Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Puskin và An-đéc-xen) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Cô bé bán diêm
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Puskin và An-đéc-xen) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Cô bé bán diêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Puskin và An-đéc-xen) - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Cô bé bán diêm
Tiết 80: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CÔ BÉ BÁN DIÊM( An-đéc-xen) Môn học: Ngữ văn; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: + Tri thức về thể loại truyện nói chung và truyện An-đéc-xen nói riêng ( đề tài, nhân vật, tình huống); nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyện “ Cô bé bán diêm”. + Hiện thực xã hội được thể hiện qua văn bản + Tấm lòng của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm 2. Về năng lực: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố tưởng tượng, kì ảo..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện An-đéc-xen; xác định được ngôi kể trong văn bản. - Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản và tác dụng, ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. - Phân tích được nhân vật, chi tiết, tình huống trong văn bản. - Viết được đoạn văn nếu cảm nhận về một nhân vật trong truyện. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái:HS biết tôn trọng, yêu thương, sống chan hòa với mọi người xung quanh, biết sẻ chia với cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống; trân trọng cuộc sống đang có - Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. -Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình( học tập những đức tính tốt, tránh những biểu hiện xấu, sai lệch như: vô tâm, thiếu tình thương, sống ích kỉ), chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu:Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thể loại truyện và truyện nước ngoài tiêu biểu, gần gũi với trẻ em Việt Nam; kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản . b) Nội dung:Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của hs về những miền đất xinh đẹp trên khắp thế giới, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” Luật chơi: cô giáo đưa ra 4 bức tranh về 4 miền đất khác nhau. Đội nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời. Trả lời sai, đội khác sẽ giành quyền trả lời. Đội thắng sẽ nhận được phần quà Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, gợi ý nếu cần - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV nhận xét và giới thiệu bài học: Thế giới của chúng ta rộng lớn với muôn vàn những vùng đất tươi đẹp. Và Đan Mạch ở Bắc Âu được mệnh danh là xứ sở tuyết trắng. Thế nhưng nơi đó vẫn có những đốm lửa hồng vô cùng ấm áp. Đó chính là tình yêu thương, sự đồng cảm và thấu hiểu của những nhà văn như An –đéc-xen.Những cung bậc từ trái tim ông đã ngân lên thành bản nhạc ấm áp “ Cô bé bán diêm”. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này để hiểu rõ hơn tấm lòng An-đéc-xen. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung a)Mục tiêu: Học sinh nhắc lại được kiến thức cơ bản vầ thể loại truyện; nắm được những nét cơ bản về truyện An-đéc-xen, các chi tiết hiện thực, mộng tưởng đan cài, về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, cách đọc, bố cục văn bản b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK. Nhóm 1: Hiểu biết chung về truyện và truyện An- đéc- xen và tác giả An-đéc-xen Nhóm 2: Điều hành phần đọc, kể- tóm tắt Nhóm 3: Tìm hiểu chung về tác phẩm c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Nhóm 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1: Hiểu biết chung về truyện An-đec-xen và tác giả An-đec-xen. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe hướng dẫn - HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu) - HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung + 1 thư kí ghi chép + Người thiết kế power point, người trình chiếu và cử báo cáo viên + Xây dựng nội dung: nhữnghiểu biết chung về truyện An-đec-xen và tác giả An-đec-xen. + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. GV:Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Nhóm 1: Báo cáo hiểu biết về tác giả An-đéc-xen.. *Thời gian: 2 phút *Hình thức báo cáo: thuyết trình *Phương tiện: Bảng phụ *Nội dung báo cáo: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: An-đéc-xen là nhà văn của trẻ em. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - An-đec-xen (1808 – 1875). Nhà văn Đan mạch, nổi tiếng với các loại truyện kể cho trẻ em. - Phong cách: nhân văn, hư ảo, thơ mộng, thông minh, vui vẻ, đáng yêu - Tác phẩm tiêu biểu: Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Nàng công chùa và hạt đậu. Nhóm 2: Đọc và kể, tóm tắt văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc và kể, tóm tắt văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm - HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + Xây dựng nội dung: nhữnghiểu biết về cách đọc, sự việc chính, kể chuyện + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. GV:Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện nhóm trình bày. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. ?Trong văn bản có một số từ khó, từ Hán Việt chúng ta cùng giải thích. + Thịnh soạn: có nhiều món ăn ngon, sang trọng, bày biện tươm tất. + Lãnh đạm: lạnh lùng, thờ ơ. + Chí nhân: hết sức nhân từ, hiền hậu - Giáo viên : chốt và chuyển ý 2. Tác phẩm. a. Đọc và tóm tắt. - Đọc - Tóm tắt: Truyện kể về một em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt, không bán được diêm em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé đã chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – ngày đầu năm, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm ấy. * Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động dự án * Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản (Gợi ý:thể loại, PTBĐchính, ngôi kể, nhân vật, bố cục) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe hướng dẫn - HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc chú thích, tìm tư liệu) - HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + Xây dựng nội dung: nhữnghiểu biết chung về tác giả, tác phẩm. + Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo. - HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm 3 báo cáo tìm hiểu chung về văn bản *Thời gian: 2 phút *Hình thức báo cáo: trò chơi (ai hiểu biết hơn, ai là triệu phú...: đưa câu hỏi phát vấn các bạn phía dưới) *Phương tiện: Trình chiếu *Nội dung báo cáo: - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và bổ sung: b. Văn bản - Hoàn cảnh sáng tác:viết năm 1845, trích gần hết truyện “ Cô bé bán diêm”. - Thể loại: truyện ngắn - Ngôi kể: ngôi thứ 3 - Nhân vật chính:cô bé bán diêm - PTBĐ:tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu Cứng đờ ra: Hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm +Phần 2: Tiếp Chầu thượng đế : Những mộng tưởng của cô bé + Phần 3: Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản a) Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản. b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi 1. Tình huống mở đầu truyện như thế nào? ( chỉ rõ thời gian, không gian) 2. Em biết điều gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm. 3.Liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập trong đoạn này và nêu tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. - GV chốt kiến thức và mở rộng vấn đề: Bằng việc sử dụng những hình ảnh tương phản, đối lập, tác giả đã cho người đọc thấy được hoàn cảnh đáng thương, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần của cô bé bán diêm. Không chỉ ở đất nước Đan Mạch xa xôi mà ngay ở đất nước chúng ta cũng còn rất nhiều những trẻ em có cảnh ngộ đáng thương II. Đọc - hiểu văn bản 1.Cảnh ngộ của cô bé bán diêm - Cảnh ngộ: + Mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán sau khi bà mất + Bố hay đánh đập, chửi rủa em + Em cô đơn, đói rét, phải tự đi kiếm sống + Sống chui rúc cùng bố trong một xó tối tăm, trên gác xép, sát mái nhà. =>Đáng thương, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. - Tình huống: + Bán diêm, cô đơn giữa đêm giao thừa + Thời tiết khắc nghiệt – em đầu trần, bụng đói + Không bán được diêm, em không dám về vì sợ bố đánh =>Nghệ thuât: xây dựng hình ảnh đối lập. Td: Làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé, tác động đến lòng trắc ẩn của người đọc. Nội dung 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập, hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thiện phiếu. Mộng tưởng Thực tại Mong ước Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Nhận xét: Nghệ thuật: Thông điệp: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện học sinh lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV bình: Tác giả An-đec-xen thật am hiểu tâm lí và thấu hiểu nỗi lòng trẻ thơ. Đoạn văn như bản đàn ngân lên những cung bậc yêu thương. Qua đây, tác giả đã làm nổi bật khao khát cháy bỏng của cô bé bán diêm, của những con người cùng khổ trong xã hôi. Nhà văn cũng muốn gửu gắm thông điệp: Hãy biết trân trọng tình cảm gia đình và những hạnh phúc bình dị bên người thân. 2. Ước muốn của em – Thực và mộng tưởng. - Mộng tưởng: lò sưởi, bàn ăn và ngông quay, cây thông Nô-en; người bà hiền hậu. => Đẹp đẽ, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của em. - Thực tại: ở góc phố lạnh lẽo, cô đơn và buồn tủi. =>Luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy tình thương yêu * Nghệ thuật: Kể chuyện đan xen, đối lập giữa thực tế và mộng tưởng à Nổi bật khát khao cháy bỏng và tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm; của những người cùng khổ trong xã hội * Thông điệp: Phải biết trân trọng tình cảm gia đình và hạnh phúc bình dị bên người thân ; sống phải biết ước mơ, biết giữ tâm hồn trong sáng. Nội dung 3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi thảo luận: ?Em có suy nghĩ gì về đoạn kết của văn bản. ( chi tiết miêu tả cái chết của cô bé, nguyên nhân dẫ đến cái chết, tác giả thể hiện tình cảm và gửi gắm thông điệp gì qua đoạn kết). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Gv mở rộng: 3. Cái chết của cô bé bán diêm - Chi tiết: Ở xó tường, người ta thấy em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em chết vì giá rét trong đêm giao thừa. -Nguyên nhân: Đói, rét, sự tàn nhẫn của bố, sự vô cảm của mọi người - Tình cảm của tác giả: Cảm thông, thương xót - Thông điệp: Con người phải biết yêu thương đùm bọc nhau ; trẻ em cần được quan tâm và yêu thương. Nhiệm vụ 3: Tổng kết a) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản. c) Sản phẩm:Các câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận -Học sinh trình bày cá nhân - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. GV chốt kiến thức : III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết, diễn biến hợp lí. 2. Nội dung: -Truyện kể về cảnh ngộ bất hạnh của cô bé bán diêm và gợi lên lòng thương cảm sâu sắc với những cảnh đời cùng khổ. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu:Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể. b) Nội dung:GV hướng dẫn cho HS làm bài tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV chia hs làm 4 tổ và tổ chức thi đọc diễn cảm giữa các tổ. ( đoạn đoạn ngắn). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh tập đọc diễn cảm và chọn đại diện đọc. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét các. -Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. IV. Luyện tập 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ...trong thời gian tự học ở nhà. c) Sản phẩm:Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập *GV giao bài tập thảo luận nhóm theo tổ và với cá nhân. - Bài tập cá nhân: viết đoạn văn 7-10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện. - Bài tập theo tổ: Các tổ lựa chọn một trong các nội dung sau: + vẽ tranh minh họa một nội dung của truyện. + chọn một đoạn để đóng hoạt cảnh và quay video. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh trả lời câu hỏi - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh làm việc nhóm, cử đại diện trình bày. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét câu trả lời -Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. - GV: Chốt lại bài học , nhắc nhỏ bài tập làm ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau. *****************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_6_truyen_truyen_dong_thoai_t.docx