Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích) - Phần 5: Viết Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích) - Phần 5: Viết Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích) - Phần 5: Viết Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
VIẾT VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRUYỀN THUYẾT HOẶC CỔ TÍCH Thời gian thực hiện: 3 tiết MỤC TIÊU: Về kiến thức: Dùng lời văn của bản thân để kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích (đã học, đã đọc, đã nghe). Các chi tiết, cốt truyện, nhân vật. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thay đổi kết thúc truyện, bổ sung yếu tố miêu tả, biểu cảm. Về năng lực: Biết dùng lời văn của bản thân để kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích. Biết thay đổi: một số từ ngữ, cách đặt câu, thay đổi kết thúc truyện và biết thêm một vài chi tiết, yếu tổ miêu tả, biểu cảm theo trí tưởng tượng của mình. Tập trung trọng tâm vào các chi tiết, cốt truyện, nhân vật. Về phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo. Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... + Phiếu học tập số 1: + Phiếu học tập số 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a. Mục tiêu: Biết được kiểu bài: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích (đã học, đã đọc, đã nghe). Học sinh biết dùng lời văn của mình khi kể lại truyện. Nội dung: GV phát phiếu học tập số 1, HS trả lời vào phiếu học tập. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập số 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Làm vào phiếu học tập số 1. Nêu một số truyện truyền thuyết, cổ tích đã học, đã nghe hoặc đã đọc (trước khi bước vào học lớp 6). Kể lại được một trong số các truyện đã nêu tên. GV: - Dự kiến khó khăn HS gặp: chưa kể lại được một trong các truyện đã nêu tên (do quên diễn biến nội dung), chưa biết cách nêu ý nghĩa của truyện. - Giúp đỡ học sinh bằng cách đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi ý: ? Em nhớ nhất tên nhân vật nào trong truyện? Nhân vật ấy có đặc điểm, hành động gì? Truyện cho em suy nghĩ gì? Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung trong phiếu học tập của mình. - HS trình bày. - Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày. - GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét câu trả lời của HS, sự nhận xét, bổ sung từ các bạn khác. Kết nối với các truyện đã học là “Thánh Gióng”, “Thạch Sanh”, “Sự tích Hồ Gươm” cùng với yêu cầu kể lại bằng lời văn của mình truyện truyền thuyết “Thánh Gióng”. Mục tiêu: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định hướng HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích: Dùng lời văn của mình. Biết cách thay đổi từ ngữ, cách đặt câu; thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc thay đổi kết thúc truyện theo hình dung, tưởng tưởng của mình. Nội dung: - GV sử dụng KT động não để hỏi HS về xác định yêu cầu, nội dung của đề. - HS trả lời Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi Với đề bài: “Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích” thì: Kiểu bài yêu cầu chúng ta làm gì? Người kể có phải chép lại đúng nội dung truyện không? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: HS nhớ lại văn bản “Thánh Gióng”, “Thạch Sanh”... Trao đổi cặp đôi và thống nhất nội dung. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu đại diện học sinh của một vài cặp đôi trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm. ĐỊNH HƯỚNG Đề bài: Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Các yêu cầu Dùng lời văn của mình để kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học. Không chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình. Nếu đề bài không yêu cầu kể một truyện nhất định, có thể lựa chọn truyện mà mình thích nhất. Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. Kết nối với đề mục: Thực hành viết bài văn kể lại bằng lời của mình truyện truyền thuyết “Thánh Gióng”. Mục tiêu: Giúp HS 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Thực hành Biết viết bài theo các bước. Tập trung vào các sự kiện chính. Lựa chọn một số từ ngữ, chi tiết để thay thế; bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm và thay đổi kết thúc truyện, tìm ý, lập dàn ý. Nội dung: - GV sử dụng phiếu học tập số 2, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu. HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu được phát. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Phiếu học tập đã làm của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi Yêu cầu HS nhớ lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 2. Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý. Sửa lại bài sau khi đã viết xong? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn đọc lại truyện “Thánh Gióng” để thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập, tìm ý và lập dàn ý. Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. Sửa bài cho học sinh. Học sinh: Hoàn thiện phiếu học tập số 2. Tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. THỰC HÀNH Đề bài: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng. Chuẩn bị Hoàn thiện phiếu học tập số 2 Tìm ý và lập dàn ý a. Tìm ý Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: - Nội dung truyền thuyết “Thánh Gióng” (kể lại chuyện gì). Các sự kiện và nhân vật chính của truyện. Diễn biến của truyện: mở đầu - phát triển - Kết thúc. Các chi tiết, hình ảnh, yếu tố biểu cảm, miêu tả có thể bổ sung. Thay đổi kết thúc truyện. Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi đọc xong truyện. b) Lập dàn ý Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. - Mở bài: Giới thiệu truyện “Thánh Gióng”. Thân bài: Kể bằng lời văn của mình theo trình tự sau: + Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng. + Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi. + Gióng ra trận đánh giặc. + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. + Vua (và nhân dân) ghi nhớ công của Gióng. + Gióng còn để lại nhiều dấu tích. Kết bài: Nêu cảm ghĩ của em về truyện, về nhân vật chính Thánh Gióng. 3. Viết bài Kể theo dàn ý Kể bằng lời văn của bản thân mình. 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc và sửa lại bài viết. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 3: Trả bài a. Mục tiêu: Giúp HS Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b. Nội dung: GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. HS đọc bài viết, làm việc nhóm. c. Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ. HS làm việc theo nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. III. TRẢ BÀI HS nhận xét bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Hãy viết bài văn bằng lời của mình để kể lại truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: Dựa vào các bước trong cách làm Viết bài văn kể lại bằng lời của mình về truyền thuyết “Thánh Gióng” để thực hiện đối với truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Chú ý chuỗi sự kiện (mở đầu, phát triển, kết thúc), tìm các ý, lập dàn ý cho bài văn. HS: Tìm các sự kiện, lập ý, lập dàn ý và viết bài văn kể lại bằng lời của mình truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Phát triển năng lực kể lại truyện truyền thuyết, cổ tích bằng lời văn của bản thân. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy kể lại một một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích (mà em đã đọc, đã nghe) bằng lời văn của bản thân. Nộp sản phẩm về qua zalo của cô giáo. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ. HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_1_truyen_truyen_thuyet_va_co.docx