Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 10: Văn bản thông tin (Thuật lại sự việc theo nguyên nhân-kết quản) - Phần 7: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 10: Văn bản thông tin (Thuật lại sự việc theo nguyên nhân-kết quản) - Phần 7: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 10: Văn bản thông tin (Thuật lại sự việc theo nguyên nhân-kết quản) - Phần 7: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề
NÓI VÀ NGHE THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ (Số tiết dạy học: 2 tiết) MỤC TIÊU Kiến thức Thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc Năng lực Biết thuật lại nguyên nhân dẫn đến kết quả một sự việc. Nói được nguyên nhân sự việc. Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài về một vấn đề Phẩm chất Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên: Kế hoạch bài dạy; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. Học sinh: Soạn bài; SGK, SBT Ngữ văn 6 tập hai, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ Nhóm hùng biện : .......................................... Nhóm đánh giá: ................................ TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ Chưa đạt (0 điểm) Đạt (1 điểm) Tốt (2 điểm) 1. Nội dung làm sáng tỏ yêu cầu đề bài. Nội dung chưa làm sáng tỏ yêu cầu đề bài. Nội dung đã làm sáng tỏ yêu cầu đề bài. Nội dung đã làm sáng tỏ yêu cầu đề bài, có những hiểu biết mới, sáng tạo về vấn đề... 2. Nói to, rõ ràng, truyền cảm, thuyết phục. Nói nhỏ, khó nghe; nói bị lặp lại, ngập ngừng nhiều lần. Nói to; đôi khi còn lặp lại, ngập ngừng một vài câu. Nói to, rõ ràng, truyền cảm; hầu như không lặp lại hay ngập ngừng. 3. Sử dụng phương tiện trực quan phù hợp. Chưa sử dụng phương tiện trực quan Đã phương tiện trực quan nhưng chưa đẹp hoặc có chỗ chưa phù hợp. Đã phương tiện trực quan phù hợp và sáng tạo. 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt...) phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin; ánh mắt không hướng về phía người nghe; nét mặt chưa biểu cảm/ biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, nhìn vào người nghe; biểu cảm phụ hợp với nội dung. Điệu bộ rất tự tin, thoải mái, tự nhiên, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 5. Phần mở đầu và kết thúc hợp lí. Không chào hỏi; không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi và có lời kết thúc bài. Chảo hỏi và kết thúc ấn tượng, hấp dẫn và lôi cuốn người nghe. Tổng điểm /10 điểm NHỮNG ĐIỀU CÒN THẮC MẮC: ............................................................................................................................................. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Học sinh kết nối kiến thức đã học vào cuộc sống Nội dung: HS lắng nghe câu hỏi và chia sẻ với các bạn để trả lời. Sản phẩm: Học sinh xác định được nội dung của tiết học là nói về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra đề bài và yêu cầu HS đưa ra hướng giải quyết ban đầu của đề bài: ? Đã bao giờ em từng thảo luận nhóm để cùng tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện nào đó chưa? Em nhận thấy thảo luận nhóm cho ta những lợi ích gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi và với cả lớp - GV quan sát, hỗ trợ. B3: Báo cáo kết quả HS trình bày cá nhân. GV nghe HS trình bày. Dự kiến sản phẩm: Lợi ích của thảo luận nhóm: + Rèn luyện kỹ năng lắng nghe. + Rèn luyện kỹ năng tổ chức công việc. + Giúp các cá nhân biết cách trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau. + Giúp cá nhân có trách nhiệm hơn với công việc được giao. + Giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn... B4:Đánh giá kết quả + HS tự đánh giá + Hs đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên nhận xét đánh giá và kết nối vào bài. -> GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống và học tập, sinh hoạt có những vấn đề ta cần đưa ra nhóm để bàn bạc tìm ra những nguyên nhân dẫn đén những kết quả của một sự việc, sự kiện đó. Vậy tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành nói và nghe phần thảo luận nhóm về một vấn đề... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: CHUẨN BỊ BÀI NÓI Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói và thực hành nói và nghe (Kĩ năng nói, nhận xét, giải quyết tình huống, phản biện, nêu ý kiến...) trước cả lớp. Nội dung: Tổ chức cho HS luyện nói, nêu ý kiến, phản biện... Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức, rèn được kĩ năng nói, nêu ý kiến, phản biện, xử lí tình huống trước lớp. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ(GV) - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. HS: Tiếp nhận B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, ghi ra câu trả lời. - GV quan sát, hỗ trợ. B3: Báo cáo kết quả HS trình bày cá nhân. GV nghe Hs trình bày. Định hướng: Khái niệm Thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện là nêu lên ý kiến của các cá nhân và trao đổi, thảo luận để thống nhất trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. Những yêu cầu khi thảo luận nhóm - Xác định sự việc, sự kiện. - Dự kiến sản phẩm: - Nêu kết quả của sự việc, sự kiện. B4: Đánh giá kết quả + HS tự đánh giá - Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc, sự kiện. + Hs đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên nhận xét đánh giá. -> GV chốt kiến thức và ghi bảng - Trao đổi, thảo luận về nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm nêu ra; thống nhất ý kiến trong nhóm. 3. Các bước thảo luận nhóm - B1: Chuẩn bị - B2: Tìm ý và lập dàn ý - B3: Nói và nghe - B4: Kiêm tra và chỉnh sửa Phiếu học tập số 1 Làm việc nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 1. Điền từ vào chỗ trống: Thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện là ....nêu lên ý kiến.... của các ....cá nhân.... và ...trao đổi...., ...thảo luận... để ...thống nhất.. trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. 2. Đánh dấu X vào ô trống trước trường hợp em cho là cần thảo luận nhóm tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả của các sự việc, sự kiện. Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm? An sẽ học giỏi nếu An chăm chỉ học tập. My đã bị điểm thập vì My không ôn bài trước khi kiểm tra. Tại sao lại phải đeo khẩu trang khi ra đường trong thời gian này? Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương và khen thưởng Hoa mới mua chiếc váy mới rất đẹp. Sân trường mùa hè thật vắng lặng. Nguyên nhân em chưa đạt thành tích cao trong học tập ở học kì I? Trăng hôm nay đẹp quá! 3. Điền vào các ô trống sao cho thể hiện những điều cần làm khi thảo luận nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện? 4. Sắp xếp các bước sau sao cho đúng thứ tự các bước thực hành bài nói: Thảo luận về một vấn đề? (3-2-1-4) 3. Chuẩn bị 1. Nói và nghe 2. Tìm ý và lập dàn ý 4. Kiểm tra và chỉnh sửa Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: THẢO LUẬN NHÓM Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. Nội dung: Thảo luận về vấn đề: “Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?” Sản phẩm: Câu hỏi, câu trả lời, phần thảo luận của nhóm của HS. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ý và lập dàn ý như hướng dẫn ở mục b trong SGK- tr 108. HS: Tiếp nhận B2: Thực hiện nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận HS lập nhóm, phân công nhiệm vụ, khuyến khích sử dụng phần mềm, tranh ảnh, tiếng anh cho bài nói của nhóm. - GV hỗ trợ, góp ý cho HS. B3: Báo cáo kết quả HS trong nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và tạo ra sản phẩm. GV quan sát, góp ý. B4:Đánh giá kết quả - GV quan sát đánh giá ý thức làm việc nhóm của các nhóm và các thành viên trong các nhóm. II.Thực hành Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 3: TRÌNH BÀY BÀI NÓI a) Mục tiêu: Giúp HS Luyện kĩ năng nói cho HS Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. Nội dung: GV yêu cầu: HS nói theo dàn ý các nhóm đã thảo luận. Sản phẩm: - Sản phẩm nói của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cuộc thi “Hùng biện nhí”: Trao đổi vấn đề “Nguyên nhân nước sạch ngày càng khan hiếm”. HS: Tiếp nhận B2: Thực hiện nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm hùng biện (4 nhóm thảo luận) HS lập nhóm, phân công nhiệm vụ. - GV hỗ trợ, góp ý cho HS. B3: Báo cáo kết quả HS cử đại diện nhóm trình bày bài hùng biện của nhóm. Nhóm khác chú ý, lắng nghe, ghi chép. GV nghe HS trình bày. B4:Đánh giá kết quả + HS tự đánh giá bằng cách nghĩ ra ưu điểm và nhược điểm trong phần nói của đại diện nhóm mình vào giấy. + HS đánh giá lẫn nhau: Hoàn thành bảng nhận xét GV đã phát + Giáo viên ghi lại nhận xét đánh giá. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 4: TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI a) Mục tiêu: Giúp HS Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói. Chỉnh sửa bài nói cho nhóm mình và nhóm bạn. b) Nội dung: GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS. Tổ chức thực hiện: B1 Chuyển giao nhiệm vụ: - GV phát phiếu đánh giá theo tiêu chí HS: Các nhóm chuẩn bị câu hỏi B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, ghi ra câu hỏi cho nhóm hùng biện - GV quan sát, hỗ trợ. B3.Báo cáo kết quả Nhóm cử đại diện đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi thắc mắc. GV nghe HS trình bày. B4.Đánh giá kết quả HS đánh giá lẫn nhau: + Nhóm hùng biện đánh giá câu hỏi của nhóm thắc mắc. + Nhóm thắc mắc đánh giá câu trả lời của nhóm hùng biện. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Hãy viết thành bài văn lí giải nguyên nhân làm cho nước sạch khan hiếm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: Dựa vào dàn ý của nhóm mình đã chuẩn bị HS: Viết bài dựa trên dàn ý có sẵn Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi ý kiến về vấn đề sau: ? Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6? Sản phẩm: Câu trả lời, bài nói của HS Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thực hành nói tại nhà và quay lại hình ảnh luyện nói của mình về vấn đề sau: Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6? B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, lên kế hoạch, thảo luận tại nhà. - GV hỗ trợ, tư vấn thêm. B3: Báo cáo kết quả Nhóm HS ghi lại quá trình thảo luận của nhóm và sản phẩm sau khi thảo luận của nhóm gửi về GV (sản phẩm có thể là sơ đồ tư duy trên giấy A0 hoặc PP) GV nghe HS trình bày. B4:Đánh giá kết quả + HS tự đánh giá + Giáo viên nhận xét đánh giá. * Hướng dẫn về nhà Học bài cũ: + Thực hành luyện nói ở nhà. + Xem 1 số clip thuyết trình trên mạng để học hỏi Hoàn thành bài tập tự đánh giá SGK-tr 109, 110, 111. Tự học, chuẩn bị bài mới: + Trả lời các câu hỏi trong bài: “Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II”. ==================&=================
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_10_van_ban_thong_tin_thuat_l.docx