Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 5: Viết Tập làm thơ lục bát
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 5: Viết Tập làm thơ lục bát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 5: Viết Tập làm thơ lục bát
MỤC TIÊU: Về kiến thức: VIẾT TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT Thời gian thực hiện: 03 tiết Yêu cầu về thể thơ, nhịp thơ, gieo vần trong thơ lục bát; Lựa chọn từ ngữ phù hợp; Kết hợp một số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ. Về năng lực: Biết lựa chọn từ ngữ phù hợp; Nắm được quy tắc B -T trong thơ lục bát; Bước đầu biết viết bài thơ theo thể lục bát về 1 nội dung cụ thể có kết hợp một số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ. Về phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức học tập, kiên trì, học hỏi, sáng tạo. Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. Yêu thương, biết ơn, trân trọng công lao của cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: Giúp HS: Biết được nhiệm vụ của bài học: Tập làm thơ lục bát. Nội dung: GV phát phiếu học tập số 1, HS trả lời vào phiếu học tập. Sản phẩm: Câu trả lời trên Phiếu học tập của học sinh. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập GV đã chuẩn bị. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Hoàn thiện vào phiếu học tập của GV. GV: Dự kiến khó khăn HS gặp: chưa hoàn thiện được đầy đủ câu 8 tiếng để tạo nên 1 cặp LB hoàn chỉnh, hoặc điền được nhưng chưa đúng theo luật của thể thơ (do thiếu vốn từ, chưa nắm được luật thơ); GV tháo gỡ khó khăn của HS bằng cách gợi ý: Nhìn vào văn bản Về thăm mẹ vừa học, ở mỗi cặp thơ lục bát có điểm gì đáng chú ý về vần và thanh điệu? Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung trong phiếu học tập của mình. HS trình bày. Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày. GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét câu trả lời của HS kết hợp giới thiệu vào bài. HS chép thuộc đoạn / khổ thơ / cặp câu lục bát. HS tập hoàn thiện 1 cặp thơ lục bát. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định hướng a) Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với thể thơ lục bát: Việc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp; Biết quy tắc B – T trong thơ lục bát. b) Nội dung: - GV sử dụng KT động não để hỏi HS; - HS trả lời. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Phần a) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu a và thực hiện vào phiếu bài tập đã chuẩn bị ở nhà. ? Từ VD trên, hãy rút ra đặc điểm về vần điệu trong thơ lục bát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Lắng nghe yêu cầu, tập trung thực hiện nhiệm vụ học tập; Trao đổi cặp đôi và thống nhất nội dung. GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu đại diện học sinh của một vài cặp đôi trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm; Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. I. ĐỊNH HƯỚNG a. Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới lần đầu (1) biết xanh Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh (2) dậy cùng. Giải thích: -(1) Điền lần đầu: vì tiếng đầu sẽ tạo vần với tiếng đâu ở dòng trên để phù hợp với cách gieo vần của thơ lục bát; -(2) Điền chồi xanh vì tiếng xanh sẽ tạo vần với tiếng cành ở dòng trên để phù hợp với cách gieo vần của thơ lục bát *Nhận xét: Trong thơ LB: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát; Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Phần b) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: yêu cầu HS theo dõi và hoàn thiện ý b để nắm được cách sắp xếp thanh điệu trong các dòng thơ LB; Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Lắng nghe yêu cầu, tập trung thực hiện nhiệm vụ học tập; Trao đổi cặp đôi và thống nhất nội dung. - Sử dụng phiếu học tập đã được chuẩn bị để điền kí hiệu B – T. Con về thăm mẹ chiều đông B B B T B B GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu đại diện học sinh của một vài cặp đôi trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm; Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét, bổ sung sản phẩm của HS và chốt kiến thức. Chuyển dẫn sang mục sau. Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà T B B T T B T B Mình con thơ thẩn vào ra B B B T B B Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi. B B B T T B B B Thanh điệu trong thơ lục bát: Việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng (B) và thanh trắc (T) phải theo quy tắc. Phần c) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập đã được chuẩn bị. ? Nx về cách sắp xếp thanh điệu trong thơ LB. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Lắng nghe yêu cầu, tập trung thực hiện nhiệm vụ học tập; Trao đổi cặp đôi và thống nhất nội dung. GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu đại diện học sinh của một vài cặp đôi trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm; Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét, bổ sung sản phẩm của HS và chốt kiến thức. Chuyển dẫn sang mục sau. Ti 1 2 3 4 5 6 7 8 ến g D - B - T - B ò V n g lụ c D - B - T - B - B ò V n g bá t Trong thơ LB: Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 phải tuân theo luật B – T; Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 thì không bắt buộc. Nhiệm vụ 2: Thực hành a) Mục tiêu: Giúp HS: Nắm được cách làm thơ LB; Bước đầu biết viết bài thơ theo thể lục bát về 1 chủ đề, nội dung cụ thể có kết hợp một số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ; b) Nội dung: - GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập đã được chuẩn bị. - HS làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV (nhóm trưởng). c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Phiếu học tập đã làm của HS. d) Tổ chức thực hiện: Phần a) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS làm việc theo bàn. Mỗi nhóm viết thêm dòng bát cho các câu lục đã được tạo lập. GV lưu ý HS tuân thủ quy định về thanh của các tiếng 2 - 4 - 6 - 8 tương ứng bên cạnh quy định về vần. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Các bàn nhóm HS thảo luận, đại diện nhóm ghi vào phiếu học tập dòng bát cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc. GV: Phát hiện các khó khăn HS gặp phải và tháo gỡ. II. THỰC HÀNH a. Con đường rợp bóng cây xanh Gợi ý: Tiếng chim ríu rít trên cành cây cao. Tre xanh tự những thuở nào Gợi ý: Dựng làng, giữ nước, chặn bao quân thù. Phượng đang thắp lửa sân trường Gợi ý: Hè sang nắng đỏ, nhớ thương học trò. Bàn tay mẹ dịu dàng sao Gợi ý: Đưa nôi con ngủ biết bao giấc nồng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: + Đại diện nhóm trình bày sản phẩm; + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ làm việc nhóm và sản phẩm của HS, góp ý, bổ sung; Chuyển dẫn sang mục sau. Phần b) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS chia thành 4 nhóm thực hiện yêu cầu ở ý b: + Chuẩn bị; + Tìm ý; + Mỗi nhóm thảo luận sau đó viết thành một bài thơ lục bát (ngắn dài tuỳ ý) về ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo (tuỳ chọn). + Đọc, sửa lại bài sau khi đã viết xong. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức đã học về thơ lục bát và nắm rõ yêu cầu của phần viết. Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. HS: Suy nghĩ, thảo luận theo hệ thống câu hỏi trong SGK; Viết bài theo gợi ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ làm việc nhóm và sản phẩm 1. Chuẩn bị - Phiếu làm việc nhóm; - Kiến thức đã học về thơ lục bát. 2. Tìm ý Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: Em muốn viết bài thơ về ai? Những điều gì khiến em ấn tượng về người đó (tình cảm yêu thương, hình dáng, cử chỉ, việc làm,...)? Tình cảm của em đối với người ấy (yêu thương, trân trọng, cảm phục,...). 3) Viết bài thơ: Bắt đầu bằng hình ảnh của người em muốn viết (Ví dụ: Đôi bàn tay, cái lưng còng, mái tóc điểm bạc,...) hoặc từ hành động, suy nghĩ, tình cảm em dành cho người ấy; Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện hình ảnh về người mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em với người đó. Chú ý vận dụng kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ. Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thể thơ lục bát. 4) Kiểm tra lại, chỉnh sửa (nếu cần): Đọc lại bài thơ đã viết; Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, của HS. - GV thu nộp bài, chấm điểm và trả sau. nhịp và luật B – T của thơ lục bát chưa? Có tồn tại lỗi chỉnh tả nào không? Bài thơ có tập trung thể hiện về người em chọn viết và thể hiện được tình cảm của em dành cho người đó chưa? Có cần thay thế từ ngữ nào để câu thơ, bài thơ diễn tả được chính xác hoặc hay hơn không? Nhiệm vụ 3: Trả bài a) Mục tiêu: Giúp HS: Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b) Nội dung: GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét chéo bài của bạn. HS đọc bài viết, làm việc nhóm. Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ; HS làm việc theo nhóm, nhận xét chéo bài của nhóm khác. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. HS nhận xét bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Nhắc HS lưu ý về luật thơ lục bát. - Chuyển dẫn sang mục sau. III. TRẢ BÀI 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Nhận diện lỗi sai: Các câu LB sau sai ở đâu, hãy sửa lại cho đúng: - Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có bòng, có na. - Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: Nhìn vào tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 của câu bát về vần; chú ý luật B – T ở cả 2 câu. HS: Đọc kĩ bài tập, suy nghĩ trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét bài làm của HS. - Chuyển dẫn sang mục sau. Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na. Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Phát triển năng lực làm thơ lục bát. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Tự sáng tác bài thơ lục bát ngắn chủ đề về mái trường hoặc bạn bè. Nộp sản phẩm về qua zalo của cô giáo. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ. HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà: + Ghi nhớ nội dung kiến thức về thơ lục bát; + Tìm đọc thêm các bài thơ lục bát để có thêm kinh nghiệm, năng lực làm thơ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_2_tho_tho_luc_bat_phan_5_vie.docx