Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Mở rộng vị ngữ
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Mở rộng vị ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Mở rộng vị ngữ
Ngày soạn: Ngày dạy:. Bài 5 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT MỞ RỘNG VỊ NGỮ Thời gian thực hiện: 1 tiết MỤC TIÊU Về kiến thức: + Tri thức được kiến thức về vị ngữ: Khái niêm, đặc điểm, cấu tạo + Mục đích của việc mở rộng vị ngữ. Về năng lực: Xác định được vị ngữ Nhận biết các cụm từ mở rộng vị ngữ. Rèn luyện được kĩ năng nói, viết, đặt câu có mở rộng thành phần vị ngữ. Về phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về mở rộng vị ngữ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Thử tài ghi nhớ” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Câu hỏi này nhằm tạo không khí và dẫn dắt hs vào bài học. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Thử tài ghi nhớ” Luật chơi: Gv chia lớp thành 2 đội chơi. Nhiệm vụ của các em là quan sát video: “Hướng dẫn cách làm đồ dùng học tập”, ghi nhớ việc làm xuất hiện trong video và cử đại diện liệt kê động từ xuất hiện trong video. + Đội nào tìm được nhiều việc làm (động từ) sẽ giành chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh chơi trò chơi “Thử tài ghi nhớ”. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá GV nhận xét và giới thiệu bài học: Những hành động làm đồ dùng học tập các em liệt kê trong video trên giúp chúng ta tạo ra rất nhiều câu mở rộng thành phần vị ngữ. (đính cúc lên kẹp, dán giấy nhớ, kẹp vở ). Vậy mở rộng vị ngữ là gì, có cấu tạo ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu: - Trình bày được thế nào là mở rộng vị ngữ. - Sử dụng mở rộng vị ngữ trong khi nói và viết - Định hướng phát triển năng lực sử dụng mở rộng vị ngữ trong viết văn kể chuyện, trong giao tiếp tiếng Việt. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy. c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ: Trình bày sản phẩm tự học ở nhà. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Đọc phần kiến thức ngữ văn nhận biết mở rộng vị ngữ Trình bày sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà) Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Kiến thức cơ bản Vị ngữ là một trong hai thành phân chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. -Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ. Động từ, tính từ khi làm vị ngữ có khả năng mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm. Ví dụ, trong câu: “Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập1" ở một cái bàn tròn.”, vị ngữ (in đậm) là một cụm động từ trong đó trung tâm là đánh máy, các thành tố phụ là tự, Tuyên ngôn Độc lập và ở một cái bàn tròn. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - HS thực hành làm bài tập để hiểu kiến thức về mở rộng vị ngữ. Nội dung: Học sinh làm tập SGK/96-97. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 1. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu bài tập, yc hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo. ?Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bàn Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 2. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu bài tập, yc hs hoạt động II. Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2 a Các vị ngữ trong câu: a. mặc áo giáp, cầm roi, nhảy nhóm đôi, làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó trình bày. 2. Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ? Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập ”. (Bùi Đình Phong) Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét đuyệt. (Theo Bùi Đình Phong) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs hoạt động nhóm đôi làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó trình bày. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 3: HS làm bài tập 3. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV treo bảng trống lên bảng, yêu cầu HS chia 2 đội, chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”, làm bài tập trong 2 phút, sau đó trình bày. 3. Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo " Tuyên ngôn Độc lập" ( Theo Bài Đình Phong) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc " Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 ( Theo Bùi Đình Phong) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs chia 4 đội, chơi trò chơi “Ai hiểu biết lên mình ngựa tan vỡ. soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập để các thành viên Chính phủ xét duyệt Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ a, c là cụm từ 3. Bài tập 3: hơn”, làm bài tập trong 2 phút Thể lệ: Chia lớp thành 4 đội chơi: các đội lên bảng tìm phiếu in sẵn ghép vào chỗ trống của đội mình ( đội 1-ý a; đội 2-ý b; đội 3-ý c; đội 4-ý đ). Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài SGK/97 và bài tập mở rộng. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 4: HS làm bài tập mở rộng. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv yc hs hoạt động nhóm tham gia trò chơi: “Nhìn hình đoán đặt câu” Thể lệ: Gv chia lớp thành 3 nhóm, hs thảo luận nhóm theo 3 bước: + Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (1’). + Bước 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh: (1’). + Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp. Gv đưa 3 hình ảnh, hs đặt câu và dựa theo câu : tôi thấy..... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm. + Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả. GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 5: HS làm bài tập 4. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv yc hs hoạt động cá nhân trong 5 phút và trả lời câu hỏi sau: Viết đoạn văn ( Khoảng 4-5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học ( trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ làm cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài. + Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả. - GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trình bày kết quả. Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. 4. Bài tập 4: - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_5_van_ban_thong_tin_thuat_la.docx