Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Văn bản 1 "Sọ Dừa"

docx 11 trang phuong 12/11/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Văn bản 1 "Sọ Dừa"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Văn bản 1 "Sọ Dừa"

Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Văn bản 1 "Sọ Dừa"
Ngày soạn: // Ngày dạy: //
Bài 2. MIỀN CỔ TÍCH
..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp:  Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1. SỌ DỪA
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
Nhận biết được một số yếu tố của huyện cổ tích; các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được chủ đề của VB.
Tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.
Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt:
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sọ Dừa.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sọ Dừa.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
Phẩm chất:
Tấm lòng bao dung, nhân ái.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về truyện Sọ Dừa.
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bề ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?
+ Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” câu tục ngữ của cha ông ta đã nhắc nhở thế hệ con cháu về ý nghĩa coi trọng bản chất của con người, đừng chỉ vì hình thức bề ngoài xấu xí mà đánh giá, coi thường một ai. VB Sọ Dừa sẽ cho chúng ta những ý nghĩa sâu sắc mà nhân dân gửi gắm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Sọ Dừa thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm?
+ Xác định nhân vật chính của truyện?
- GV hướng dẫn cách đọc: yêu cầu đọc to rõ, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật.
GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Lưu ý cần đọc phân biệt rõ lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: Sọ dừa, phàm trần, sửng sốt, rượu tăm, trạng nguyên.
HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
Tìm hiểu chung
Thể loại: truyện cổ tích
- Kiểu nhân vật người mang lốt vật.
2. Tóm tắt
Nhân vật chính: Sọ Dừa
Ngôi kể: ngôi thứ ba
PTBĐ: tự sự
3. Bố cục: 4 phần
P1: từ đầu nó là Sọ Dừa : Sự ra đời của Sọ Dừa
P2: Tiếp phòng khi dùng đến: Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dạng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.
P3: Còn lại: Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ vợ chồng
nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV2: Tóm tắt, bố cục VB Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
+ Tóm tắt văn bản Sọ Dừa, sắp xếp các sự kiện theo trình tự đúng (câu 2 – trang 42)
+ Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
+ GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Sự ra đời của Sọ Dừa Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu và trả lời câu hỏi:
+ Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường?
+ Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?
+ Kể về sự ra đời của Sọ Dừa, nhân dân ta muốn gửi gắm sự quan tâm tới những số phận như thế nào trong xã hội?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Tìm hiểu chi tiết
Nhân vật Sọ Dừa
a. Sự ra đời của Sọ Dừa
Người mẹ nghèo, hiếm muộn, uống nước mưa trong chiếc sọ dừa à mang thai.
Bà sinh ra đứa bé không tay, không chân, tròn như quả dừa.
Bà định vứt con đi, Sọ Dừa xin mẹ à bà để lại nuôi.
Nhân xét: Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật người mang lốt vật, có hình dạng xấu xí.
à nhân dân ta thể hiện sự quan tâm, thương cảm đến những số phận thấp hèn, đau khổ, chịu nhiều thua thiệt.
+ Thời gian: đời HV thứ sáu
+ Không gian: không gian làng quê
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức:
+ Cha mẹ Sọ Dừa là những người tốt bụng, hiền lành, nghèo khó đã được đền đáp xứng đáng à thể hiện quan niệm của dân gian ở hiền gặp lành.
+ Sọ Dừa sinh ra đã mang một hình hài không bình thường, xấu xí cũng giống như nhiều nhiều kém may mắn trong cuộc sống này. Vì vậy, qua hình tượng Sọ Dừa, nhân dân ta còn thể hiện sự quan tâm, thương cảm đến những số phận thấp hèn, đau khổ, chịu nhiều thua thiệt.
NV2:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi :
+ Khi lớn lên, Sọ Dừa có những hành động nào đáng chú ý?
b. Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dạng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.
- Sọ Dừa đã có nhiều hành động khiến mọi người bất ngờ, ngạc nhiên :
+ Xin sang nhà phú ông chăn bò và chăn rất giỏi
+ Thổi sáo rất hay
+ Giục mẹ hỏi cưới con gái Phú ông và chuẩn bị đầy đủ sính lễ
+ Cưới cô út và thi đỗ trạng nguyên
à Sọ Dừa trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, cưới
được cô út và sống hạnh
phúc, thi đỗ trạng nguyên.
à Thể hiện ước mơ của nhân dân ta, những người thiệt thòi được bù đắp.
+ Những hành động đó bộc lộ phẩm chất gì ở Sọ Dừa?
+ Qua nhân vật Sọ Dừa, nhâ dân ta gửi gắm ước mơ gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: Các hành động của SD
+ Chăn bò rất giỏi
+ Thổi sáo rất hay
+ Giục mẹ hỏi cưới
+ Thi đỗ trạng nguyên
c. Biến cố bị hãm hại và vợ chồng SD đoàn tụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
- GV mở rộng: Trái với hình dạng xấu xí thường thấy, Sọ Dừa đã trở thành chàng trai khôi ngô,
tuấn tú, thông minh, tài năng. Qua đó, nhân dân
Sọ Dừa đi sứ và dặn vợ mang theo những vật phòng thân.
Cô út bị hai chị hãm hại nhưng thoát nạn
Vợ chồng đoàn tụ, sống hạnh phúc.
à Thể hiện quan niệm của nhân dân : ở hiền gặp lành
cũng thể hiện được ước mơ đổi đời của người xưa. Những người hiền lành, chịu nhiều thiệt thòi sẽ được bù đắp, những người tài năng, thông minh sẽ làm nên công danh lẫy lừng. Nói rộng hơn, đó chính là ước mơ về sự công bằng trong xã hội NV3 :
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời:
+ Sự việc gì đã xảy ra đối với vợ chồng Sọ Dừa? Sọ Dừa đã lo liệu sự việc như thế nào?
+ Hai cô chị đã có hành động gì với cô út?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
+ Nhà vua sai SD đi sứ.
+ SD đã đưa vợ: một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng gà phòng thân.
+ Hai cô chị đã đẩy em xuống nước à nhờ những vật phòng thân, cô út đã thoát nạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV4: Tìm hiểu những dấu ấn còn lại Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời:

Nhân vật cô út
Hiền lành, nết na, thương người, đối đãi với SD tử tế
Thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn.
Kết cục: có cuộc sống hạnh phúc.
+ Tại sao cô út lại đồng ý lấy Sọ Dừa?
+ Qua các hành động của cô út, em có nhận xét gì về nhân vật cô út?
+
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Cô	út	bằng	lòng	lấy	Sọ	Dừa	vì:
Cô út là người duy nhất nhìn thấy bản chất tốt đẹp bên trong của Sọ Dừa.
Cô út yêu Sọ Dừa chân thành: “có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng”.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV5: Tìm hiểu nhân vật hai cô chị Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời:
+ Tìm những chi tiết miêu tả tính cách, hành động của hai cô chị?
+ Qua đó, em hãy nhận xét về nhân vật hai cô chị?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

Nhân vật hai cô chị
Kiêu kì, ác nghiệt, khinh thường Sọ Dừa.
Có dã tâm độc ác.
Kết cục: bỏ đi biệt xứ
Tổng kết
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
1. Nội dung – Ý nghĩa:
Dự kiến sản phẩm:
* Nội dung: Truyện kể về
+ Hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ
nhân vật Sọ Dừa tuy có
Dừa.
hình dạng xấu xí nhưng
+ Khi Sọ Dừa đem sính lễ đến thì bĩu môi, chê bai.
thông minh, tài năng đã có
+ Khi thấy em gái hạnh phúc, sinh lòng ghen ghét,
một cuộc sống hạnh phúc.
có dã tâm hại em để thay em làm bà trạng.
* Ý nghĩa: Truyện đề cao,
+ Đẩy em xuống sông
ca ngợi vẻ đẹp bên trong
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
của con người. Đó là ý
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
nghĩa nhân bản, thể hiện
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
đạo lí truyền thống của
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
nhân dân ta, chính lòng
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi
nhân ái sẽ đem lại hạnh
lên bảng
phúc cho con người.
NV5 : Tổng kết văn bản
b. Nghệ thuật
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- GV đặt câu hỏi:
+ Truyện có ý nghĩa gì ? Xác định chủ đề và đề
tài của truyện ?
+	Nêu	những	đặc	sắc	nghệ	thuật	của
truyện ?Những chi tiết kì ảo có ý nghĩa như thế
nào trong truyện ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm
vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS trả lời bài tập:
+ Chỉ ra các tiết kì ảo trong truyện? Ý nghĩa của các chi tiết này?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS: Qua truyện Sọ Dừa, em rút ra được những bài học gì cho mình? Hãy viết thành đoạn văn ngắn 5-7 dòng về những bài học rút ra từ truyện.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh
giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh
giá
Ghi chú
- Thu hút được sự
tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các
phong cách học khác nhau của người học
Báo	cáo	thực hiện công việc.
Phiếu học tập
Gắn với thực tế
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội
dung
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo luận
HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm	)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_tiet_12_van_ban_1_so_du.docx