Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Ca dao Việt Nam

docx 9 trang phuong 12/11/2023 1310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Ca dao Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Ca dao Việt Nam

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Ca dao Việt Nam
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU CA DAO VIỆT NAM
Thời gian thực hiện : 1 tiết
MỤC TIÊU
Về kiến thức:
Đặc điểm cơ bản của ca dao: hình thức thơ, phương diện nội dung.
Nội dung của một số bài ca dao về tình cảm gia đình;
Về năng lực:
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện trong ba bài ca dao;
Phân tích được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của ba bài ca dao;
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được thể hiện trong các bài ca dao;
Về phẩm chất:
Biết ơn tổ tiên, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt và các mối quan hệ khác, từ đó có ý thức trước những hành động của mình.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV.
Máy chiếu, máy tính.
Sách Ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:
+ Phiếu số 2:
+ Phiếu số 3:
+ Phiếu số 4:
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: GV tổ chức thi hát/đọc những bài ca dao HS sưu tầm theo nhóm.
Sản phẩm: Các bài ca dao HS sưu tầm được.
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV tổ chức thi hát/đọc những bài ca dao mà HS sưu tầm theo nhóm.
GV phổ biết tiêu chí chấm điểm: Các nhóm mỗi lần hát đúng nhạc/lời hoặc đọc đúng bài ca dao sẽ được tính 10 điểm. Nếu hát/đọc không chính xác về nhạc/lời sẽ không được tính điểm. Nhóm nào có tổng điểm cao hơn sẽ chiến thắng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thống nhất, tổng hợp các bài ca dao đã sưu tầm theo nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS tham gia cuộc thi hát/đọc những bài ca dao nhóm đã sưu tầm.
Nội dung thi: Mỗi nhóm lần lượt thay phiên nhau hát hoặc đọc một bài ca dao về chủ đề bất kì.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét phần thi của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Ca dao
Mục tiêu: kiến thức cơ bản về ca dao.
Nội dung:
GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về ca dao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng.
Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình.
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (thể thơ, vần, nhịp).
2. Văn bản
b) Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Xác định thể thơ, vần nhịp của 3 bài ca dao.
? 3 bài ca dao thuộc chủ đề nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:
Đọc văn bản
Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV:
Nhận xét cách đọc của HS.
Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm.
b) Tìm hiểu chung
Thể thơ: lục bát;
Vần chân, vần lưng đặc trưng của thể lục bát.
Nhịp ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4.
Cùng nói về tình cảm gia đình.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Nội dung các bài ca dao
a) Mục tiêu: Giúp HS
Tìm hiểu đặc sắc nội dung, nghệ thuật của 3 bài ca dao.
Thấy được vẻ đẹp tâm hồn người Việt thể hiện trong accs
b) Nội dung:
- GV sử dụng KT chuyên gia - mảnh ghép cho HS thảo luận.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
1. Bài ca dao 1
* Vòng chuyên gia (7 phút)
- Bài ca dao là lời mẹ nói với con
- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:
qua điệu hát ru.
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3
- Mẹ nói với con về: công lao
(nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...
của cha mẹ và bổn phận của con
- Phát phiếu học tập số 1, 2, 3 & giao nhiệm vụ:
trước công lao ấy.
Nhóm I: Hoàn thành PBT 1.
- Công cha, nghĩa mẹ là công
1. Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về điều
sinh thành và giáo dưỡng của cha
gì?
mẹ.
2. Em hiểu thế nào là công cha, nghĩa mẹ?
- Núi ngất trời, nước ở ngoài
3. Em hiểu gì về hình ảnh núi ngất trời và nước ở
biển Đông là những hình ảnh
ngoài biển Đông?
thiên nhiên vũ trụ rộng lớn, vĩnh
4. Như vậy, để diễn tả công lao trời biển của cha
hằng.
mẹ tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì?
=> Hình ảnh so sánh cụ thể, phù
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
hợp: lấy cái to lớn mênh mông,
5. Em hiểu cù lao chín chữ như thế nào?
vô tận để so sánh với công lao
6. Câu cuối muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
cha mẹ.
Nhóm II: Hoàn thành PBT 2.
=> Khẳng định công lao cha mẹ
1. Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về điều
vô cùng to lớn.
gì?
- Chín chữ cù lao nói về công lao
2. Từ có xuất hiện mấy lần trong văn bản? Điệp
cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
ngữ có mang hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
=> Con cái phải biết ghi tạc công
3. Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội, sông có
ơn trời biển của cha mẹ mà đền
nguồn?
đáp, làm tròn bổn phận của mình
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh
2. Bài ca dao 2
xuất hiện trong bài ca dao.
- Đây có thể là lời của ông bà,
5. Bài ca dao muốn nhắn nhủ với chúng ta điều
cha mẹ nói với con cháu, cũng
gì?
có thể là lời tâm sự của mọi
Nhóm III: Hoàn thành PBT 3.
người với nhau.
1. Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về điều
- Bài ca dao nói về tình cảm đối
gì?
với tổ tiên, nguồn cội.
2. Từ có xuất hiện mấy lần trong văn bản? Điệp
- Chữ "có" được điệp lại bốn lần:
ngữ có mang hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
+ tạo nhịp điệu cho bài thơ
3. Tình cảm anh em trong một gia đình được diễn
+ khẳng định một chân lí, một sự
tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
thật hiển nhiên rằng mọi người,
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ
mọi vật đều có nguồn gốc.
thuật được sử dụng trong bài ca dao.
- Cây thì có cội có gốc, sông thì
5. Bài ca dao muốn nhắn nhủ với chúng ta điều
có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu
gì?
mà cành lá mới xanh tươi, đơm
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I
sông mới có nước không bao giờ
mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành
cạn. Con người cũng vậy, phải
nhóm III mới) & giao nhiệm vụ mới:
"có cố, có ông", có tổ tiên, ông
- Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên gia?
bà mới có cha mẹ, con cháu.
- Hoàn thành PHT 4.
=> Hình ảnh so sánh giúp cho ý
1. Vẻ đẹp tâm hồn người Việt được thể hiện như
thơ trở nên giản dị, dễ hiểu.
thế nào trong ba bài ca dao trên?
=> Con cháu phải biết ghi nhớ
2. Từ những lời nhắn nhủ trong các bài ca dao,
công ơn của tổ tiên, ông bà; phải
em dự định làm gì để thể hiện tình cảm với người
thủy chung, không được vong ơn
thân trong gia đình? Hãy kể ra 1-3 việc làm của
bội nghĩa.
em.
3. Bài ca dao 3
3. Tìm và ghi lại các bài ca dao khác cũng viết về
- Đây có thể là lời của ông bà,
chủ đề tình cảm gia đình.
cha mẹ nói với con cháu, cũng
B2: Thực hiện nhiệm vụ
có thể là lời tâm sự của anh em
* Vòng chuyên gia
với nhau. - Bài ca dao nói về tình
HS:
cảm anh em trong gia đình.
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu
- Điệp từ "Cùng" nhấn mạnh sự
cá nhân.
gắn bó về nguồn gốc máu mủ,
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu
ruột thịt.
học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
- So sánh " Tình cảm anh em -
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
tay chân " biểu thị sự gần gũi ko
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
thể tách rời.
HS:
=> Anh em một nhà cùng do cha
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày
mẹ sinh ra vậy nên phải sống hoà
lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng chuyên gia.
thuận, yêu thương gắn bó, đoàn
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành
kết tương thân, tương ái với nhau
những nhiệm vụ còn lại.
để cha mẹ được an tâm và vui
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó
lòng.
khăn).
=> Qua 3 bài ca dao, ta thấy
B3: Báo cáo, thảo luận
được vẻ đẹp tâm hồn người Việt:
GV:
- Trân trọng, đề cao nguồn cội,
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
tình cảm;
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
- Sống ân nghĩa, thủy chung.
HS:
=> Tình cảm gia đình là tình cảm
- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
thiêng liêng nhất đối với mỗi con
Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang phần tổng
kết.
người. Chúng ta cần biết trân trọng, vun đắp tình cảm ấy ngày càng sâu sắc, bền chặt.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
III. Tổng kết
- Chia nhóm lớp theo bàn
1. Nghệ thuật
- Giao nhiệm vụ nhóm:
- Thể thơ lục bát
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng
- Âm điệu tha thiết
trong 3 văn bản?
- Phép so sánh, đối xứng.
? Nội dung chính của các bài ca dao?
2. Nội dung
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Tình cảm đối với ông bà, cha
HS:
mẹ, anh em và tình cảm của ông
- Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
bà, cha mẹ đối với con cháu luôn
- Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến
là	những	tình	cảm	sâu	nặng
thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
thiêng liêng nhất trong đời sống
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm,
mỗi con người.
hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm,
HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu
cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các
nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng
nhóm.
- Chuyển dẫn sang đề mục sau.
HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
Sản phẩm: Đoạn văn đảm bảo yêu cầu đề bài.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về bài ca dao em yêu thích nhất.
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS:
Đoạn văn cần đảm bảo:
Hình thức: đoạn văn khoảng 7 câu, có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
Nội dung:
+ Chú ý nêu đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài ca dao.
+ Nêu lí do vì sao em yêu thích bài ca dao đó nhất.
HS viết đoạn.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
HĐ 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Hãy viết bài thơ lục bát về gia đình em.
Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và lên ý tưởng cho bài thơ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_2_tho_tho_luc_bat_phan_4_thu.docx