Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Phần 5: Viết Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

docx 9 trang phuong 12/11/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Phần 5: Viết Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Phần 5: Viết Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian) - Phần 5: Viết Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
HOẠT ĐỘNG VIẾT
VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN
Thời gian thực hiện: 3 tiết
(1 tiết hướng dẫn; viết:1 tiết; chỉnh sửa bài viết:1 tiết)
MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
Thể loại văn thuyết minh
Yêu cầu của một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện: xác định được sự kiện; thu thập các thông tin về sự kiện và sắp xếp các thông tin một cách phù hợp theo trình tự thời gian; sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện; lựa chọn được cách trình bày (truyền thống hay đồ họa thông tin).
Bố cục một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
Về năng lực:
- Viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm.
Biết thu thập và xư lý thông tin liên quan đến sự kiện: trên các nguồn khác nhau: sách báo, internet, thực tế đời sống....
Năng lực hợp tác: khi trao đổi, thảo luận với bạn trong bàn (nhóm) khi thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao.
Về phẩm chất:
Chuyên cần:Tích cực tham gia các hoạt động học.
Trách nhiệm: HS nghiêm túc học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.
Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập (phụ lục)
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: A. Xác định vấn đề
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: - GV thực hiện một cuộc phỏng vấn đối với một số học sinh mà nội dung về những sự kiện diễn ra tại địa phương, trong nhà trường mà học sinh biết hoặc trực tiếp được tham gia:
- HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV thực hiện một cuộc phỏng vấn đối với một số học sinh mà nội dung về những sự kiện diễn ra tại địa phương, trong nhà trường mà học sinh biết hoặc trực tiếp được tham gia:
? Trong năm, ở địa phương hoặc ở trường em, đã có những sự kiện lớn nào được diễn ra?
? Em đã được tham gia trực tiếp vào những sự kiện nào?
? Em có thể chia sẻ ngắn gọn về sự kiện đó cho cô và các bạn nghe? (tên sự kiện, thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện, có những ai tham gia sự kiện, diễn biến sự kiện, sự kiện đã để lại trong em những ấn tượng gì?. )
HS chia sẻ theo những câu hỏi của GV.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe và chia sẻ. B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ biết cách thuật lại một sự kiện theo phương thức thuyết minh dưới dạng văn bản viết.
Mục tiêu:
2. Hoạt động 2: B. Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: Định hướng
HS biết được kiểu văn thuyết minh.
HS nắm được những đặc trưng cơ bản cũng như biết được các yêu cầu đối với kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
Nội dung:
- GV sử dụng KT động não, giải quyết vấn đề để hỏi HS về phương thức thuyết minh cũng như yêu cầu của một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
HS trả lời
Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
NV1: Tìm hiểu phương thức thuyết minh, yêu cầu của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trong các tiết học trước HS đã được làm quen với 3 văn bản thuyết minh viết theo phương thức thuyết minh nội dung thuật lại một sự kiện. GV lần lượt hỏi HS: (giải quyết xong câu hỏi thứ nhất, GV tiếp tục dẫn dắt hỏi sang câu hỏi thứ 2) 1.? Em hiểu thuyết minh là gì?
2.?Yêu cầu của một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS:
ĐỊNH HƯỚNG : SGK/100
Thuyết minh là gì?
Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.
- Xem trước nội dung phần định hướng ở nhà và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trả lời câu hỏi
GV: lắng nghe
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS
GV: Khái quát lại nội dung về văn thuyết minh và đưa ra một số lưu ý để HS phân biệt rõ được phương thức thuyết minh với các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận:
Yêu cầu của một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện:
NV 2: Phân tích ví dụ để HS thấy được những đặc trưng cơ bản của kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV phát phiếu học tập cho HS
HS làm việc cá nhân trong thời gian 3 phút để hoàn thiện các ND trong phiếu
2 phút HS trao đổi với bạn cùng bàn.
Phân tích ví dụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Hoàn thiện phiếu học tập và trao đổi với bạn.
GV: quan sát, đôn đốc và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: + trả lời
+ Góp ý, bổ sung
GV: lắng nghe
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Khi viết bài thuyết minh thuật lại một sự kiện cần chú ý: Xác định sự kiện thuật lại là gì, trên cơ sở đó thu thập thông tin liên quan đến sự kiện (qua sách báo, nguồn internet, thực tế đời sống...); sắp xếp các thông tin đó theo trật tự phù hợp; thu hút người đọc, tạo độ tin cậy chúng ta có thể đặt tiêu đề cho bài viết, tạo Sa pô, dán những hình ảnh, số liệu thích hợp, chính xác. Cuối cùng là lựa chọn cách trình bày phù hợp: theo truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
- Kết nối với đề mục: Thực hành viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
2. Hoạt động 2: B. Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Thực hành
a) Mục tiêu: Giúp HS
HS lựa chọn được sự kiện phù hợp; thu thập thông tin, sự việc chính liên quan đến sự kiện; biết lập dàn ý trước khi viết.
Biết viết bài theo các bước.
Chỉnh sửa bài viết để tạo được một văn bản chuẩn mực.
b) Nội dung:
- GV sử dụng phiếu học tập số 2, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu.
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu được phát.
Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh.
Phiếu học tập đã làm của HS.
Bài viết
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS: thực hiện phiếu học tập GV đã giao chuẩn bị ở nhà (Phiếu số 2)
II. THỰC HÀNH
Đề bài: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những
sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan
GV: Lưu ý chắc chắn ở địa phương hoặc ở trường em đều có rất nhiều sự kiện diễn ra trong năm, nhưng các em chú ý chúng ta nên liệt kê những sự kiện lớn có ý nghĩa, mang đậm dấu ấn của địa phương hoặc trường mình để lựa chọn viết.
tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
1. Trước khi viết
a. Chuẩn bị:
Hoàn thiện phiếu học tập số 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: - Hoàn thiện phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
HS: Báo cáo
+ Để phiếu học tập trên mặt bàn GV kiểm tra nhanh một lượt
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. Nhiệm vụ 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS nhìn vào phiếu học tập số 2 đã chuẩn bị ở nhà, gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Học sinh:
Tìm ý theo hệ thống câu hỏi số 2,3,4,5 trong phiếu học tập số 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Trả lời các câu hỏi số 2,3,4,5 trong phiếu học tập số 2.
GV: - Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
b. Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý
Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:
Sự kiện đó diễn ra khi nào? ở đâu? Liên quan đến những ai?
Đâu là sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc?
Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi được chứng kiến sự kiện đó.
Tranh ảnh thu thập được liên quan đến sự kiện.
HS:
+ Trình bày sản phẩm của mình.
+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS.
Đưa ra lưu ý: khi tìm ý chúng ta lần lượt trả lời các câu hỏi: - Sự kiện đó diễn ra khi nào? ở đâu? Liên quan đến những ai?
Đâu là sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc?
Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi được chứng kiến sự kiện đó.
Tranh ảnh, số liệu chúng ta muốn minh họa cho sự kiện.
* Lập dàn ý
Lập dàn ý
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
G: Giới thiệu cho HS dàn ý trong SGK , cho HS đọc dàn ý.
Yêu cầu HS dựa vào phần tìm ý ở trên để sắp xếp; xây dựng dàn ý cho bài viết dựa theo dàn ý gợi ý trong SGK.
Trình bày dàn ý đã xây dựng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xây dựng dàn ý dựa vào phần tìm ý.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
H: + Trình bày dàn ý đã xây dựng.
+ Góp ý
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS.
Đưa ra lưu ý: Đối với dạng văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện có hai cách trình bày: theo truyền thống và đồ họa thông tin. Tùy thuộc vào dự kiến cách trình bày bài viết mà ta có những lập dàn ý cụ thể theo từng cách trình bày: theo truyền thống hay theo đồ họa thông tin.
Nhiệm vụ 3: Viết bài
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
2. Viết bài:
- Viết theo dàn ý
GV: ? Khi viết bài cần lưu ý điều gì?
Yêu cầu HS viết bài dựa theo dàn ý đã lập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: + Trả lời câu hỏi của GV
+ Viết bài theo dàn ý đã lập
GV: Quan sát, đôn đốc, giúp đỡ HS trong quá trình viết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trả lời câu hỏi
+ Tiến hành viết bài.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Căn cứ vào việc lựa chọn cách trình bày theo truyền thống hoặc theo đồ họa thông tin, khi viết cần lưu ý:
+ Sa pô: phải ngắn gọn, xúc tích tóm tắt được nội dung chính của bài viết.
+ Với đồ họa thông tin: Chú ý đến mốc thời gian, sự việc trọng tâm cần có sự thể hiện khác biệt (màu sắc, hình ảnh, ký hiệu)
Nhận xét quá trình viết bài của HS.
Nhiệm vụ 4: Chỉnh sửa bài viết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
G: Yêu cầu Hs đọc lại bài viết của mình
Tìm và chỉnh sửa lại bài viết theo những yêu cầu sau:
3. Sau khi viết:
Đọc lại bài viết hoặc đồ họa thông tin.
Xem xét, phát hiện và sửa được các lỗi về nội dung thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian và các lỗi về hình thức trình bày.
- Trao đổi bài cho bạn bên cạnh và
góp ý theo những yêu cầu trên (nếu cần)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
H: Đọc lại bài viết của mình, tự sửa theo yêu cầu.
Trao đổi bài với bạn và góp ý cho bạn.
G: Quan sát, đôn đốc học sinh làm việc
- Hỗ trợ HS chỉnh sửa bài, chú ý đến những đối tượng HS còn hạn chế về năng lực viết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Hs: Lên báo cáo kết quả làm bài và chỉnh sửa bài của mình.
+ Hs khác lắng nghe, góp ý
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV: chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.
3. Hoạt động 3: C. Luyện tập- Vận dụng (HS thực hiện nhiệm vụ ở
nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
- Giúp HS hiểu rõ hơn về cách trình bày văn bản dưới đồ họa thông tin.
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
Chuyể n giao nhiệm vụ:
Giáo viên cho HS
quan sát một
đồ họa thông tin:
? Đọc bản đồ họa thông tin và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập:
Xác định tiêu đề của văn bản
Các bức ảnh trong văn bản có tác dụng gì?
Trình bày bố cục của bản đồ họa
thông tin trên.
Sản phẩm
Tiêu đề của văn bản: Việt Nam khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm
Các bức ảnh trong văn bản có tác dụng: tạo sự sinh động, hấp dẫn; bổ sung thêm thông tin cho người đọc cũng như làm cho các thông tin trong văn bản có tính chân thực hơn.
Bố cục của đồ họa thông tin:
+ Tiêu đề
+ Dưới tiêu đề các mốc các năm mà Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh khó khăn.
+ Dưới các mốc là lí do vì sao Việt Nam thành công.
+ Phần cuối sơ đồ là giải thích các khái niệm khoa học trong bảng.
+ Liên hệ với thực trạng khống chế dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: thực hiện yêu cầu của Gv giao (thực hiện ở nhà)
GV: Tháo gỡ những khó khăn khi học sinh trao đổi qua Zalo, điện thoại.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả học tập qua phiếu học tập.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét vào phiếu.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_5_van_ban_thong_tin_thuat_la.docx