Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt

docx 9 trang phuong 12/11/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt
Ngày soạn: .......................................................
Ngày dạy:.........................................................
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Đặc điểm về nguồn gốc và nghĩa của từ Tiếng Việt: đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.
- Đa dạng về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn và tác dụng của nó trong văn bản. 
2. Năng lực
- Thu thập, sưu tầm những từ mượn được sử dụng thông dụng trong cuộc sống.
- Năng lực nhận diện từ đa nghĩa, đa âm, từ mượn trong văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nguồn gốc và nghĩa của từ.
- Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
3. Phẩm chất: 
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. Trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV Ngữ văn 6 tập một 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn để hình thành những kiến thức về từ đa nghĩa
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
Em hãy tìm những từ được ghép với từ mắt, ăn và phải có nghĩa. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS tìm 
+ GV: quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm 
+ GV nghe, quan sát học sinh, trình bày tổng kết
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh: tự đánh giá , nhận xét đánh giá lẫn nhau
+ GV: nhận xét, đánh giá và giới thiệu
 Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, người viết có thể sử dụng cách nói đa nghĩa để biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của mình. Bên cạnh những ngôn ngữ vốn có của dân tộc, cha ông ta còn sử dụng ngôn ngữ mượn từ nước ngoài, Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.
b. Nội dung: Học sinh sử dụng sách giáo khoa, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và báo cáo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: 
? Dựa vào hiểu biết thực tế, hãy xác định nghĩa của từ ăn? Tìm các từ ghép với từ ăn và giải thích nghĩa?
? Từ “ăn” là từ đa nghĩa, vậy em hiểu thế nào là từ đa nghĩa?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc. 
+ Tiến hành tạo sản phẩm, luyện tập trình bày. 
Ăn: là một hành động đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng.
Các từ ghép với từ ăn: ăn tết, ăn cưới, ăn ảnh 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
+GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức/ chiếu slide => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Từ “ăn” có hơn 10 nghĩa, như vậy các từ cùng có từ ăn như ăn cơm, ăn tết, tàu ăn than được gọi là từ đa nghĩa. 
NV2: GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ: quan sát hình ảnh tìm từ chỉ bộ phần cơ thể người? 
Bước 1: GV tình chiếu và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh.
Bước 2: Học sinh
+ HS tìm 
+ GV: quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm 
+ GV nghe, quan sát học sinh, trình bày tổng kết
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh: tự đánh giá , nhận xét đánh giá lẫn nhau
+ GV: nhận xét, đánh giá
NV3: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và hoàn thành Phiếu 3
Phiếu 3
Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây? 
Chín: 
 Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn.(Tố Hữu) 
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.(Tục ngữ) 
Cắt 
Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước.(Sự tích Hồ Gươm)
 Việc làm khắp chốn cùng nơi
Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn.(Ca dao)
Bài viết bị cắt một đoạn.(Dẫn theo Hoàng Phê) 
Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được.(Tô Hoài) 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
+ Dự kiến sản phẩm: 
a) 
- chín (đỏ cây): chỉ trạng thái đã sẵn sàng thu hoạch của quýt.
- chín (một nghề thì chín): chỉ sự thành thạo, chuyên nghiệp, lành nghề. 
- chín (nghề): chỉ số đếm.
b)
- cắt (nhanh như cắt): chỉ loài chim
- cắt (giục đi cắt) chỉ một hành động dùng kéo/ liềm/...để dọn sạch cỏ.
-  cắt (mất một đoạn) chỉ hành động lược bỏ ngôn từ cho ngắn gọn.
- cắt (lượt) chỉ sự phân công, phân chia, thay phiên.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Từ “cắt” trong hai câu trên là từ đồng âm, là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
Trong câu mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa. Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ.
NV4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu: bên cạnh từ thuần Việt, trong vốn ngôn ngữ của chúng ta còn có từ mượn. Chúng ta cùng tìm hiểu qua ví dụ sau:
- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu:
Bằng nỗi khát khao và trân trọng của minh, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý ấy.
+ Dựa vào chú thích văn bản ĐTM mùa nước nổi trang 57, giải thích từ “quốc hồn quốc tuý” 
+ Có những loại từ mượn nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
+ Dự kiến sản phẩm: 
Quốc hồn quốc tuý: là những tinh hoa trong nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Các từ đã được Việt hóa thì viết như tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên trạng để dễ tra cứu khi cần thiết, ví dụ: acid, oxygen, hydro,... 
Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.
I. Lí thuyết
1. Từ đa nghĩa
- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
2. Từ đồng âm
- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
3. Từ mượn
- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Phân loại:
+ Từ mượn tiếng Hán
+ từ mượn tiếng Pháp
+ Từ mượn tiếng Anh
 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bài tập 1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: làm bài tập 1
GV hướng dẫn HS cách xác định nghĩa các từ trong từng trường hợp.
GV hướng dẫn: Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV2: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tham gia trò chơi Ai nhanh hơn 
Mỗi nhóm tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
HS chỉ ra được các từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV3: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4,5 . Chia lớp thành 6 nhóm. 
Nhóm 1-3: làm ý a
Nhóm 2-5: làm ý 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV4: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. Yêu cầu HS xác định từ mượn có trong các câu và sử dụng từ điển tra các tiếng đó nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh.
- GV đặt tiếp câu hỏi:  Theo em, có thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Bài tập 1: 
a, Từ chân chỉ bộ phận cơ thể người.
b, Từ chân chỉ bộ phận đồ vật.
c, Từ chân chỉ bộ phận của núi nối núi với đất liền.
d, Từ chạy chỉ độ dài của bãi cát.
Bài 2: 
- Mặt: mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn,...
- Chân: chân ghế, chân bàn, chân tủ,...
- Miệng: miệng chén, miệng bát, miệng chum,...
Bài 4+ 5 :
a, ô tô à Tiếng Pháp: auto.
b, xu à Tiếng Anh: cent.
c, tuốc nơ vít à Tiếng Pháp: tournevis.
d, ti vi à Tiếng Anh: TV - television.
e, các tông à Tiếng Anh: carton.
- Không thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt. Vì từ gốc Việt chưa có các từ phù hợp để diễn tả.
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Đọc văn bản Về từ "ngọt" và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 dòng) cho biết: Theo tác giả, khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt đã được nhận thức qua giác quan nào?
GV hướng dẫn HS: 
Về nội dung: đọc văn bản và tìm ý, chỉ ra từ ngọt được cảm nhận qua những giác quan nào
Về hình thức: Trình bày đoạn văn cần đảm bảo đủ dung lượng câu, đảm bảo hình thức của 1 đoạn văn.
Tìm các từ mượn thông dụng được sử dụng trong đời sống hàng ngày? Cho biết sắc thái biểu cảm của các từ đó? 
Hướng dẫn về nhà: 
Học bài cũ:
Tự học:
Chuẩn bị bài mới
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_3_ki_hoi_ki_va_du_ki_phan_3.docx