Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 1: Đọc hiểu văn bản À ơi tay mẹ
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 1: Đọc hiểu văn bản À ơi tay mẹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 1: Đọc hiểu văn bản À ơi tay mẹ
Ngày soạn: Ngày dạy:. TUẦN .. Bài 2: THƠ (Thơ lục bát) (Thời gian thực hiện:12 tiết) Về kiến thức: Kiến thức ngữ văn (thơ, thơ lục bát) Tình mẫu tử cao đẹp được thể hiện qua 2 văn bản đọc. Biện pháp tu từ ẩn dụ. Về năng lực: HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con. Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa) của bài thơ lục bát. Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. Viết cách làm , viết một bài thơ lục bát Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân. Về phẩm chất: Học sinh hiểu và trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.. MỤC TIÊU Về kiến thức: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1 À ƠI TAY MẸ Thời gian thực hiện: 2 tiết Bình Nguyên - Những nét tiêu biểu về nhà thơ Bình Nguyên - Hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam . Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa) của bài thơ lục bát. Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ. Về năng lực: Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản À ơi tay mẹ. Biết hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ. Biết cách phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các bài cùng chủ đề. Về phẩm chất: - Giúp học sinh hiểu và trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho con cái THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SGK, SGV. Máy chiếu, máy tính. Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV. HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Ru con” suy nghĩ cá nhân và trả lời Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi: ? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK. Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ: ? Hãy kể tên một số bài thơ viết về tình mẫu tử mà em đã đọc? Em thích nhất bài thơ nào? ? Những bài thơ đó được viết theo thể thơ nào ? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó? ? Nêu nội dung chính của những bài thơ đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân. Đọc phần tri thức Ngữ văn. Thảo luận nhóm: + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe bài hát. Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo thảo luận GV: Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: Trả lời câu hỏi của GV. Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc HĐ 2: Hình thành kiến thức mới TÌM HIỂU CHUNG Tác giả Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà thơ Bình Nguyên và tác phẩm “À ơi tay mẹ”.Đặc điểm thể thơ lục bát. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi. Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về thơ Bình Nguyên? Bình nguyên tên thật là Nguyễn Đăng Hào (25/1/1959) Quê : xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. Ông vừa là nhà thơ vừa là nghệ sĩ nhiếp ảnh VN Hiện tại làm chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuath NB Giải thưởng: “ Thơ lục bát” Giải A- 2003, Giải ba -2010 Tác phẩm Mục tiêu: Giúp HS Biết được những nét chung của văn bản (Thể thơ, bố cục) Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm. HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Bài thơ “ À ơi tay mẹ “ thuộc thể thơ nào? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ) ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Đọc văn bản Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận Đọc và tìm hiểu chú thích HS đọc đúng. Tìm hiểu chung Thể loại :Văn bản thuộc thể thơ lục bát Đặc điểm thể thơ lục bát + Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ. + Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát (sa-qua, dàng – vàng, tròn - còn); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon-tròn, mòn – còn) + Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: Nhận xét cách đọc của HS. Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . - Bố cục :Văn bản chia làm 2 phần P1: từ đầu vẫn còn hát ru : Hình ảnh đôi bàn tay mẹ P2: Tiếp một câu ru mình: Lời ru của người mẹ hiền II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ a) Mục tiêu: Giúp HS Tìm được các chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ. Hiểu được sức mạnh của đôi bàn tay của mẹ qua đó thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho con. b) Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành. Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Nhan đề và tranh minh hoạ gợi cho em cảm nhận gì? + Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả mà mẹ phải trải qua + Qua đó, em có cảm nhận gì về sức mạnh của đôi bàn tay mẹ? HS tiếp nhận nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. * Đôi bàn tay trước giông tố cuộc đời + Nhan đề và tranh minh hoạ gợi ra hình ảnh người mẹ âu yếm, ru con ngủ với những câu hát ngọt ngào. + Bàn tay mẹ: chắn mưa sa, chắn bão qua mùa màng à Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước mọi gian nan, khó khăn để bảo vệ cho con Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 NV2: B 1: chuyển giao nhiệm vụ Gv đặt câu hỏi, HS trao đổi theo cặp đôi: + Em nhỏ trong bài thơ đã được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó thể hiện điều đó thể hiện tình cảm mẹ dành cho con? + Bài thơ lặp lại cụm từ “à ơi”, theo em điều này có tác dụng gì? + Ở nhà, cha mẹ có gọi em bằng một tên riêng nào không? Tên gọi ấy có xuất phát từ ý nghĩa nào không? HS tiếp nhận nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc nhóm cặp đôi Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. * Đôi bàn tay dịu dàng, nuôi nấng con nên người - Cách gọi đứa con : cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt trời bé con. à thể hiện tình cảm âu yếm, dịu dàng, yêu thương con của người mẹ. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. Chốt kiến thức . NV3: B 1: chuyển giao nhiệm vụ Phát phiếu học tập số 1 Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ: + Hãy tìm những dòng thơ nói lên vất vả, hi sinh của mẹ cho con? + Trong những khổ thơ vừa tìm hiểu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để làm nổi bật ý thơ? HS tiếp nhận nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết) Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần). HS: Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm. * Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con Những vất vả Biện pháp , hi sinh của nghệ thuật mẹ dành ch con Thức một + Điệp từ, điệp đời cấu trúc : “bàn Mai sau bể tay mẹ”,“à ơi” cạn non mòn + Ẩn dụ: Chắt chiu Bàn tay mẹ - từ những dãi người mẹ dầu Cái trăng, mặt trời – người con => Thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho đứa con. 2.Lời ru của người mẹ hiền Mục tiêu: Giúp HS Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ. Hiểu được tình yêu thương của người mẹ dành cho con và ,mọi người thông qua lời ru. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành. Tiến trình hoạt động HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm. Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ: Lời ru của mẹ dành cho những ai? Mẹ mong điều gì qua những lời ru ấy? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong các câu thơ? Mẹ có dành suy nghĩ cho mình hay không?hình ảnh người mẹ hiện lên với những phẩm chất gì? HS tiếp nhận nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: 2 phút làm việc cá nhân 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV :hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). Lời ru của mẹ dành cho mọi người Lời ru của mẹ dành cho đứa con: mềm ngọn gió thu, tan đám sương mù lá cây, cái khuyết tròn đầy, sóng lặng bãi bồi. Cho ngoại: không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu Cho đời: cho đời nín đau Biện pháp nghệ thuật Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc “ Ru cho” Phẩm chất tốt đẹp của người mẹ. Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân, chẳng một mong ước cho mình à Đức hi sinh cao cả, tình cảm thiêng liêng của người mẹ. HS Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. Chốt kiến thức lên màn hình, III. Tổng kết a) Mục tiêu: Giúp HS - Khái quát được nội dung và nghệ thuật của bài học b) Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, trình bày bằng bằng sơ đồ tư duy. HS làm việc cá nhân, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) Sản phẩm: Câu trả lời của HS . Tiến trình hoạt động HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm lớp theo bàn Giao nhiệm vụ nhóm: Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? Nội dung chính của văn bản “ À ơi tay mẹ”? Ý nghĩa của văn bản. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tuy duy B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. Làm việc nhóm 5’ GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: Đại diện lên bảng trình bày kết quả, III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. b. Nghệ thuật Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con. Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc. HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. Chuyển dẫn sang đề mục sau. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào? Tự do. Lục bát. C, 5 chữ. D. Song thất lục bát. Câu 2: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau? Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình. So sánh. Nói quá. Hoán dụ. Điệp từ. Câu 3: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ? Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con. A. Sự mạnh mẽ, kiên quyết. b. Lòng yêu thương con. C. Sự hi sinh quên mình. C. Lòng yêu thương xóm làng. Câu 4: Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần? 3 4 2 5 Câu 5. Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào? Từ đơn. Từ ghép. Từ láy. GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm người mẹ dành cho con trong bài bài thơ. GV hướng dẫn HS viết một cách chân thực, xúc động, phù hợp với cảm xúc người viết GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức..
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_2_tho_tho_luc_bat_phan_1_doc.docx