Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt

docx 4 trang phuong 12/11/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt
MỤC TIÊU
Về kiến thức:
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Thời gian thực hiện : 2 tiết
Tri thức về từ láy, biện pháp tu từ ẩn dụ.
Về năng lực:
Chỉ ra và nêu tác dụng các từ láy được sử dụng trong bài.
Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ , kiểu ẩn dụ.
Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
Về phẩm chất:
- Biết cách sử dụng từ láy, biện pháp tu từ ẩn dụ trong khi viết bài và giao tiếp hằng ngày.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV.
Máy chiếu, máy tính.
Tranh ảnh về nhà văn Tô Hoài và văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
Em hãy tìm những từ láy miêu tả hình dáng, tính cách của con người. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
B2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét, đánh giá , chốt.
- HS tìm ra một số từ láy: mũm mĩm, tròn trịa, gầy gò, nhanh nhẹn, dịu dàng, ..
HOẠT ĐỘNG : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
Trình bày được thế nào từ láy, các kiểu từ láy.
Trình bày được thế nào là ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
NV1 :
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:
+ Dựa vào kiến thức đã học và những từ láy vừa tìm trên, hãy nêu lại định nghĩa về từ láy.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ
B 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức .
NV2 :
B1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS: Dựa vào văn bản Về thăm mẹ đã học, hãy chỉ ra phép tu từ ẩn dụ có trong câu:
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm Từ đó, hãy nhắc lại khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ?
HS thực hiện nhiệm vụ
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ
B 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
GV củng cố kiến thức: Biện pháp tu từ ẩn dụ
I.Lí thuyết
1. Từ láy
- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đàu và ván) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,...
2. Ẩn dụ
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ , sự vât, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức
nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
.
gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
NV1: Bài tập 1
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: làm bài tập 1
GV hướng dẫn HS cách xác định từ láy và chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của nó trong câu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Bài tập 2
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2, xếp các từ ghép thuộc cùng nhóm về chất liệu, cách chế biến, tính chất, hình dáng của món ăn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
B 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu
Bài tập 1/ trang 24
a, từ láy: chắt chiu, dãi dầu
à tác dụng: tăng sức gợi hình cho hình ảnh thơ, thể hiện sự vất vả, dành dụm, chăm chút của mẹ dành cho con.
b, từ láy: nghẹn ngào
à tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương dâng trào của người con với mẹ của mình.
Bài 2/Trang 41
Ẩn dụ: cái trăng vàng/ cái trăng tròn/ cái trăng còn nằm nôi/ cái Mặt Trời bé con → chỉ người con.
Tác dụng:
+ Tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ với con: với mẹ con là trăng, là Mặt Trời, dù ngày hay đêm, con vẫn mãi là điều quan trọng nhất.
trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm
việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ
sau.
NV3: Bài tập 3
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
Bài 3/ trang 42
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. Chia
a) cái khuyết tròn đầy tương đồng với
lớp thành 6 nhóm.
đứa con còn nhỏ, chưa phát triển toàn
Nhóm 1-3: làm ý a
diện.
Nhóm 2-5: làm ý
b)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
+ Ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
thành quả lao động.
+ HS thảo luận và trả lời từng câu
+ Kẻ trồng cây tương đồng phẩm chất
hỏi
với những người lao động tạo ra thành
B 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
quả.
thảo luận
c)
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ mực - đen tương đồng với cái tối tăm,
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu
cái xấu (tương đồng về phẩm chất);
trả lời của bạn.
+ đèn - rạng tương đồng với cái sáng
B4: Kết luận, nhận định (GV)
sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại
đồng về phẩm chất);
kiến thức => Ghi lên bảng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ.
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_2_tho_tho_luc_bat_phan_3_thu.docx