: 6 câu đầu: Vẻ đẹp thiên
+ Dục Thúy Sơn thuộc thể loại thơ nào?
nhiên núi Dục Thúy
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
+ Phần 2: 2 câu cuối: Cảm hoài man
tập
mác
- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị
- Bên cạnh đó nó cũng có thể chia
trình bày trước lớp.
làm cấu trúc đề - thực – luận – kết
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
hoặc kết cấu 2/4/2 trong đó 2 câu
thảo luận
đầu là giới thiệu về cảnh vật, bốn
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả
câu sau là bức tranh sơn thủy hữu
lớp nhận xét, bổ sung.
tình và 2 câu kết là tâm sự hoài niệm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
của nhà thơ.
nhiệm vụ học tập
- Dục Thúy Sơn được viết theo thể
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
ngũ ngôn
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Dục Thúy Sơn
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Dục Thúy Sơn.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Dục Thúy Sơn.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cảnh vật thiên nhiên núi Dục Thúy
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và trả lời 1 số câu hỏi liên quan
+ Cảnh thiên nhiên núi Dục Thúy được miêu tả thế nào?
+ Bức tranh cận cảnh núi Dục thúy có gì đặc biệt? Những liên tưởng xuất hiện khi say đắm ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi?
GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo cặp đôi, đọc lại văn
II. Tìm hiểu cảnh vật thiên nhiên núi Dục Thúy
- Vẻ đẹp toàn cảnh của núi Dục Thúy hiện lên vô cùng rõ nét qua câu 3 và 4:
“Cảnh tiên nơi cõi tục Mặt nước nổi hoa sen”
Cảnh núi Dục Thúy hiện lên như cảnh thân tiên trên cõi tục. Được ví như một bông hoa sen nổi trên mặt nước. không so sánh mà trực tiếp biểu thị núi Dục Thúy với đóa sen.
+ Hình ảnh hoa sen biểu trưng cho sự thoát tục cõi tiên rơi xuống trần gian.
+ Ngôn ngữ tinh xác, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc ngươi nghe.
Từ “phù” nghĩa là nổi nhưng lay
bản theo yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nỗi niềm hoài niệm của tác giả
động tại chỗ, từ “trụy” có nghĩa là rơi rớt từ trên cao xuống => thể iện sự sống động trong miêu tả.
Câu 5 và câu 6 thể hiện dấu ấn riêng mạnh mẽ của tâm hồn Nguyễn Trãi
“ Bóng tháp hình trâm ngọc Gương sông ánh tóc huyền”
+ Tác giả so sánh bóng tháp như chiếc trâm ngọc màu xanh, ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu vào mái tóc biếc Hai hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình và nên thơ thường được dùng để miêu tả vẻ đẹp của người con gái. Thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người. Lấy vẻ đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc.
Sự liên tưởng vô cùng hiện đại, đặc biệt và hiếm gặp trong thơ cổ. Nếu như thơ cổ dùng vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực thì Nguyễn Trãi lại lấy vẻ đẹp con người là thước đo. Điều đó cho thấy tâm
hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS
Hai câu cuối của bài thơ nhắc đến hình ảnh của nhân vật nào?
Nó thể hiện điều gì ở tâm hôn nhà thơ? GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo cặp đôi, đọc lại văn bản theo yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Dục Thúy sơn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
của nhà thơ.
3. Nỗi niềm hoài niệm của tác giả
- 2 câu cuối bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ:
“ Nhớ xưa Trương Thiếu bảo Bia khắc dấu rêu hoen”
+ Nhân vật Trương Thiếu ở đây là hình ảnh của bậc danh sĩ cao khiết Trương Hán Siêu dưới triều Trần người đã đã được Vua Trần ban cho danh vị cao quý Thiếu bảo. Tên tuổi của ông gắn liền với Dục thúy sơn.
+ Nguyễn Trãi không gọi đích danh tên của Trương Hán Siêu mà gọi dnh vị của ông thể hiện sự tôn kính, trọng vọng với người xưa.
+ Tác giả đứng trên núi Dục Thúy nhìn núi ngắm tháp mà bùi ngùi thương nhớ người xưa, hình ảnh Trương Thiếu bảo còn phảng phất đâu đây.
Lời thơ hàm súc, nỗi niềm hoải cảm sâu lắng mênh mông.
III.	Tông kết
1. Nội dung
- Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy thần tiên thoát tục.
Xen vào đó là nỗi niềm cảm hoài về người xưa của tác giả Nguyễn Trãi.
2. Nghệ thuật
Tác giả sử dụng thể thơ đường luật ngũ ngôn bát cú
Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, đối nhau thể hiện vẻ đẹp của núi Dục Thúy.
tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Dục Thúy Sơn đã học.
Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan.
Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Viết 1 đoạn văn khoảng 150 chữ để phân tích một nét dẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Dục Thúy Sơn.
GV có thể nêu hướng phân tích một yếu tố để làm mẫu cho HS.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV có thể dành thời gian (khoảng 7-10 phút) cho HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc viết ở nhà.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để phân tích được đặc điểm thơ Nguyễn Trãi.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học về thơ Nguyễn Trãi và cách phân tích đặc điểm thần thoại để phân tích một văn bản khác
Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác thơ Nguyễn Trãi.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ viết đoạn văn.
GV đi quanh lớp, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1 – 2 HS trình bày dàn ý phân tích của mình, yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, góp ý cho HS.
GV gợi ý trả lời:
* Hướng dẫn về nhà
GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài học về văn bản Dục Thúy sơn
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_56_van_ban_doc_mo.docx