Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 72: Đọc kết nối chủ điểm "Đất nước"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 10 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 72: Đọc kết nối chủ điểm "Đất nước"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 10 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 72: Đọc kết nối chủ điểm "Đất nước"
Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM TIẾT : VĂN BẢN : ĐẤT NƯỚC MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt Hs có thể phân tích được thể loại, ý nghĩa bài thơ và liên kết với chủ điểm Khát vọng độc lập và tự do Năng lực Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đất nước Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đất nước Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề. Phẩm chất Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho Hs, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đất nước Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video ngắn về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và đặt câu hỏi về Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu về bài thơ Đất nước Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi gợi mở: Em có biết gì về tác gia Nguyễn Đình Thi cũng như đã đọc tác phẩm thơ nào của ông chưa? Hãy chia sẻ cho các bạn ở lớp cùng biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tìm hiểu thảo luận về tác giả Nguyễn Đình Thi và bài thơ Đất nước Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Đình Thi được biết đến là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông viết “chắc”, viết “khỏe”, với phong cách nghệ thuật phóng khoáng, sâu lắng theo hơi hướng hiện đại. Và nhắc đến ông không thể nào bỏ qua tác phẩm Đất nước. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phần văn bản đọc kết nối chủ điểm – Đất nước- tiết 1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Đất nước. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đất nước. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đất nước. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm và bố cục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ Tìm hiểu chung Tác giả a. Tiểu sử cho HS Dựa vào văn bản trong SHS cùng với phần chuẩn bị trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Đất nước? + Nhan đề Đất nước gợi cho em suy nghĩ gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Tên: Nguyễn Đình Thi Sinh năm : 1924 mất năm 2003 Quê quán: Ông sinh ra ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có cha là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương từng sang làm việc tại Lào. Nguyễn Đình Thi mất ngày 18 tháng 4 năm 2004. Có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính. b. Phong cách sáng tác Thơ ông tự do, phóng khoáng nhưng vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại. Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đâu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. c. Những tác phẩm chính - THơ: Người chiến sĩ (1958), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức GV bổ sung: Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc. Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuột đợt I năm 1996. Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lú văn học nghệ thuột. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật. (1974), Tia nắng (1985), Đất nước (1948-1955), Nhớ, Lá đỏ.... - Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ, Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967)... 2. Tác phẩm a. Xuất xứ hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài từ 1948 đến 1955. In trong tập Người chiến sĩ. Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã tham gia chiến dịch cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “đêm mít tinh”... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên. b. Nhan đề Nhan đề của bài phần nào thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử, tầm cao của giống nòi, quyết chiến đấu và hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước. Hoạt động 2: Khám phá văn bản Mục tiêu: Nắm được nội dung và ý nghĩa của bài thơ Đất nước. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về VB Đất nước Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Đất nước. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc lại văn bản rồi tiến hành trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây: + Xác định thể thơ? + Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? Ý nghĩa của từng phần? + Chủ đề của bài thơ là gì? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của 2. Đọc văn bản - Thể thơ: Tự do - Bố cục: 3 phần + Phần 1: từ đầu cho đến Sau lưng thèm nắng lá rơi đầy: Mùa thu của hoài niệm + Phần 2: Còn lại: Mùa thu của hiện tại - Nội dung chính: Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa, về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương, lầm than đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng. từng đoạn. Từ đó chỉ ra chủ đề bài thơ. HS rút ra kết luận về bố cục, nội dung chính và chủ đề bài thơ. GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận -Đại diện nhóm HS đứng dậy trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Nhiệm vụ 2: Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ có điểm gì đặc sắc? Điều đó cho thấy điểm gì đặc biệt trong tâm hồn ở nhà thơ? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi - Chủ đề bài thơ: Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, nghĩ vè đất nước theo chiều dài lịch sử, chiều cao của giống nòi, quyết chiến đấu hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước. 2. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm Tín hiệu mùa thu Hà Nội đã được tác giả nhắc đến trong bài “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới” Đây chính là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. Bức tranh thiên nhiên mùa thu đầy thị vị mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng lại có nét gì đó thoáng buồn: Những buổi sáng mát trong gió thôi mang theo hương cốm mới, thời tiết se lạnh, những con phố dài xao xác lá vàng... Từ láy “xao xác” càng nhấn - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Nhiệm vụ 3: Mùa thu của hiện tại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS - Mùa thu của hiện tại có gì khác biệt so với mùa thu của quá khứ? - Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” mạnh sự quạnh quẽ, đìu hiu của cảnh vật mùa thu. è Phải nhạy cảm biết bao nhiêu thì nhà thơ mới có thể cảm nhận được sự dịch chuyển của mùa thua thông qua cái “Chớm lạnh” của trời đất Hà Nội. - Hình ảnh con người bước ra từ bức tranh thu ấy: “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” Hình ảnh người ra đi đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết “Đầu không ngoảnh lại”. Mùa thu Hà Nội đẹp đó nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải biệt ly Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương tủi nhục. 3. Mùa thu của hiện tại - Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập hạnh phúc. Chủ thể trữ tình phải thốt lên “Tôi đứng reo vui giữ núi đồi” Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ thành “chúng ta” thể hiện điều gì? - Bốn dòng thơ cuối tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới chúng ta? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận theo nhóm để xác định câu hỏi GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thứ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian nùi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng che phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng.... Trạng thái của chủ thể trữ tình cũng trở nên vui mừng, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật đang phấp phới, thiết tha. Mùa thu của độc lập, tự chủ: “Trời xanh đây là của chúng ta .... Những dòng sông đỏ nặng phù sa”. Thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất. Việc sử dụng điệp từ “đây là”, “của chúng ta”, điệp ngữ “của chúng ta”, điệp cấu trúc cú pháp “ Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng.../ Những ngả đường.../ Những dòng sông...) góp phần tạo nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của Nhiệm vụ 4: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Đất nước đất nước. - Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “chúng ta” thể hiện sự hòa chung giữa chủ thể trữ tình với cái ta chung. Sự tươi đẹp, hân hoan của đất trời đó là của chung tất cả mọi người không của riêng ai. - Bốn câu thơ cuối: “Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về” Tiếng vọng của “những buổi ngày xưa” nhằm gửi gắm cho chúng ta thông điệp: Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tổng kết Nội dung - Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp nên thơ. Qua đó tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, tự hào về một đất Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng. nước quật cường vươn lên từ bom đạn. 2. Nghệ thuật Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo Ngôn ngữ thơ cô động, hàm súc Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Đất nước đã học. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Sau khi đọc xong truyện ngắn Đất nước hãy nêu cảm nhận về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật của nhà thơ trong bài thơ trên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV có thể dành thời gian (khoảng 7-10 phút) cho HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc viết ở nhà. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV chữa bài tập, nhận xét và chuẩn kiến thức. * Gợi ý trả lời: - HS đọc lại văn bản một lần nữa -HS chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên: biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc, điệp cụm từ, sử dụng từ láy tượng hình.... - Thể hiện tâm trạng của nhà thơ trước cảm nhận mùa thu quá khứ và mùa thu của hiện tại. Tình yêu nước yêu thiên nhiên tha thiết.... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn cảm nhận . Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học về văn ban để viết đoạn văn cảm nhận Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS: Bằng cảm nhận riêng của bản thân, em hãy khai thác giá trị đặc sắc trong bốn câu thơ cuối bài Đất nước – Nguyễn Đình Thi. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện nhiệm vụ viết đoạn văn. GV đi quanh lớp, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 1 – 2 HS trình bày dàn ý phân tích của mình, yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, góp ý cho HS. * GV gợi ý trả lời: - Giá trị Nội dung: + “Nước những người chưa bao giờ khuất” chính là nước của những con người chân lấm tay bùn. Nhưng ẩn sau đó là một trái tim nhiệt thành với đất nước. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả vì đất nước. Hết lớp này ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hi sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. Đây cũng chính là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, + HƯớng về quá khứ, cội nguồn linh thiêng, trân trọng hiện tại và cùng nhau xây đắp tương lai. Truyền thống ấy vẫn còn được tiếp nối trong hiện tại và sẽ còn tiếp nối trong tương lai. Tiếng “rì rầm” ấy cũng chính là tiếng vọng của hồn dân tộc, ý chí quật khởi của dân tộc. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử. Đất nước đã ghi lại và vẽ nên một hình ảnh đất nước Việt Nam với bao thăng trầm, khói lửa để đến được ngày độc lập. Đất nước xứng đáng được coi là cuốn biên niên sử nước ta bằng thơ. Giá trị nghệ thuật: + Những câu thơ giàu giá trị biểu tượng và tính khái quát, cộng với tính nghệ thuật rất cao. + Nhịp thơ 2/2/2, Vận động khỏe khoắn, sự vươn lên của dân tộc bởi một sức sống kì vĩ và bất tử. + Bài thơ kết thúc bằng ánh sáng, thể hiện niềm tin và khát vọng mạnh mẽ, vinh quang. + Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sử thi và sáng tạo nghệ thuật tài năng của Nguyễn Đình Thi. * Hướng dẫn về nhà GV dặn dò HS: + Ôn tập bài học về văn bản Đất nước + Soạn trước bài thực hành tiếng việt
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_chan_troi_sang_tao_tiet_72_doc_ket_noi_ch.docx