Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 63: Đọc kết nối chủ điểm "Xuân về"

docx 9 trang phuong 12/11/2023 1370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 63: Đọc kết nối chủ điểm "Xuân về"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 63: Đọc kết nối chủ điểm "Xuân về"

Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 63: Đọc kết nối chủ điểm "Xuân về"
Ngày soạn; .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT	: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: VĂN BẢN XUÂN VỀ
MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- HS có thể phân tích được thể loại, ý nghĩa cũng như chủ đề bài thơ với phần chủ điểm Đất nước và con người.
4. Năng lực
c. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Xuân về.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Xuân về.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Xuân về..
Nội dung: GV cho HS xem một đoạn video về mùa xuân và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Em có thích mùa xuân không? Hãy nêu cảm nhận của em về cảnh vật mùa xuân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt:
GV dẫn dắt vào bài: Mùa xuân là cảm hứng bất tận dành cho thơ. Nếu như Hàn Mặc Tử có Mùa xuân chín, Thanh Hải có Mùa xuân nho nhỏ thì Nguyễn Bính cũng đóng góp vào nền thơ ca một chút sắc xuân qua Xuân về. Hãy cùng tìm hiểu về mùa xuân thông qua cảm nhận của nhà thơ ở bài 3- Tiết 1 – Văn bản kết nối chủ điểm Xuân về.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm và đọc văn bản Xuân về
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thần thoại và văn bản Xuân về.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Xuân về
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác
1. Tác giả, tác phẩm
phẩm
a. Tác giả
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- Tên: Nguyễn Bính tên khai sinh là
học tập
Nguyễn Trọng Bính
- GV yêu cầu HS đọc và nêu tóm tắt về tác giả, quan điểm sáng tác phong cách nghệ thuật.
Một số hiểu biết về tác phẩm?
Bố cục của văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính mỗi phần?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo cặp đôi, đọc lại văn bản theo yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
- Năm sinh: 1918 – 1966
- Quê quán: Làng Thiện Vịnh – xã Đồng Đội- Vụ Bản – Nam Định
Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo lại mồ côi cha mẹ từ sớm. Từ 1945-1954 ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
Năm 1954 ra BẮc tập kết, tham gia công tác văn nghệ và làm báo. Và mất đột ngột vào ngày 20/1/1996.
Ông là một người thông minh nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.
d. Sự nghiệp văn học
- Tác phẩm chính
+ Ông làm thơ từ rất sớm năm 13 tuổi sáng tác nhiều thể loại như thơ, truyện, chèo...
+ Một số tác phẩm chính của ông có thể kể đến như: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gưi người vợ miền Nam (1955)...
- Phong cách thơ
Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.
e. Tác phẩm
Bài thơ Xuân về được sáng tác năm 1937 in trong tập Tuyển tập thơ Nguyễn Bính
Thể loại: Tự do
Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: khổ 1: Vẻ đẹp khi gió xuân về
+ Phần 2: Khổ 2; Vẻ đẹp khi nắng xuân về
+ Phần 3: Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê xuân về
+ Phần 4: Khổ 4: Cảnh đi trẩy hội mùa
xuân
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Xuân về
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Xuân về.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Xuân về
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –
HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Hình ảnh xuân về
2. Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- Một số hình ảnh gợi tả không khí
học tập cho HS
xuân về trong thơ như:	gió đông, đôi
- Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không
má thiếu nữ, nắng mới, lá non, lúa
khí xuân về trong thơ
đang thì con gái, hoa bưởi, hoa cam,
- Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh
bướm, các cô gái đi chùa.
đặc trưng cho bức tranh mùa xuân
- HS có thể suy nghĩ và lựa chọn hình
làng quê Việt Nam trong bài thơ
ảnh mà em thấy gần gũi nhất với mùa
- Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo
xuân quê hương mình. Ví dụ hình ảnh
của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân
“gió đông” đặc biệt là ở miền Bắc khi
về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm
xuân về thì khí hậu thay đổi, không khí
hứng chủ đạo ấy như thế nào?
mát lạnh. HS có thể so sánh với miền
-	HS tiếp nhận nhiệm vụ
Nam, mùa xuân thì sẽ có những hình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
ảnh gì, có giồng và khác với các hình
tập
ảnh trong bài thơ không? Một số hình
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
ảnh mùa xuân miền Nam như: mai
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
vàng, hoa nở, nắng mới, áo dài.
và thảo luận
- Chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn
- GV mời 2 – 3 HS trả lời, yêu cầu cả
bản là những cảm xúc những sự thay
lớp nhận xét, góp ý, bổ sung.
đổi của cảnh vật, con người khi mùa
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
xuân về. Nhan đề bài thơ đã phần nào
nhiệm vụ học tập
khái quát được nội dung cả bài thơ.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
è Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 2: Tổng kết
II.	Tổng kết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
1. Nội dung
học tập
Bài thơ là bức tanh xuân với hình ảnh
- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và
thiếu nữ má hồng, mắt trong, duyên
ý nghĩa của văn bản Xuân về
dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị,
tập
mộc mạc và thân thuộc.
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
2.Nghệ thuật
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- Từ ngữ gợi tả gợi cảm
và thảo luận
- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi
- GV mời một số HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết
lên bảng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Xuân về đã học.
Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan.
Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Sau khi tìm hiểu văn bản Xuân về hãy trình bày suy nghĩ của em bài thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV có thể dành thời gian (khoảng 7-10 phút) cho HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc viết ở nhà.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chữa bài tập, nhận xét và chuẩn kiến thức.
GV gợi ý:
+ Đọc lại bài thơ
+ Tham khảo các ý chính sau đây:
Xuân về là một bà thơ xuân hay của tác giả Nguyễn Bính
Bức tranh mùa xuân ấy có hình ảnh thiếu nữ với đôi má hồng, mắt trong duyên dáng đi hội chùa làng
Cảnh xuân tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc.
..
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để phân tích văn bản.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học về bài học và cách phân tích đặc điểm thơ để phân tích một văn bản khác
Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng của nhà thơ khi mùa xuân về.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ viết đoạn văn.
GV đi quanh lớp, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1 – 2 HS trình bày dàn ý phân tích của mình, yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, góp ý cho HS.
- GV gợi ý trả lời:
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài học về văn bản Buổi học cuối cùng
+ Soạn trước bài thực hành tiếng việt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_63_doc_ket_noi_ch.docx