Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 68: Nói và nghe "Giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 68: Nói và nghe "Giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 68: Nói và nghe "Giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch"
Ngày soạn: // Ngày dạy:// NÓI VÀ NGHE GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC PHẨM TỰ SỰ HOẶC TÁC PHẨM KỊCH MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: Nêu được vấn đề văn học có những ý kiến khác nhau. Phân tích được giá trị nội dung nghệ thuật của 1 tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. Trình bày được quan điểm của bản thân về vấn đề, làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa ý kiến của bản thân với các ý kiến đã có. Tạo được sự đồng thuận tích cực giữa bản thân với những người tham gia thảo luận. Năng lực Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày. Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập. Phẩm chất: Biết lắng nghe, trao đổi và thể hiện quan điểm của mình. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói, chuẩn bị bài nói về một tác phẩm kịch hay văn bản tự sự. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ. GV dẫn vào bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về giới thiệu đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. Từ đó có nêu được quan điểm của bản thân về vấn đề đó. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Yêu cầu tập Nêu được vấn đề cần nói cũng - GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu như vì sao nó lại nhiều tranh cãi về bài thảo luận về một vấn đề đánh giá nội Trinh bày được các ý kiến xung dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó). GV hướng dẫn: + Lựa chọn đề tài Lựa chọn một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch để phân tích những giá trị nội dung nghệ thuật. Vì thế tốt nhất nên chọn một văn bản đã học để phân tích. + Tìm ý và sắp xếp ý Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói (tên bài thề hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó. + Xác định từ ngữ then chốt. Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: về vấn đề này, tôi xin tập trung nói về việc...; quan điểm chinh cùa tôi về vấn đề là...;... - GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập quanh vấn đề. Ý kiến đồng thuận và phản bác. Lý luận dẫn chứng cụ thể. Ý kiến quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề đó. Nếu luận điểm lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người nghe 2. Chuẩn bị bài nói Lựa chọn đề tài Tìm ý và sắp xếp ý Xác định từ ngữ then chốt. HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu bài văn nghị luận giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV lưu ý HS một số vấn đề: + Giới thiệu rõ nhan để bài nói, cho biết lí do lựa chọn đề tài. 2. Trình bày bài nói + Nêu các ý kiến xung quanh vấn đề. Ý kiến cá nhân cuả mình về vấn đề. + Sử dụng hợp lí các từ ngữ then chốt như đã gợi ý trong SGK. + Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết. GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS luyện tập bài nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Người nói Người nghe Nêu sự hưởng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề, nêu cách nhìn nhận riêng của mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn nhận đó. Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận, nhận mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận... - Nghe trên tinh thần sẵn sàng đưa ra ý kiến hôi đáp của mình để thúc đẩy cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực - Ghi vắn tắt những điểm cần tranh luận với người nói Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài nói và đưa ra được nhận xét về bài nói. Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá bài nói của bạn. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu đánh giá theo tiêu chí. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho HS phiếu đánh giá và yêu cầu HS đọc kĩ, trao đổi và đánh dấu vào các cột phù hợp. 3. Trao đổi bài nói Sau khi hoàn thành, GV thu lại những phiếu làm cơ sở đánh giá hoạt động nói và nghe cho HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét bài nói và đánh giá theo các tiêu chí như trong bảng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt Chuẩn bị nghe Dự kiến những điều cần trao đổi về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự/kịch Đọc tác phẩm, tìm hiểu những tài liệu liên quan, chủ đề bài nói Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép Lắng nghe và Ghi chép tóm tắt nội dung bài nói ghi chép dưới dạng từ khóa, sơ đồ Ghi chép tóm tắt đánh giá của người nói về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ghi lại câu hỏi liên quan đến nội dung và nghẹ thuật của tác phẩm nảy sinh trong quá trình nghe Trao đổi, nhận xét, đánh giá Xác nhận lại quan điểm, ý kiến của người nói trước khi bày tỏ ý kiến cá nhân Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến, quan điểm của người nói Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất ý kiến với người nói Nhận xét về cách trình bày bài nói Thái độ và ngôn ngữ Thể hiện thái độ hợp tác, tôn trọng ý kiến của người nói trong quá trình nghe và trao đổi, nhận xét đánh giá Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi trao đổi với người nói HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn phân tích một chi tiết tiểu biểu trong tác phẩm đã học. Sản phẩm học tập: HS nêu được những vấn đề đặt ra từ các tác phẩm. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu yêu cầu: Hãy chọn viết về một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe yêu cầu và thực hiện bài làm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Hs hoàn thành bài làm, chỉnh sửa. GV khuyến khích HS quay video phần tình bày nói ở nhà và nộp cho GV. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp. * Hướng dẫn về nhà GV dặn dò HS: + Soạn bài: Ôn tập
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_68_noi_va_nghe_gi.docx