Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 6: Nói và nghe Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 6: Nói và nghe Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) - Phần 6: Nói và nghe Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
NÓI VÀ NGHE KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ Thời gian thực hiện: 02 tiết MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) Về kiến thức: Người kể chuyện ngôi thứ nhất; Trải nghiệm đáng nhớ của bản thân; Cảm xúc, suy nghĩ của người nói trước sự việc được kể. Về năng lực: Biết kể chuyện về một trải nghiệm của bản thân ở ngôi thứ nhất, bằng lời văn nói; Biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể); Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài. Về phẩm chất: Nhân ái: Trân trọng, yêu mến những trải nghiệm của bản thân và các bạn; Chăm chỉ: Luôn nỗ lực để tạo nên những điều mới mang dấu ấn cá nhân. Tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt thông qua hoạt động nói. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... - Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Biết được kiểu bài kể về một trải nghiệm. Nhận biết được ngôi kể thứ nhất trong văn kể chuyện. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi: VB “Bài học đường đời đầu tiên”: ? Trong VB “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn đã kể lại trải nghiệm đáng nhớ nào? ? Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ mấy? ? Em có một trải nghiệm nào đáng nhớ không? Hãy kể lại ngắn gọn về trải nghiệm đó. Dế Mèn kể về bài học đường đời đầu tiên của bản thân từ sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn xưng “tôi”. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Nhớ lại các sự việc chính trong VB “Bài học đường đời đầu tiên”; - Suy nghĩ cá nhân; - HS kể lại bằng miệng trải nghiệm của bản thân. GV: Dự kiến những khó khăn HS gặp: không biết kể về trải nghiệm của bản thân. Tháo gỡ bằng cách đặt thêm câu hỏi phụ: ? Sự việc đó là gì (kỉ niệm, lỗi lầm) ?Trải nghiệm đó ở thời điểm nào, với ai, diễn ra như thế nào? B3: Báo cáo, thảo luận GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; HS tiếp nhận nhiệm vụ. B4: Kết luận, nhận định GV nhận xét câu trả lời của HS; Kết nối với mục Định hướng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định hướng TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI NÓI KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM a) Mục tiêu: HS nắm được thế nào là kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, ngôi kể; Nắm được các bước cụ thể cần thực hiện để hoàn thành bài nói. b) Nội dung: GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Theo em, thế nào là kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân trong gia đình. ? Khi kể, người kể thường sử dụng ngôi kể nào. - GV yêu cầu HS quan sát SGK, gọi 1 HS đọc to 1. ĐỊNH HƯỚNG - Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,) là kể về một sự việc, mục 1.b (tr.45) để HS nắm chắc được các bước cần làm để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận và tập trung thực hiện nhiệm vụ; GV cùng những HS khác hỗ trợ khó khăn trong việc trả lời câu hỏi của HS được gọi. B3: Báo cáo, thảo luận GV: + Yêu cầu HS trả lời câu hỏi, hỗ trợ HS (nếu cần); + Lưu ý HS: Ở phần Nói và nghe, các em không viết thành văn mà kể lại trải nghiệm đó bằng lời. Phân biệt kể miệng với kể bằng viết, chú ý cách kể, giọng kể, kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt) phù hợp với nội dung câu chuyện. HS: + Cá nhân trả lời câu hỏi; + Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức. Chuyển dẫn sang mục sau. một hành động,của người ấy mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. - Người kể sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về người thân, cần: Xđ một sự việc, hành động, tình huống, của người thân trong gia đình mà em đã chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc; Xác định đối tượng người nghe và thời gian em sẽ kể để có cách trình bày phù hợp; Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói; Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến trải nghiệm sẽ kể (nếu có); Nêu lên cảm xúc, suy nghĩ hoặc bài học em rút ra từ trải nghiệm đáng nhớ đó; Sử dụng nét mặt, ánh mắt, hành động, phù hợp với câu chuyện để tác động đến người nghe. Nhiệm vụ 2: Thực hành a) Mục tiêu: Giúp HS: Chuẩn bị tốt cho bài nói; Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói; Thực hành nói và nghe; b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập, hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. HS thực hiện nhiệm vụ của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV: Yêu cầu HS đọc đề bài; Hướng dẫn HS: + Xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải nghiệm của bản thân; + Nhớ lại chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của mình qua trải nghiệm; + Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh liên quan để minh hoạ cho trải nghiệm (nếu cần thiết) (Phần này HS kết hợp chuẩn bị chu đáo ở nhà). 2. THỰC HÀNH a) Chuẩn bị: Đề bài: Hãy kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mà em đã trải nghiệm và có ấn tượng sâu sắc về một người thân trong gia đình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Thảo luận, báo cáo - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS; - HS trình bày, trao đổi, thảo luận. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Đánh giá việc chuẩn bị bài của HS, chuyển dẫn sang mục sau. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV giao nhiệm vụ cho HS: Liệt kê những sự việc đáng nhớ đã diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Chọn 1 sự việc, tình huống tiêu biểu, sâu sắc, để lại ấn tượng nhất trong em. Tìm ý, lập dàn ý cho sự việc mà em lựa chọn. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và b) Tìm ý và lập dàn ý: * Tìm ý cho bài nói theo gợi dẫn: - Nêu sự việc, hành động, tình huống của người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em; Vd: Em bị ốm, được mẹ chăm sóc. hoàn thiện phiếu tìm ý, sau đó lập dàn ý chi tiết. - HS: + Đọc những gợi ý trong SGK, lựa chọn sự việc; Sinh nhật em, trời mưa to, bố đang đi làm xa mà vẫn cố gắng về với em + Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu. - Phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Lập dàn ý ra phiếu học tập các nhân; B3: Báo cáo thảo luận + Sự việc, tình huống đó diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: + Sự việc, tình huống đó diễn ra cụ thể ra sao? + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. + Em có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ gì khi chứng kiến sự việc đó? B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS; Chuyển dẫn sang mục sau. + Em rút ra bài học gì từ sự việc đó? * Lập dàn ý: - Mở đầu: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống mà người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em câu chuyện. - Nội dung chính: Lựa chọn, sắp xếp các ý tìm được theo một trình tự hợp lí, kể diễn biến câu chuyện: + Thời gian, không gian; + Ngoại hình, tâm trạng; + Hành động, cử chỉ; + Lời nói, thái độ; + Tình cảm, cảm xúc của em trước hành động, sự việc đó. - Kết thúc: + Phát biểu suy nghĩ của em về tấm long của người thân đối với mình; + Bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe về trải nghiệm. B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Giao nhiệm vụ cho người nói và người nghe; Đưa ra phiếu đánh giá hoạt động nói theo các tiêu chí; Gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu đánh giá. GV lưu ý HS kết hợp sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ và sự tương tác tích cực với người nghe để tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho bài nói. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xem lại dàn ý, nói theo nội dung đã chuẩn bị; GV hỗ trợ (nếu cần). Bước 3: Thảo luận, báo cáo + HS trình bày sản phẩm (4-5 phút); + GV gọi hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS; + Chuyển dẫn sang mục khác. c) Nói và nghe * Nhiệm vụ của người nói: Kể về trải nghiệm theo dàn ý. Sử dụng những từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến của sự việc; những từ phù hợp để tả các chi tiết về sự vật, hành động;... Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo thời gian quy định. Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có). * Nhiệm vụ của người nghe: - Lắng nghe chăm chú để hiểu thông tin được chia sẻ. - Sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. = Nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm về trải nghiệm (nếu em có mong muốn). Nhiệm vụ 3: Trao đổi bài nói a) Mục tiêu: Giúp HS Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của bản thân và của bạn khác dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói. Có kĩ năng kiểm tra, chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn. b) Nội dung: GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS đánh giá bài nói / phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá. Đặt câu hỏi: + Với người nghe: Đối chiếu với yêu cầu ở mục c) để rút kinh nghiệm về kĩ năng nghe. Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao? Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? + Với người nói: So với yêu cầu mục c), em đã đạt được những gì? Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? d, Kiểm tra và chỉnh sửa Rút kinh nghiệm về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện; Người nói xem xét lại nội dung và năng lực nói của bản thân. Em có muốn thay đổi điều gì trong bài nói đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ, ghi chép cụ thể, rõ ràng; GV hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn (nếu có). Bước 3: Thảo luận, báo cáo GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS; Chuyển dẫn sang mục sau. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân, làm bài tập của GV giao. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS: Kể lại một kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ của em. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS nhớ lại, liệt kê các sự việc đã trở thành kỉ niệm đối với bản thân, lựa chọn và kể lại một kỉ niệm ấn tượng trong số đó. GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét bài làm của HS, những ưu điểm của bài nói này so với bài trước. Chuyển dẫn sang mục khác. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức, nội dung của bài học cho HS, Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập 1: Kể lại một việc tốt mà em đã làm. Bài tập 2: Hãy giới thiệu một số bài kể về trải nghiệm của bản thân của các bạn học sinh mà em sưu tầm được, nhận xét về những bài đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS; Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_2_tho_tho_luc_bat_phan_6_noi.docx