Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt

docx 7 trang phuong 12/11/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 3: Thực hành tiếng Việt
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Thời lượng 2 tiết)
MỤC TIÊU
Về kiến thức:
Khái niệm văn bản, đoạn văn, từ Hán Việt.
Học sinh viết được đoạn văn theo chủ đề
Về năng lực:
Nhận biết các từ Hán Việt
Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và từ có yếu tố Hán Việt.
Biết cách trình bày đúng hình thức một đoạn văn, văn bản.
Nhận biết được câu chủ đề của đoạn văn, văn bản
Biết cách viết một đoạn văn theo chủ đề, có sử dụng câu chủ đề
Về phẩm chất:
Có ý thức giữ gìn tiếng Việt, học hỏi, trân trọng từ Hán Việt
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV.
Máy chiếu, máy tính.
Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
Phiếu học tập.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
- Cho học sinh xem video bài hát “Thương ca Tiếng Việt”
? Bài hát gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?
m vụ: HS xem, nghe và suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời
- Dự kiến sản phẩm: Tiếng Việt rất giàu và đẹp, qua bài hát em thêm yêu quý trân trọng tiếng mẹ đẻ.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài
B2:
Thự c hiện nhiệ
1. Từ Hán Việt
a. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được thế nào là từ Hán Việt
b. Nội dung:
GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV &HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV đọc phần kiến thức Ngữ văn và quan sát ví dụ:
? Nối cột A với Cột B
a) Khái niệm từ Hán Việt
Là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt.
Ví dụ: sơn hà, quốc gia, vĩ đại, nhân ái
Cấu tạo: thường không có khả năng sử dụng như một từ đơn, để tạo câu như từ thuần việt, mà thường dùng để tạo từ ghép
A
B
1. Tráng sĩ
a. Người làm thơ
2. Dũng sĩ
b. Người có sức lực cường tráng chí khí mạnh
mẽ.
3. Thi sĩ
c.Người giỏi
nghề vẽ.
	Một số từ Hán Việt được Việt hóa ở mức độ cao được sử dụng như từ thuần việt.
Ví dụ: áo, quần, buồm, buồng
4. Họa sĩ
d.Người dũng
cảm, không ngại hiểm nguy
? Theo em các từ trên có nguồn gốc từ đâu?
? Thế nào là từ Hán Việt
? Cho ví dụ
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: HS quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Đọc phần kiến thức ngữ văn SGK trang 48
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trả lời câu hỏi
Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần)
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Chốt kiến thức lên màn hình. Dự kiến sp
- 1-b; 2-d; 3-a; 4-c
Đây là từ mượn của tiếng Hán
Từ Hán Việt
2. Văn bản, đoạn văn
a. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu được khái niệm văn bản, đoạn văn
Nhận biết được câu chủ đề trong đoạn văn, hình thức của đoạn văn
Viết một đoạn văn theo chủ đề, có sử dụng câu chủ đề
b. Nội dung:
GV chia nhóm, đưa ra yêu cầu cho HS
HS làm việc thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đưa ra đáp án
c. Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV &HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS đọc phần kiến thức ngữ văn, đọc bài tập 3
Chia lớp thành 4 nhóm
Phát phiếu học tập
? Qua tìm hiểu bài tập trên em hiểu thế nào là văn bản, đoạn văn?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.
Thảo luận nhóm
GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
a) Khái niệm văn bản, đoạn văn
* Văn bản
Là một đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp. Thông thường văn bản là bài nói, bài viết, có các bộ phân thống nhất về chủ đề, liên kết bằng những từ ngữ nhất định và được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí.
Văn bản có thể gồm một hoặc một số đoạn.
Đoạn văn thể hiện một chủ đề nhỏ, thường có một câu nêu lên chủ đề của đoạn, và một số câu phát triễn chủ đề.
3. HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập SGK
Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV &HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 1, 2 SGK tráng 54.
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu
Bài tập 1
Từ Hán Việt: văn minh
Văn minh là quy tắc ứng xử tôn trọng lẫn nhau, cử xử đúng phép tắc, lịch sự với nhau.
Cách đối xử kém văn minh với
cầu của đề bài.
Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả
GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau
động vật đó là: đánh đập động vật, hành hạ, ngược đãi động vật.
Bài tập 2
Từ thuần
việt
Từ Hán Việt
Cặp từ đồng nghĩa
Đất liền
Biển cả
Đại dương
Lục địa
Đất liền- lục địa
Đại dương- biển cả
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 4, 5 SGK trang 54.
GV chia nhóm cho HS thảo luận
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK , đặt nhan đề, tìm câu chủ đề GV hướng dẫn HS đặt nhan đề, xác định câu chủ đề
B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm. GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau
Bài tập 4
Nhan đề: + Hoa hậu của tôi
+ Mẹ người xinh đẹp tốt bụng nhất
Bài tập 5: Câu chủ đề
a) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả.
b) Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp
c) Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.
4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV &HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giáo bài tập cho HS
Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5- 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS:	đúng hình thức, đúng chủ đề
+ Một đoạn văn, không xuống dòng, tách đoạn, có liên kết câu chặt chẽ.
+ Đúng chủ đề, có sử dụng câu chủ đề trong đoạn văn.
HS : Làm bài theo yêu cầu của GV
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV	yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá nhận xét bài làm của HS bằng điểm số
Bài tập 1
Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống con người, mà nó còn nuôi dưỡng tâm hồn, kí ức tuổi thơ của mỗi chúng ta. Vì vậy mỗi chúng ta cần yêu quý bảo vệ động vật như bảo vệ ngôi nhà chung của Trái đất, bằng những việc làm cụ thể. Tạo môi trường sống cho động vật, tham gia bảo vệ, trồng và chăm sóc cây xanh, không xả rác bữa bãi. Tuân thủ tuyên truyền các biện pháp bảo vệ, yêu quý động vật cho bạn bè, người thân. Động vật cũng có quyền được sống giống như con người.
- Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho bài học tiếp theo
PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung các đoạn là luận điểm phục vụ cho chủ đề của văn bản
Sử dụng phép nối là quan hệ từ “Vì vậy” tạo liên kết giữa các câu trong đoạn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_8_van_ban_nghi_luan_nghi_lua.docx