Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 62: Văn bản 2 "Giang"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 62: Văn bản 2 "Giang"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 62: Văn bản 2 "Giang"
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... TIẾT : VĂN BẢN 2: GIANG MỤC TIÊU Mức độ yêu cầu cần đạt Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện thể hiện qua nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn và lời người kể chuyện, lời nhân vật. Phân tích đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. Năng lực Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Giang; Năng lực cảm nhận, phân tích các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. Phẩm chất: - Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ Hồ . Có ý thức trách nhiệm với học tập, tình yêu quê hương đất nước: chủ động, tích cực học tập, sáng tạo. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 2), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Giang. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những hiểu biết của mình về những người lính trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về chiến tranh: mất mát, hi sinh của quân và dân ta. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát ảnh / video, lắng nghe GV kể chuyện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, khen ngợi HS có chia sẻ, cảm nhận tinh tế. Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chiến tranh tuy đã lùi xa thế nhưng những dư âm những nỗi đau mà nó để lại vẫn luôn là vết nhức khiến cho ta khắc khoải. Từ những đau thương, mất mát đó vẫn hiện lên là vẻ đẹp tình người, tình quân dân như cá với nước. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện tình người trong thời chiến qua lời kể của nhân vật “tôi” anh lính cụ Hồ tên “Hùng” qua tác phẩm Giang. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Bảo Ninh và tác phẩm Giang Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về văn bản Giang. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Giang. Tổ chức thực hiện: DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm và bố cục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS Dựa vào văn bản trong SHS cùng với phần chuẩn bị trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Bảo Ninh và tác phẩm Giang? + Nhan đề Giang gợi cho em suy nghĩ gì? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Tìm hiểu chung Tác giả Tên: tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ngoài ra ông còn được biết đến với những bút danh khác như: Nhật Giang, Mã Pí Lèng. Sinh năm: 1952 Quê quán: Quảng Bình Xuất thân: Ông là con trai giáo sư Hoàng Tuệ (1922-1999) nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học. Bảo Ninh là nhà văn quân đội từng trực tiếp tham gia chiến đầu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975. b. Phong cách nghệ thuật Giọng văn điềm đạm nhẹ nhàng c. Tác phẩm chính Ông có một số tác phẩm chính như: Nỗi buồn chiến tranh, Trại bảy chú lùn. Trong đó Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết được dịch ra 15 thứ tiếng và đạt nhiêu giải thưởng quốc tế. Tác phẩm Tác phẩm Giang được trích từ Tập truyện Bảo Ninh – những truyện ngắn. Truyện ngắn Giang là chương 1 của tập truyện. Là những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội. - Nhan đề Giang gợi cho người đọc suy nghĩ về tên một nhân vật cụ thể nào đó tác giả gặp trong lúc ở quân đội. Chỉ một chữ nhưng lại chứa rất nhiều liên tưởng, những nốt trầm cảm xúc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Hoạt động 2: Khám phá văn bản Mục tiêu: Nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện Giang. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về VB Giang. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Giang.. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản 2. Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - Thể loại: Truyện ngắn học tập - Bố cục: 3 phần - GV cho HS đọc lại văn bản rồi + Phần 1: Từ đầu đến còn sớm, mới sáu giờ tiến hành trả lời các câu hỏi gợi ý kém mà anh: Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và sau đây: Giang ở giếng nước + Xác định thể loại tác phẩm? + Phần 2: Tiếp theo đến “Con về khuya bố + Bố cục truyện ngắn gồm có mấy không yên tâm đâu”: Cuộc gặp gỡ giữa bố phần? Ý nghĩa của từng phần? + Tóm tắt văn bản + Chủ đề tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định bố cục tác phẩm và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của tác phẩm. HS rút ra kết luận về bố cục, nội dung chính và mạch cảm xúc của tác phẩm. GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận -Đại diện nhóm HS đứng dậy trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Nhiệm vụ 2: Những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản Giang và nhân vật ‘tôi’. + Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi” Tóm tắt tác phẩm Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố Giang và nhân vật ‘tôi’. Đằng sau đó là những câu chuyện đầy ắp tình người, tình thương của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì gian khổ nhưng huy hoàng. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật “tôi” với Giang. Cuộc gặp gỡ tuy vẩn vơ, mơ hồ nhưng nó thể hiện tình người, tình quân dân khăng khít trong chiến tranh. Đồng thời thể hiện những nỗi đau âm ỉ chiến tranh gây nên. 3. Cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật - Những cuộc gặp gỡ của các nhân vật trong tác phẩm: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS Liệt kê những cuộc gặp gỡ của các nhân vật trong tác phẩm? Qua những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau nhất là đối với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào? Việc lựa chọn điểm nhìn cùng ngôi kể có tác dụng gì trong việc biểu đạt chủ đề tư tưởng tác phẩm? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Những cuộc gặp gỡ Tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh Giang và tôi ( ở giếng nước) Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông. Anh tân binh thì hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên Tôi và bố Giang ( ở nhà bố Giang) Người bố: Tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng cách, cảnh giác khi cần Anh tân binh: nghiêm túc, có chút gì đó e ngại cấp trên Giang, tôi và bố Giang ( ờ nhà bố Giang) - Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông, tình cha con của người lính rất ấm áp. Tôi và bố Giang ( ở chiến trường Tây Nguyên) - Tình thương yêu con và tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy hòa làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu. - Điểm nhìn của tác phẩm chính là từ nhân vật tôi – anh tân binh. Người đã kể lại câu chuyện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc. - Việc chọn góc nhìn cách kể như vậy hẳn tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, những dự vị về mất mát, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi. 4.Nhân vật Giang - Tính cách nhân vật Giang được thể hiện rõ nét qua từng cuộc đối thoại: Nhiệm vụ 3: Nhân vật Giang Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - Dựa vào văn bản trong SHS cùng phần chuẩn bị ở nhà trước đó hãy trả lời các câu hỏi sau: + Thông qua lời nói, hành vi, hiện lên tính cách nhân vật Giang thế nào? + Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận “anh bộ đội” mới gặp lần đầu là bạn học của cô và “phịa” ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị Có những ý kiến khác nhau. Một số Hình ảnh của Giang Qua điểm nhìn Nét tính cách nổi bật Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh Tôi Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang Tôi – Bố Giang Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang, nũng nịu, không hề sợ bố. Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp Tôi Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn, có tâm trạng Tại chiến Bố Giang Luôn nhớ và có người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể, một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của em? HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Nhiệm vụ 4: Chủ đề tư tưởng của tác phẩm trường qua lời của bố Giang cảm tình với anh tân binh - Cách xử sự của nhân vật Giang trong hoàn cảnh chiến tranh, tình huống gặp anh bộ đội giữa đường là hoàn toàn phù hợp. Thể hiện tình quân dân thắm thiết, sự tin yêu tuyệt đối vào anh bộ đội cụ Hồ. 5. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm Chủ đề tư tưởng của tác phẩm Giang là những kí ức của nhân vật “tôi” trong chiến tranh. Những cuộc gặp gỡ con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt nhưng góp phần để lại nhiều suy ngẫm cho con người. Hai đoạn cuối của văn bản góp phần thể hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS - Dựa vào VB, GV đặt câu hỏi cho HS: + Theo em chủ đề tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? + Hai đoạn văn cuối có vai trò thế nào trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm? chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Là sự suy ngẫm của tác giả về chiến tranh. Thời gian có thể xóa nhòa tất cả nhưng không thể nào xóa đi kí ức của con người. Nỗi đau của chiến tranh như vân thường trực trong tâm trí của người lính. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến III.Tổng kết 1. Nôi dung: Văn bản tái hiện cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật ‘tôi’. Đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng thức bào trong những ngày kháng chiến trường kì, Nhiệm vụ 5: Tổng kết gian khổ nhưng huy hoàng. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 2. Nghệ thuật học tập - Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng - GV yêu cầu HS tổng kết nội dung - Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu và ý nghĩa của văn bản Giang cảm xúc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Giang đã học. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời. Sản phẩm học tập: HS đưa ra những ý tưởng dưới hình thức một tranh vẽ, một bài thơ hoặc một đoạn văn tự sự. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra yêu cầu: Giả sử sau ba mươi năm, “anh bộ đội” năm xưa và Giang tình cờ gặp lại nhau, câu chuyện giữa hai người cần được kể thêm một đoạn. Nếu được tác giả ủy quyền bạn sẽ viết tiếp câu chuyện như thế nào? Bạn có triển khai ý tưởng bằng nhiều hình thức dưới dạng một bức tranh, một bài thơ hoặc một đoạn văn tự sự? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ, dựa vào văn bản để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời HS cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + GV hướng dẫn HS cụ thể các thao tác: Phác thảo ý tưởng, lên kế hoạch thời gian, phân chia công việc trong nhóm + HS tự do phát huy sự sáng tạo, nhưng dựa trên chủ đề, câu chuyện, tình huống, nhân vật... đã học không nên sáng tạo một cách tùy tiện. D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về nội dung tác phẩm để viết bài văn ngắn Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Qua đoạn trích Giang – Bảo Ninh, SGK ngữ văn tập 2 lớp 10 CTST em hãy viết đoạn văn 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh. Sản phẩm: HS viết đoạn văn Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Qua đoạn trích Giang – Bảo Ninh, SGK ngữ văn tập 2 lớp 10 CTST em hãy viết đoạn văn 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm chuẩn bị bài viết thực hiện nhanh trên lớp để GV đánh giá. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá dựa trên ý tưởng sáng tạo của HS. GV gợi ý: + Chiến tranh mang đến nhũng sự đau khổ cho mọi người. + Chiến tranh làm kiệt quệ nền kinh tế, giáo dục trì trệ. + Nỗi đau chiến tranh ám ảnh con người trong suốt bao nhiêu năm. . * Hướng dẫn về nhà GV dặn dò HS: + Ôn tập bài Giang + Soạn bài: Xuân về
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_62_van_ban_2_gian.docx