Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 5: Viết Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

docx 10 trang phuong 12/11/2023 930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 5: Viết Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 5: Viết Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí) - Phần 5: Viết Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
Ngày soạn:	/	/2021 Ngày dạy:	/	/2021
VIẾT BÀI VĂN KỂ VỀ MỘT KỈ NIỆM CỦA BẢN THÂN
Thời gian thực hiện: 3 tiết
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Biết viết, kể về một kỉ niệm sâu sắc của bản thân
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt:
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
Năng lực viết, tạo lập văn bản.
Phẩm chất:
Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án .
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:	Tổ:
Lớp:
K : Câu chuyện em định kể là gì?
W : Ví sao em lại lựa chọn câu chuyện đó?
H : Câu chuyện ấy diễn ra như nào? ( Nêu các sự việc chính)
L: Cảm xúc, bài học em rút ra từ câu
chuyện vừa kể?
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. GV giới thiệu kiểu bài sẽ viết.
Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi, nắm được kiểu bài.
Sản phẩm: Nhận thức về kiểu bài và thái độ tích cực của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- Gv gợi mở vấn đề:
+Trong kỉ niệm tuổi thơ của mình,
các con có kỉ niệm nào ấn tượng và
sâu sắc, để lại trong tâm trí không?
Đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em
+Con đã đi những đâu?Nơi nào để
với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu
lại cho con nhiều cảm xúc và suy
học.
nghĩ nhất?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-	Đề yêu cầu viết dưới dạng hồi ký? Hay du ký?
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
GV chốt :
-Kể lại kỉ niệm của bản thân đã trải qua => Hồi kí
Kể lại những trải nghiệm mà mình đã đi và khám phá
=>Du kí
Nhắc lại thế nào là hồi kí? Thế nào là du kí?
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt máy :
Hồi kí : Ghi lại những câu chuyện , những suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong quá khứ.
Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giãi bày, không dùng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.
Thể du kí ghi lại những điều mắt thấy tai nghe và những suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong một chuyến đi xa. Trong DK, tác giả có thể tả cảnh thiên nhiên, kể lại những sự việc xảy ra, ghi tâm trạng và hành động của những người mình tiếp xúc hay tâm trạng của chính mình.
- GV nhận xét, đánh giá
GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có được những kĩ năng để làm một bài văn chia sẻ về những kỉ niệm quá khứ hoặc những trải nghiệm của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ về kỉ niệm của bản thân
Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ về kỉ niệm của bản thân.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
NV1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- Thế nào là kỉ niệm ? Và thế nào là viết một bài văn kể về một kỉ niệm ?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả câu hỏi liên quan đến bài học.
Dự kiến sản phẩm: SGK trang 64
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Định hướng:
Những yêu cầu của dạng bài
Kỉ niệm sâu sắc là những câu chuyện còn giữ lại được trong trí nhớ của mỗi người.
Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về một sự việc trong quá khứ mà em đã chứng kiến và những trải nghiệm thú vị mà em đã trải qua.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => chiếu máy
NV2
Bước 1 : chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc lại văn bản “Người thủ thư thời thơ ấu ” của Nguyễn Thùy Anh và trả lời câu hỏi:
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Kỷ niệm được kể lại trong bài “Người thủ thư thời thơ ấu”là kỷ niệm gì?
Kỉ niệm đã xảy ra như thế nào? Có gì đặc sắc và đáng nhớ?
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? - Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất?
Những kỉ niệm ấy đã tác động như thế nào đến suy nghĩ và tình cảm của người kể?
Người kể có mong ước và cảm nghĩ gì?
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả
2. Phân tích bài viết tham khảo
*Văn bản “Người thủ thư thời thơ ấu ” của Nguyễn Thùy Anh
Xác định kỉ niệm được kể lại và nêu tên kỉ niệm đó ở nhan đề của bài viết.
Kỉ niệm đã xảy ra từ khi “ tôi” lên 6,7 tuổi, kể về bác thủ thư tốt bụng đi xe đạp lọc cọc, chòm râu quai nón bạc rung rung, về những ngày đầu tiên “tôi” đến thư viện( thư viện chưa chuyên nghiệp,ngày mùa đông khô hanh, ngày mưa lũ)
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng "tôi" để dễ dàng trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về bác thủ thư, về những kỉ niệm.
Kỷ niệm ấy giúp tôi thầm tự hào, trở nên tự tin, dám nói, dám viết, dám chia sẻ những gì mình nghĩ.
Kết thúc: Nói lên mong ước và cảm nghĩ của người viết.( mong ước sẽ gặp được những người tốt bụng, biết ơn)
lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Chiếu trên máy
NV3
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Các bước chuẩn bị
3. Chuẩn bị trước khi viết
trước khi viết bài văn.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi nhóm, đại diện trả lời.
Dự kiến sản phẩm: 4 bước, HS nêu cụ thể nhiệm vụ, cách làm từng bước
Nhóm 1: Nêu cách tìm hiểu đề ( xác
B1.Tìm hiểu đề
B2. Tìm ý- Lập dàn ý B3. Viết bài
B4. Đọc lại bài – soát lỗi – sửa lỗi.
định từ ngữ quan trọng- gạch chân-
chọn đề tài)
Nhóm 2: Nêu cách tìm ý ( đặt câu hỏi)
Trình bày dàn ý
Nhóm 3: Nêu những lưu ý khi viết bài
Nhóm 4: Nêu những lỗi hay mắc cần
chú ý soát kĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả
lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Chiếu máy 4 bước tiến hành
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
Mục tiêu: Nắm được cách làm một bài văn kể về kỉ niệm của bản thân
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức, xác định kỉ niệm để tiến hành.
Sản phẩm học tập: HS nắm vững các bước làm bài và viết được một bài văn hoàn chỉnh.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
NV1:
II. Thực hành
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1.Đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề.
của em với thầy cô, bạn bè khi học ở
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các
trường tiểu học.
bước, tìm ý và lập dàn ý.
2.Các bước tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết bài từ dàn ý đã
- B1: Tìm hiểu đề .
làm.
- B2: Tìm ý- lập dàn ý
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
* Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
câu hỏi.
hiện nhiệm vụ
+ Đó là kỉ niệm gì?
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
+ Xảy ra vào thời điểm nào?
+ Nhóm 1,2: Kỉ niệm với thầy cô
+ Nhóm 3,4: Kỉ niệm với bạn bè.
+ Diễn biến của câu chuyện như thế
nào?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
+ Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện
thảo luận( Báo cáo phiếu chuẩn bị)
ấy là gì?
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận (
máy chiếu hoặc viết ra bảng phụ)
- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả
tìm được, sắp xếp lại theo 3 phần lớn
lời của bạn.
của bài văn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => gv chiếu máy:
- Gv hướng dẫn, giới thiệu dàn ý một kỉ niệm sâu sắc với thầy cô giáo.
1, Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:
Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.
Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ ở tiểu học.
2, Thân bài
a, Giới thiệu về kỉ niệm:
- Thời gian diễn ra: lớp?
- Kỉ niệm với ai: kỉ niệm đáng nhớ cùng cô giáo chủ nhiệm.
+ Ấn tượng về cô giáo (ngoại hình, tính cách): dáng người cô nhỏ nhắn, tóc ngang vai, giọng nói rất truyền cảm. Cô quan tâm tới học sinh, lúc thì vui vẻ tâm tình như một người bạn lớn, lúc thì dạy bảo nghiêm khắc, uốn nắn lỗi sai của học sinh.
b, Thuật lại kỉ niệm
- Hoàn cảnh: (mối quan hệ với thầy cô như thế nào, thầy cô vốn để lại ấn tượng gì đặc biệt)
+ Cô giáo đặc biệt quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên dạy bảo học sinh trong lớp đức tính san sẻ, đùm bọc.
+ Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui vẻ, được quan tâm.
+ Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp.
- Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau
câu chuyện:
+ Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô
trân trọng tình cảm của học trò, tặng cô
món quà nhỏ không có giá trị vật chất.
+ Cô tặng lại cho em một quyển sách .
3. Kết bài
- Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô.
-B3: Viết bài dựa vào dàn ý.
-B4 : Kiểm tra, chỉnh sửa
HS viết bài
HS báo cáo kết quả
Hs nhận xét
Gv nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học , một vài bài của HS để chữa củng cố.
Sản phẩm học tập: HS viết lại sau khi đã nhận ra lỗi.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS: HS thực hành, viết lại bài theo yêu cầu của đề sau khi đã nhận ra lỗi.
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chữa bài, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức, bài viết của HS đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, bài viết của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS: HS đọc, tham khảo bài viết về kỉ niệm thời thơ ấu để học hỏi, rút kinh nghiệm.
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
Công cụ đánh
Ghi
đánh giá
giá
chú
- Hình thức hỏi – đáp
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung.
- Báo cáo thực
- Hình thức viết bài
- Hấp dẫn, sinh động.
hiện công việc.
kiểm tra tại lớp
- Thu hút được sự tham gia tích cực
- Hệ thống câu
của người học.
hỏi và bài viết
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách
của HS
viết khác nhau của người học.
- Trao đổi, thảo
luận

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_3_ki_hoi_ki_va_du_ki_phan_5.docx