Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 5: Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

docx 7 trang phuong 12/11/2023 1310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 5: Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 5: Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) - Phần 5: Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
Thời gian thực hiện: 3 tiết
MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
HS biết chọn một hiện tượng (vấn đề) để trình bày ý kiến của bản thân bằng một bài viết được thực hiện theo các bước của quy trình viết bài bản.
Bài viết bảo đảm các đặc trưng của kiểu bài nghị luận, dùng lí lẽ, bằng chứng, có phương thức biểu đạt phù hợp.
Về năng lực:
Nêu được hiện tượng (vấn đề) để bàn luận.
Người viết có thái độ rõ ràng về hiện tượng.
Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để ý kiến có sức thuyết phục.
Trình bày được mối quan hệ giữa ý kiến lí lẽ, bằng chứng dưới dạng sơ đồ.
Nhận ra được ý nghĩa vấn đề đặt ra trong văn bản đối đời xống xã hội và đối với bản thân.
Về phẩm chất:
Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, học hỏi, sáng tạo.
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho Hs.
Kích thích Hs tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị về một sự vật, hiện tượng trong đời sống.
b) Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
Quan sát hình và cho biết:
?Hãy kể một số sự việc hiện tượng trong cuộc sống mà em biết?
?Theo em sự việc nào đáng khen, sự việc nào đáng chê? Vì sao?
?Để làm rõ điều đó, chứng ta cần lập luận như thế nào để thuyết phục người nghe, người đọc?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung câu trả lời.
HS trình bày.
Các bạn còn lại nhận xét về nội dung b của bạn đã trình bày.
Dự kiến sản phẩm: Con người và thiên nhiên phải sống hòa hợp với nhau
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
GV từ đó dẫn dắt vào bài học: NL là dùng luận cứ, luận chứng, luận
điểm để làm sáng tỏ 1 vấn đề. Vấn đề NL rất trừu tượng có thể là một sự việc, hiện tượng đời sống đáng khen hoặc đáng chê ...
Nêu một số truyện truyện truyền thuyết, cổ tích đã học, đã nghe hoặc đã đọc (trước khi bước vào học lớp 6).
Kể lại được một trong số các truyện đã nêu tên.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định hướng
a) Mục tiêu:
HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng trong đời sống:
- Trước một hiện tượng trong đời sống, có thể có nhiều ý kiển khác nhau.
-Nêu lên ý kiến và các lí lẽ, bàng chứng cụ thể nhằm thuyết phục người đọc, người nghe
tán thành ý kiến của người viết, người nói về hiện tượng ấy. (trình bày một ý kiến).
Nội dung: GV sử dụng KT động não để hỏi HS về xác định yêu cầu, nội dung của đề.
Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
I. ĐỊNH HƯỚNG
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ
1. Đề bài:
thống câu hỏi
Với đề bài: Viết bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng trong đời sống.
Viết bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng trong đời sống.
2. Các yêu cầu
1. Kiểu bài yêu cầu chúng ta làm gì?
a) Viết bài văn trình bày ý kiến về một
2. Kể những ra những hiện tượng đời sống cần
hiện tượng đời sống là nêu lên những
quan tâm mà em biết?
suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng
3. Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần làm gì?
chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người
viết tự xác định. Dưới đây là một số ví
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học
dụ về hiện tượng đời sống cần quan
sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
tâm:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Phải trồng nhiều cây xanh.
GV:
- Việc nuôi các con vật trong nhà.
- Yêu cầu đại diện học sinh trình bày.
- Việc sử dụng nước ngọt.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
- Việc sử dụng bao bì ni lông.
HS:
- Hiện tượng học sinh chơi game
- Trình bày kết quả
(Game ở đây hiểu là trò chơi điện tử.)
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
- Một hiện tượng cần biểu dương trong
nhà trường.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
c) Để trình bày ý kiến về một hiện
- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.
tượng đời sống, các em cần: nêu ý kiến
của minh, giải thích vì sao, đưa ra các
- Kết nối với đề mục: Thực hành viết bài văn
lí lẽ và bằng chứng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Thực hành
a) Mục tiêu: Giúp HS
Biết viết bài theo các bước.
Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nội dung: GV giao hoạt động dự án, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ theo tổ.
Sản phẩm:Phần thực hiện dự án của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua dự án
*Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị
Tìm hiểu về các con vật nuôi.
Ghi lại những thông tin về vật nuôi: Vật nuôi khác động vật hoang dã như thế nào? Lợi ích của vật nuôi là gì?... (Tham khảo văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?).
Có thể sử dụng internet đề thu thập thông tin, lấy tư liệu như video, hình ảnh minh hoạ, ý
THỰC HÀNH
Bài tập: Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà. Em có ỳ kiến như thể nào về vấn đề này?
Chuẩn bị
Tìm hiểu về các con vật nuôi.
Ghi lại những thông tin về vật nuôi: Vật nuôi khác động vật hoang dã như thế nào? Lợi ích của vật nuôi là gì?... (Tham khảo văn bản Tại sao nên có vật
kiến của các nhân vật nổi tiếng,... và ghi lại nguồn dẫn các tư liệu đó.
Nhiệm vụ 2: Tìm ý
Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Hiểu nào là những con vật nuôi?
+ Em biết tên những con vật nuôi nào? Nhà em có vật nuôi không?
+ Vật nuôi có những ưu điểm và hạn chế gì?
+ Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?
Nhiệm vụ 3: Lập dàn ý bài văn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
Hướng dẫn học sinh để thực hiện các yêu cầu trong dự án: Chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý.
Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS, gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ:
Đề bài trên thuộc loại gì ?
Nêu sự việc hiện tượng gì? Đề yêu cầu làm gì?
Muốn làm được bài nghị luận cần phải trải qua các bước nào ?
Cần tìm ý như thế nào ?
Từ các ý tìm được trên hãy đưa ra dàn ý của đề bài trên ?
Khi đã có dàn ý lẫn viết bài như thế nào ?
Khi viết xong bài ta cần làm gì?
Khi sửa chữa cần chú ý những gì .
Qua việc tìm hiểu cách viết trên em rút ra kết luận gì về cách viết bài ?
Sửa bài cho học sinh.
Học sinh:
Hoàn thiện dự án theo tổ.
Tìm ý theo hệ thống câu hỏi, nhiệm vụ giao.
nuôi trong nhà?).
- Có thể sử dụng internet đề thu thập thông tin, lấy tư liệu như video, hình ảnh minh hoạ, ý kiến của các nhân vật nổi tiếng,... và ghi lại nguồn dẫn các tư liệu đó.
2. Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Hiểu nào là những con vật nuôi?
+ Em biết tên những con vật nuôi nào? Nhà em có vật nuôi không?
+ Vật nuôi có những ưu điểm và hạn chế gì?
+ Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?
Lập dàn ý
+ Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?).
+ Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến của em theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Tuỳ vào ý kiến (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?) để trình bày các lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ:
-Nên có vật nuôi trong nhà (ý kiến).
-Nêu các lí lẽ để làm rõ vì sao nên có vật nuôi trong nhà (lí lẽ).
-Nêu các bằng chứng cụ thế về lợi ích của vật nuôi (bằng chứng).
Lưu ý: Nếu em cho rằng không nên có
Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu HS cử đại diện báo cáo sản phẩm.
HS:
+ Trình bày sản phẩm của mình.
+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho tổ nhóm của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.
vật nuôi trong nhà thì cũng cần nêu lí lẽ và bằng chứng.
+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của em; đề xuất các biện pháp bảo vệ và thái độ đối xử vói vật nuôi.
3. Viết bài
- Viết theo dàn ý
4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết
-Kiểm tra, nhận biết các lỗi về dàn ý.
-Kiểm tra, nhận biết các lỗi về hình thức (chính tả, ngữ pháp, dùng từ, liên kết đoạn,...). Chỉnh sửa các lỗi đó trong bài viết.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 3: Trả bài
a) Mục tiêu: Giúp HS
Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.
Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.
b) Nội dung:
GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.
HS đọc bài viết, làm việc nhóm.
Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm
Bước 3: Báo cáo thảo luận
III. TRẢ BÀI
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài viết.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.
- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
Bài tập: Hiện tượng học sinh chơi game (Game
ở đây hiểu là trò chơi điện tử.) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS:
Xác định vấn đề: Dựa vào các văn bản em
đã học và gợi ý về các hiện tượng trong đời sống và Định hướng ở phần Viết, lựa chọn vấn đề em định trình bày ý kiến
Để trình bày ý kiến trước lớp về vấn đề đã xác định, các em cần: Xác định ý kiến của mình về vấn đề đó và các lí lẽ, bằng chứng em định sử dụng để thuyết phục mọi người. Chuẩn bị tranh ảnh hoặc video, thiết bị hỗ trợ
HS: Tìm các sự kiện, lập ý, lập dàn ý cho đề bài nghị luận: Hiện tượng học sinh chơi game (Game ở đây hiểu là trò chơi điện tử.)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV	yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực làm bài văn nghị luận về các hiện tượng trong đời sống, xã hội.
Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Dựa vào dàn ý đã làm, em hãy viết bài văn nghị luận: Hiện tượng học sinh chơi game (Game ở đây hiểu là trò chơi điện tử.)
Nộp sản phẩm về qua zalo của cô giáo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ.
HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_8_van_ban_nghi_luan_nghi_lua.docx