Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Sự tích Hồ Gươm
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Sự tích Hồ Gươm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Sự tích Hồ Gươm
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Môn học: Ngữ văn; Lớp: 6A1 Thời gian thực hiện: 1 tiết MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) Kiến thức: Tri thức bước đầu biết về thể loại truyền thuyết; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. Về năng lực: Xác định được ngôi kể trong văn bản. Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết. Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản. Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước; những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc thể hiện trong tác phẩm. Về phẩm chất: Nhân ái: HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ môi trường sống, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc. Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về truyền thuyết kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản để cảm nhận được sự tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc thể hiện trong tác phẩm. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Chiếc hộp bí mật” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS về Hồ Gươm, về người anh hùng Lê Lợi, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Chiếc hộp bí mật” Luật chơi: - Các bạn được lựa chọn chiếc hộp cho mình, mỗi chiếc hộp ứng với một câu hỏi, trả lời đúng bạn sẽ nhận được một món quà, nếu sai thì sẽ nhường cơ hội cho người khác. + Giáo viên gọi theo tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá GV nhận xét và giới thiệu bài học: Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng văn hóa thiêng liêng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn là biểu tượng của đất nước Việt Nam yêu hòa bình. Tên gọi Hồ Gươm xuất hiện từ bao giờ? Tên gọi này gắn liền với nhân vật lịch sử nào? Bài học ngày hôm nay sẽ cho các em biết điều đó! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về truyền thuyết địa danh, nhân vật và sự kiện lịch sử thuộc chuỗi truyền thuyết về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; các chi tiết tưởng tượng kì ảo, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, cách đọc, bố cục văn bản. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK . Nhóm 1: Điều hành phần đọc, kể - tóm tắt Nhóm 2: Tìm hiểu chung về truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Nhóm 1: Cách đọc và kể, tóm tắt văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm. HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: Tìm hiểu chung Đọc và tóm tắt Những sự việc chính: - Giặc Minh xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại nhiều lần bị thua. + Xây dựng nội dung: Những hiểu biết về cách đọc, sự việc chính, kể chuyện. - Ở Thanh Hóa, Lê Thận đánh cá được lưỡi gươm lạ, dâng + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận cho Lê Lợi. - Lê Lợi có chuôi gươm tra vào lưỡi gươm vừa như in. Đại diện nhóm trình bày. Lê Lợi dùng lưỡi gươm thần, đánh đuổi giặc Minh. Lê Lợi làm vua, dạo thuyền ở hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. ? Trong văn bản có một số từ khó, từ Hán Việt chúng ta cùng giải thích. - "Giặc Minh”, "Thuận Thiên", "Hoàn Kiếm”? + Giặc Minh: Giặc phương Bắc triều đại nhà Minh (xâm lược nước ta từ 1407-1427). + Thuận Thiên: Thuận theo ý Trời, tên của thanh gươm. Sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lấy hiệu là “Thuận Thiên”. + Hoàn Kiếm: Trả lại gươm (hoàn: trả; kiếm: gươm). Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 2: Hiểu biết chung về truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS nghe hướng dẫn HS chuẩn bị độc lập (khi ở nhà đọc văn bản, đọc chú thích, tìm tư liệu). HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung. + 1 thư kí ghi chép. + Người thiết kế power point, người trình chiếu và cử báo cáo viên. Văn bản Thể loại: truyền thuyết -“Sự tích Hồ Gươm” thuộc loại truyền thuyết địa danh. + Truyền thuyết địa danh là loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh. + Một số truyền thuyết địa danh như: Sự tích Hồ Tây, sự tích sông Tô Lịch, sự tích núi Vọng Phu Phương thức biểu đạt: Tự sự. Ngôi kể: Ngôi thứ ba. Bố cục: 2 phần + Xây dựng nội dung: Những hiểu biết chung về truyền thuyết. + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm 2: Báo cáo hiểu biết chung về Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” Thời gian: 5 phút Hình thức báo cáo: thuyết trình Phương tiện: Bảng phụ powerpoint Nội dung báo cáo: Hiểu biết chung về truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và bổ sung Các em xác định “Sự tích Hồ Gươm” thuộc truyền thuyết địa danh là đúng và kể được nhiều truyền thuyết địa danh khác. Ngoài ra, truyền thuyết này còn thuộc chuỗi những truyền thuyết về nhân vật lịch sử Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Ví dụ truyền thuyết “Lê Lai cứu chúa” đã có câu dân gian “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”... Đó là các em xác định loại truyền thuyết dựa vào nội dung. Còn nếu xác định theo thời gian lịch sử thì “Sự tích Hồ Gươm” thuộc truyền thuyết thời Hậu Lê. Phần 1: Từ đầu => “đất nước”. Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần. Phần 2: Còn lại - Long Quân đòi lại gươm thần. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản. Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi 1. Thảo luận nhóm đôi để điền kết quả vào phiếu II. Đọc - hiểu văn bản 1. Long Quân cho mượn gươm thần a. Hoàn cảnh cho mượn gươm học tập: Long Quân cho mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào? Cách cho mượn gươm có gì đặc biệt? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện rõ hoàn cảnh và cách cho mượn đó rồi nêu ý nghĩa? Tìm những chi tiết thể hiện thanh gươm này là thanh gươm thần kì? Em hãy so sánh thế lực của nghĩa quân trước và sau khi có gươm thần? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. GV mở rộng: Gươm thần là chi tiết nghệ thuật kì ảo đặc sắc trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”. Cách cho mượn gươm vô cùng đặc biệt thể hiện toàn dân từ miền ngược đến miền xuôi trên dưới một lòng đoàn kết theo minh chủ - người đủ tài đức thì được chọn giao gươm báu, thuận ý trời, hợp lòng dân. Sau khi có gươm thần - đại diện sức mạnh đoàn kết thì nghĩa quân đã thắng lợi trước giặc Minh tàn bạo. Giặc Minh đô hộ, làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng ngày đầu thế lực non yếu, nhiều lần bị thua. => Long Quân cho mượn gươm thần để giết giặc. b. Cách cho mượn gươm: * Chi tiết kì ảo: Lê Thận 3 lần kéo lưới đều kéo được thanh sắt. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thì thanh sắt tự nhiên sáng rực và có hai chữ “Thuận Thiên”. Lê Lợi trốn giặc Minh qua khu rừng nhặt được chuôi gươm. Lê Lợi tra lưỡi gươm vào chuôi gươm vừa như in. => Ý nghĩa: Toàn dân đoàn kết quyết tâm đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là chính nghĩa, thuận ý trời, hợp lòng dân. c. Sức mạnh gươm thần: Từ khi có gươm thần, nhuệ khí nghĩa quân tăng, quân Minh bạt vía. Gươm thần mở đường cho họ đánh đến lúc không còn một bóng giặc trên đất nước. => Ý nghĩa: Kết quả của sức mạnh đoàn kết toàn dân, của cuộc kháng chiến chính nghĩa sẽ đem đến thắng lợi. Nội dung 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi ? Long Quân đòi lại gươm thần trong hoàn cảnh nào? Tại sao lại để Rùa vàng đòi lại? Ý nghĩa của nó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi * Hoàn cảnh: 2. Long Quân đòi lại gươm thần * Hoàn cảnh: Một năm sau đuổi giặc Minh, Lê Lợi đã làm vua, đang dạo quang hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. + Rùa Vàng tượng trưng cho sứ giả của Long Quân, tượng trưng Một năm sau đuổi giặc Minh, Lê Lợi đã làm vua, đang dạo quang hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. + Rùa Vàng tượng trưng cho sứ giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, cho ý nguyện của nhân dân. Ý nghĩa: + Con người Việt Nam vốn yêu lao động, hiền lành nhưng khi đất nước lâm nguy, nhân dân sẵn sàng xả thân cứu nước + Khi đất nước hòa bình, họ muốn cuộc sống bình yên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV bình: Chi tiết Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần là chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa. Trong tâm thức dân gian, Rùa là một trong “tứ linh” (long, ly, quy, phượng), đại diện cho tổ tiên, hồn thiêng sông núi (trong truyền thuyết An Dương Vương cũng có chi tiết kì ảo Rùa Vàng với ý nghĩa như vậy). Rùa Vàng còn tượng trưng cho nhân dân chất phác, thật thà, chăm chỉ, cần mẫn. Khi đất nước bị ngoại xâm, họ sẵn sàng đánh đuổi giặc giống như câu hát “dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Nay đất nước đã hòa bình, người dân không muốn gươm đao, chiến tranh, muốn trở về cuộc sống bình yên như câu thơ của Nguyễn Đình Thi “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Đó chính là tinh thần yêu hòa bình ngàn đời nay của nhân dân ta. cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, cho ý nguyện của nhân dân. - Ý nghĩa: + Con người Việt Nam vốn yêu lao động, hiền lành nhưng khi đất nước lâm nguy, nhân dân sẵn sàng xả thân cứu nước. + Khi đất nước hòa bình, họ muốn cuộc sống bình yên. + Giải thích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm). Nhiệm vụ 3: Tổng kết Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? ? Nội dung chủ yếu của truyền thuyết này là III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng) rất giàu ý gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả HS trình bày cá nhân Nghệ thuật: Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng) rất giàu ý nghĩa. Nội dung: + Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” có nhiều chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa như gươm thần tượng trưng cho tính chất chính nghĩa, tinh thần đoàn kết toàn dân hay chi tiết Rùa Vàng tượng trưng cho khí thiêng sông núi, cho khát vọng của nhân dân. Truyện nằm trong chuỗi những truyền thuyết ca ngợi vị vua Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đây cũng là truyền thuyết địa danh giải thích tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa, hòa bình của thủ đô cũng như của nước Việt Nam ta. nghĩa tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, cho hồn thiêng sông núi. - Kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn (từ lúc nghĩa quân non yếu đến nghĩa quân chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi làm vua trả gươm) 2. Nội dung: Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập. Sản phẩm: Câu trả lời học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập * GV phát phiếu học tập cho học sinh ? Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? ? Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? IV. Luyện tập * GV cho học sinh chơi trò chơi: Ô chữ bí mật Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu. * Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh trả lời câu hỏi - HS phát biểu tuỳ theo ý kiến của từng cá nhân. + Tác giả dân gian muốn để người dân nhận được lưỡi gươm như biểu tượng của sức mạnh của nhân dân. Nhân dân sẽ nguyện đi theo người tài giỏi để chiến đấu chống giặc. + Lê Lợi là minh chủ, có tài nhưng cũng chỉ như chuôi gươm nạm ngọc, cần phát huy sức mạnh của nhân dân thì mới phát huy vẻ đẹp của mình, mới có sức mạnh trọn vẹn. - HS trao đổi trình bày, nhóm khác bổ sung. + Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa chính là quê hương của ông, được nhân dân ủng hộ, nguyện đi theo, là nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Thăng Long là nơi kết thúc cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi đã lên ngôi vua, lấy Thăng Long là nơi đóng đô - đây là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước. Lê Lợi trả gươm ở đây là phù hợp, biểu trưng cho đất nước yêu hòa bình, mở ra thời kì mới cho đất nước, lao động và xây dựng Tổ Quốc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Yc hs nhận xét câu trả lời. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV bình: Việc không để Lê Lợi nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc là dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian, người tài cần tập hợp sức mạnh của toàn dân và có được lòng dân ủng hộ, đoàn kết trên dưới một lòng thì cuộc khởi nghĩa mới thắng lợi. Và việc Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa - quê của ông nhưng lại trả gươm ở thủ đô Thăng Long để gửi gắm khát vọng hòa bình của cả dân tộc, giải thích tên gọi Hồ Gươm. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ, sưu tầm ảnh Hồ Gươm, truyện truyền thuyết có hình ảnh Rùa vàng ... Sản phẩm: Bài làm của học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV giao bài tập thảo luận nhóm theo tổ để dự án viết đoạn, vẽ tranh, làm thơ, hoạt cảnh....: ? Em có thể viết đoạn văn miêu tả lại trận đánh hay cảm nhận về người anh hùng Lê Lợi, hoặc em có thể vẽ tranh, làm thơ... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh làm việc nhóm, cử đại diện trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. *** **************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_1_truyen_truyen_thuyet_va_co.docx