Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự) - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề

docx 11 trang phuong 12/11/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự) - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự) - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự) - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
Thời gian thực hiện: 1 tiết
MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
Về kiến thức:
- Trình bày một vấn đề cuộc sống gợi ra từ tác phẩm
Về năng lực:
- Biết lập ý và trình bày một vấn đề bằng lời văn nói của bản thân
- Biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình
thể)

Biết cách nói và nghe phù hợp với nội dung bài trình bày.
Về phẩm chất:
Nhân ái: Trân trọng, yêu mến những tác phẩm văn học.
Chăm chỉ: Luôn nỗ lực, sáng tạo những điều mới mang dấu ấn cá nhân.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
Học liệu:
- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học
Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát video thuyết trình hoặc giáo viên trực tiếp thuyết trình về một vấn đề (nếu không sử dụng được màn hình) và giao nhiệm vụ cho HS.
Sản phẩm: HS xác định được nội dung của tiết học là trình bày ý kiến về một vấn đề
Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản
phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu video/ trình bày ý kiến về vấn đề Tính tự lập và sự chủ động và giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nội dung của đoạn bài trình bày?
+So với kể lại một câu chuyện hay một trải nghiệm đáng nhớ thì có điểm gì khác không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, lắng nghe đoạn video/ nghe giáo viên thuyết trình và suy nghĩ cá nhân
GV nhắc nhở những HS chưa tập trung vào video (nếu có), phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi của GV
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài
Khác với kể lại một câu chuyện, một trải nghiệm người kể dựa vào cốt truyện và sự việc đã có để kể lại bằng lời văn của mình. Ơ đây khi thuyết trình một vấn đề người thuyết trình phải tự xây dựng các ý để làm rõ cho vấn đề mình đưa ra.
Cụ thể các bước như thế nào chúng ta cùng chuyển sang
phần Thực hành
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: CHUẨN BỊ BÀI NÓI
a) Mục tiêu:
HS xác định được mục đích nói và người nghe
Chuẩn bị nội dung thuyết trình
b) Nội dung:
GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV yêu cầu HS đọc lại phần Định hướng và nêu những băn khoăn, thắc mắc.
GV yêu cầu học sinh xem lại phần thực hành Đọc hiểu trước đó (Gấu con chân vòng kiềng) vì phần này sẽ cung cấp tư liệu cho các HĐ nói- nghe.
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
Trình bày ý kiến là gì?
Các yêu cầu để thực hiện bài trình bày?
Nêu lại các bước để thực hiện bài trình bày GV đã hướng dẫn trong phiếu học tập.
HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ câu hỏi của GV.
I- ĐỊNH HƯỚNG
(1)- Ở phần Nói và nghe, các em không viết thành văn, cũng không phải kể lại bằng lời câu chuyện đã đọc mà là trình bày bằng miệng một vấn đề trong cuộc sống được nêu lên trong tác phẩm văn học nhằm thuyết phục người nghe .
(2). Để trình bày ý kiến về một vấn đề các em cần:
+Xác định vấn đề của cuộc sống đặt ra trong một tác phẩm văn học
+Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói
+ Thực hành trình bày ý kiến
+Lưu ý những lỗi khi trình bày (3). Các bước thực hiện:
*Trước khi nói:
a. Chuẩn bị nội dung nói
Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.
Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.
? Em sẽ nói về nội dung gì?
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và nhắc	lại	bước	trình	bày	bài	nói, chuyển dẫn sang mục sau.
Mục đích nói: chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong cuộc sống được nêu lên trong tác phẩm văn học. Cụ thể trong tiết học hôm nay là: Ngoại hình con người có quan trọng hay không.
Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân
Dựa vào trải nghiệm của bản thân để tìm ý
Đọc lại văn bản trong SGK để có thêm ý tưởng.
Chuẩn bị tranh, ảnh minh họa (nếu cần).
Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trình tự.
b. Tập luyện
Trình bày trước người thân và bạn bè để được mọi người nhận xét, góp ý về cách trình bày, nội dung trình bày.
Cách nói tự nhiên, gần gũi. Phân biệt trình bày miệng với trình bày bằng viết, chú ý cách trình bày, giọng nói, kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt) phù hợp với nội dung bài thuyết trình.
*Trình bày bài nói
Trình	bày	theo	các	ý
chính đã chuẩn bị. Có lời chào,
giới thiệu, lời kết thúc cảm ơn.
Tập trung vào vấn đề đã
chọn, liên hệ với trải nghiệm
của bản thân.
Kết hợp sử dụng tranh
ảnh, bài hát để hấp dẫn hơn.
Chú ý sắp xếp tranh ảnh cho
phù hợp
*Sau khi nói
Người nghe: chia sẻ và
nhận xét về cách trình bày.
Người nói: Phản hồi về
nhận xét, đóng góp.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 2: TRÌNH BÀY BÀI NÓI
a) Mục tiêu: Giúp HS
Luyện kĩ năng nói cho HS
Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.
Nội dung:
GV yêu cầu: HS nói theo dàn ý đã chuẩn bị & nhận xét HĐ nói của bạn.
Sản phẩm:
- Sản phẩm nói của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng 1(8p)
GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị cho bài thuyết trình.
Chia nhóm 4 học sinh/ nhóm trao đổi về dàn ý bài thuyết trình
Học sinh tập trình bày trong nhóm và góp ý cho nhau
* Vòng 2(6p)
Đại diện 2 nhóm lên trình bày trước lớp (Có dàn ý cho cả lớp xem)
B2: Thực hiện nhiệm vụ vòng 1- 5p
HS xem lại dàn ý của HĐ viết
GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí
B3: Báo cáo vòng 2 – 6p
Ba HS trình bày. Mỗi HS nói 2 phút.
GV hướng dẫn HS nói
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét HĐ của HS
Tôn trọng các ý kiến khác nhau
Chú ý lí lẽ và dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu có sức thuyết phục
Chuyển dẫn sang mục sau.
II-THỰC	HÀNH	NÓI	VÀ NGHE
a. Vòng 1(8p-10p)
HS xem lại phần chuẩn bị cho bài thuyết trình.
4 học sinh/ nhóm trao đổi về dàn ý bài thuyết trình
Học sinh tập trình bày trong nhóm và góp ý cho nhau
* Dàn ý tham khảo:
Lời chào.
MB:Từ bài Gấu con chân vòng kiềng đặt ra vấn đề: Ngoại hình con người không quan trọng
TB:
+ vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của con người chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
+nếu chân giá trị của vật dụng là
chất gốc thì chân giá trị của con
người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao
+Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Bởi vậy chúng ta cũng không nên coi thường vẻ đẹp bên ngoài.
+ Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người
KB: Ngoại hình con người không quan trọng nhưng cũng không thể xem thường. Học sinh cần chú ý rèn luyện vẻ đẹp tâm hồn và chau chuốt cả vẻ đẹp ngoại hình của bản thân.
Lời kết
b. Vòng 2:
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày trước lớp (Dựa vào dàn ý để trình bày)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 3: TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI
a) Mục tiêu: Giúp HS
Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói.
Chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn.
b) Nội dung:
GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.
c) Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Giáo viên:
Trình / gắn bảng phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.
Yêu cầu HS đánh giá:
GV đặt thêm câu hỏi:
+ Với người nghe: Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn?
+ Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì?
- Học sinh: tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.
HS: Ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo
GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét ý kiến của HS và kết nối sang hoạt động sau.
TRAO ĐỔI, CHỈNH SỬA
Người nói: Xem xét nội dung và cách thức trình bày: đã nói hết các nội dung có trong dàn ý đã làm chưa? Còn thiếu nội dung nào? Có mắc lỗi về cách trình bày không?
Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân: +Kiểm tra lại thông tin thu được từ người nói.
+ Tự xác định các lỗi cần khắc phục khi nghe: Đã hiểu và nắm được nội dung chính của bài trình bày chưa? Thái độ khi nghe bạn kể chuyện thế nào?
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và bạn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ-2P
HS xem lại điều chỉnh các ý (nếu cần)
GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài
Bước 3: Báo cáo, thảo luận-6p
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
IV. LUYỆN TẬP
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định-1p
GV nhận xét bài làm của HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(GV giao bài tập)
Bài tập 1 (tại lớp): tìm thêm các vấn đề của cuộc sống được gợi ra trong tác phẩm văn học
Bài tập 2 (về nhà): Lập ý một vấn đề và tiếp tục luyện nói trình bày vấn đề đó. HS quay clip và gửi cho giáo viên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
V. VẬN DỤNG
* Kết thúc: GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học: Để trình bày ý kiến về một vấn đề các em cần lamg gì?
GV chiếu bài học. Nhắc nhở, dặn dò học sinh
HỒ SƠ DẠY HỌC
1- BẢN TRÌNH BÀY CỦA GV VỀ MỘT VẤN ĐỀ
Đề : Trong văn bản Cổng trường mở ra, Lý Lan viết: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.
Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân, hãy trình bày về tính tự lập và sự chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh.
Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với
sự
chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý
Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh
cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.”. Đó không chỉ là
những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành , năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi
đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông
tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để
biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói
cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm
việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp
đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng
trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp
mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng bản thân. Khi còn
nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như
thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định
rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lậpĐặc biệt mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công
việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ
nghĩa cá nhân ích kỷ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình
tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bảnnlĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc.
2-BẢNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI NÓI TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
TIÊU CHÍ
MỨC ĐỘ
CHƯA ĐẠT
(0 điểm)
ĐẠT
(1 điểm)
TỐT
(2 điểm)
1
Nói đúng vấn đề yêu cầu
Không nói đúng vấn đề
Nói đúng vấn đề
Nói đúng và nội dung phong phú, hấp
dẫn
2
Nói to, rõ ràng, truyền
cảm
Nói nhỏ, kos nghe, nói lặp lại, ngập ngừng
nhiều lần
Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập
ngừng và câu.
Nói to, truyền cảm, trôi chảy, không bị vấp
3
Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (tư thế, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt...) phù
hợp
Tư thế, điệu bộ thiếu tự tin, mắt không nhìn vào người nghe, nét mặt không biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp
Điệu bộ tự tin, nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện
Tư thế, điệu bộ tự tin, tự nhiên, mắt nhìn vào người nghe, biểu cảm sinh động
4
Các lí lẽ, bằng chứng, lập luận hợp lí, thuyết phục
Không có lí lẽ dẫn chứng đúng cho vấn đề hoặc có nhưng lộn xộn, lủng củng, không đầu
không đuôi.
Đúng, đủ lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, sắp xếp hợp lí
Đúng, đủ lí lẽ, dẫn chứng hay, phong phú, sắp xếp mạch lạc, thuyết phục
5.
Có lời mở đầu và kết thúc; nội dung đủ các phần mở bài, thân bài,
kết bài.
Không chào hỏi, thiếu các phần.
Có lời chào hỏi, kết thức; bài đủ bố cục
Bài đủ bố cục. Chào hỏi và kết thúc hấp dẫn, ấn tượng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_7_tho_tho_co_yeu_to_tu_su_ph.docx