Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 9: Truyện (Truyện ngắn) - Phần 5: Viết Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 9: Truyện (Truyện ngắn) - Phần 5: Viết Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Cánh Diều) - Bài 9: Truyện (Truyện ngắn) - Phần 5: Viết Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
MỤC TIÊU: Về kiến thức: VIẾT VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT Thời gian thực hiện: 3 tiết Nắm được đặc điểm, hình thức, bố cục bài văn tả cảnh sinh hoạt. Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét khi miêu tả hoạt động của một người hoặc nhiều người trong quá trình lao động và học tập hoặc tham gia các hoạt động khác. Trình bày những điều đã quan sát về cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn cho bài văn tả cảnh sinh hoạt đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm. Về năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản: Biết dùng lời văn của bản thân kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ để tả cảnh sinh hoạt. Biết thu thập thông tin liên quan đến đề tài: Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả cảnh sinh hoạt có đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm. Tập trung trọng tâm vào việc miêu tả hoạt động. Về phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo. -Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... + Phiếu học tập số 1: + Phiếu học tập số 2: + Phiếu số 3 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Biết được kiểu bài: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt. Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về văn miêu tả để làm bài văn tả cảnh sinh hoạt Nội dung: - GV phát phiếu học tập số 1, HS trả lời vào phiếu học tập. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập số 1 - Khái niệm: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Làm vào phiếu học tập số 1. GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung trong phiếu học tập của mình. HS trình bày. Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày. GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét câu trả lời của HS, sự nhận xét, bổ sung từ các bạn khác. Kết nối với dạng bài Tả cảnh sinh hoạt để giới thiệu dẫn dắt vào bài mới. điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Các dạng văn miêu tả đã học ở Tiểu học: tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh, tả người. Khi làm bài văn miêu tả cần chú ý: + Xác định đúng đối tượng + Quan sát lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. + Sắp xếp theo trình tự nhất định. + Bố cục gồm 3 phần: Mở bài- thân bài- kết bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định hướng a) Mục tiêu: HS biết được kiểu bài tả cảnh sinh hoạt và các yêu cầu đối với kiểu bài văn tả cảnh sinh hoạt: Biết được kiểu bài: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt: miêu tả hoạt động của một hay nhiều người trong quá trình học tập, lao động... Học sinh biết quan sát, lựa chọn các chi tiết, biết tưởng tượng, so sánh, nhận xét khi làm bài văn tả cảnh sinh hoạt. Biết cách lựa chọn sử dụng từ ngữ và trình tự miêu tả khi tả cảnh sinh hoạt. Phân biệt được tả cảnh sinh hoạt với tả người (tả chân dung) và tả cảnh. Nội dung: - GV phát phiếu học tập số 2, HS trả lời vào phiếu học tập. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu ĐỊNH HƯỚNG Ví dụ: Văn bản “Keo vật” sách bài tập số 2 giáo khoa NV 6 trang 80, 81. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Nhận xét: HS: Làm vào phiếu học tập số 2. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. a. Đối tượng tả: Quắm đen và Ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận -> Hai đô vật tài, mạnh. - GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày nội dung trong phiếu học tập của mình. * Những từ ngữ và hình ảnh thể hiện HS trình bày. Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày và bổ sung nội dung còn thiếu (nếu có). GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. Kết nối với đề mục: Thực hành viết bài văn tả lại cảnh sinh hoạt Quắm Đen : Lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường, như con cắt luồn qua hai cánh tay ôm lấy một bên chân, bốc lên Ông Cản Ngũ : lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, hai tay dang rộng ra xoay xoay chống đỡ, bước hụt, mất đà chúi xuống, đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm... * Cách sử dụng từ ngữ : - Tập trung miêu tả hành động, trạng thái của các nhân vật nên sử dụng nhiều động từ, tính từ. -> So sánh với tả người (tả chân dung) và tả cảnh: - Tả hoạt động: Sử dụng nhiểu động từ, ít tính từ. - Tả chân dung và tả cảnh: Sử dụng nhiều tình từ. * Trình tự miêu tả : Miêu tả theo trình tự các diễn biến của keo vật : Mở đầu: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu. Diễn biến của keo vật: Đoạn này có thể chia làm 3 đoạn nhỏ: + Những nhịp trống đầu tiên. Quắm Đen ráo riết tấn công. Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt. + Tiếng trống dồn lên, gấp rút giục giã. Quắm Đen cố mãi cũng không bê nỗi cái chân của ông Cản Ngũ. + Quắm Đen thất bại nhục nhã. Kết thúc: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ. 3. Kết luận: - Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả hoạt động của một hay nhiều người trong quá trình lao động, học tập hoặc tham gia các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội * Những điểm cần lưu ý khi làm bài văn tả cảnh sinh hoạt: Tả hoạt động phải tập trung miêu tả các hành động, trạng thái của nhân vật thể hiện bằng các động từ, tính từ. Tả hoạt động cần nêu được các diễn biến của một hoạt động. Cần phân biệt được tả cảnh sinh hoạt với tả người (tả chân dung) và tả cảnh. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Thực hành a) Mục tiêu: Giúp HS Biết viết bài theo các bước. Tập trung vào các diễn biến của hoạt động. Biết lựa chọn một số từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; bổ sung các yếu tố tự sự, biểu cảm, tìm ý, lập dàn ý. b) Nội dung: - GV sử dụng phiếu học tập số 3, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu được phát. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Phiếu học tập đã làm của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi Yêu cầu HS tìm hiểu tả lại trận bóng đá và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 3. Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý. Sửa lại bài sau khi đã viết xong? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ THỰC HÀNH Chuẩn bị Hoàn thiện phiếu học tập số 3 Tìm ý và lập dàn ý a) Tìm ý Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: - Trận bóng đá mà em định tả lại là trận bóng nào? Diễn ra ở đâu? Vào GV: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu tả lại trận bóng đá để thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập, tìm ý và lập dàn ý. Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. Sửa bài cho học sinh. Học sinh: Hoàn thiện phiếu học tập số 3. Tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. lúc nào? Quang cảnh của sân bóng đá như thế nào ( thời tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem)? Trận bóng diễn ra như thế nào? (Mở đầu thế nào? Hoạt động của các cầu thủ và trọng tài ra sao? Có cầu thủ nào nổi trội? Nổi trội như thế nào? Kết quả trận đấu như thế nào?...) Khán giả xem trận bóng ra sao? b) Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu chung về trận bóng đá mà đã chứng kiến (Trận bóng ấy là của hai đội nào? Diễn ra ở đâu, khi nào?...) Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của trận đấu; có thể miêu tả theo trật tự sau: + Quang cảnh trận đấu. + Diễn biến trận đấu: Miêu tả chi tiết hoạt động của các cầu thủ ở các vị trí khác nhau (hậu vệ, tiền vệ, trung phong, thủ môn,) chú ý các hoạt động và các cầu thủ nổi bật; hoạt động của trọng tài và thái độ, tình cảm của người xem + Kết quả trận đấu. Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về trận bóng đá đã xem. 3. Viết bài - Viết bài dựa vào dàn ý đã lập 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết Kiểm tra phát hiện lỗi của dàn ý bài viết; trao đổi nhận xét, sửa chữa Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết theo. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 3: Trả bài a) Mục tiêu: Giúp HS Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b) Nội dung: GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. HS đọc bài viết, làm việc nhóm. Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. HS nhận xét bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. III. TRẢ BÀI 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Hãy viết bài văn tả cảnh sinh hoạt của gia đình em vào một ngày cuối tuần hoặc một ngày lễ, tết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: Dựa vào các bước trong cách làm Viết bài văn tả lại một trận bóng đá để thực hiện đối với bài văn tả lại cảnh sinh hoạt của gia đình em. Chú ý chuỗi sự kiện (mở đầu, phát triển, kết thúc), tìm các ý, lập dàn ý cho bài văn. HS: Tìm các chi tiết chỉ hoạt động, hành động, trạng thái của các thành viên trong gia đình, lập ý, lập dàn ý và viết bài văn tả lại cảnh sinh hoạt của gia đình em. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Phát triển năng lực tả lại một cảnh sinh hoạt cụ thể mà em thích. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Tả thầy (cô) giáo của em đang say sưa giảng bài. Nộp sản phẩm về qua zalo của cô giáo. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ. HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_canh_dieu_bai_9_truyen_truyen_ngan_phan_5.docx