Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 14: Đọc kết nối chủ điểm Chuyện Cổ nước mình

docx 10 trang phuong 12/11/2023 870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 14: Đọc kết nối chủ điểm Chuyện Cổ nước mình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 14: Đọc kết nối chủ điểm Chuyện Cổ nước mình

Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 14: Đọc kết nối chủ điểm Chuyện Cổ nước mình
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
Vận dụng kĩ năng đọc để hiẻu nội dung của văn bản.
Liên hệ, kết nối với văn bản Sọ Dừa, Em bé thông minh để hiểu hơn về chủ điểm Miền cổ tích.
Năng lực
Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Phẩm chất:
Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh, video về những truyện cổ tích ở VN.
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn yêu cầu các nhóm đoán tên các truyện cổ tích.
Tấm Cám
Cây khế
Thạch Sanh
Sự tích trầu cau
Đẽo cày giữa đường
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam là đất nước với hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài văn hoá đó, những câu chuyện kể dân gian đã trở thành món ăn tinh thần và cũng là những bài học quý giá, sâu sắc mà cha ông truyền đời cho thế hệ mai sau. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Chuyện cổ nước mình .
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
I. Tìm hiểu chung
- GV đặt câu hỏi: Bài thơ được viết
- Thể thơ : lục bát
theo thể thơ nào?
- GV hướng dẫn cách đọc:
GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn
đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành
tiếng toàn VB. Giọng thơ nhẹ nhàng,
chú ý ngắt nhịp, vần điệu tạo sự uyển
chuyển cho bài thơ lục bát.
GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: nhân hậu, độ trì, đa tình, đa mang.
GV yêu cầu HS chú ý một số câu thơ gợi đến các truyện cổ tích, hãy tìm hiểu đó là những truyện nào?
HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến
thức => Ghi lên bảng
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Tình cảm của tác giả với những chuyện cổ nước nhà
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
+ Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước mình?
+ Qua đó, em nhận thấy tác giả có tình cảm gì với những câu chuyện cổ nước minh?
+ Câu thơ “vàng cơn nắng, trắng cơn mưa”
có nghĩa thế nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý hiểu về các câu thơ:
Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt cha ông của mình.
GV hướng dẫn HS giải thích từng dông thơ để đi đến hiểu ý cả bốn câu thơ. Chú ý nghệ thuật so sánh.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của
Tìm hiểu chi tiết
Tình cảm của tác giả với những chuyện cổ nước nhà
- Lí do:
+ Thấm đượm lòng nhân hậu
+ Những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, đa tinh, đa mang
+ Những lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin
à Khẳng định giá trị của kho tàng chuyện cổ nước ta.
è Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả với những câu chuyện cổ của cha ông truyền lại.
bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
=> Ghi lên bảng
GV bình: Chuyện cổ nước nhà thấm đượm lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu sâu sắc đến độ quên mình vì người khác, thương người hơn cả thương bản thân mình. Không những vậy, những câu chuyện còn giúp ta nhận rõ hơn những phẩm chất quý báu của cha ông, hiểu rõ hơn bản sắc dân tộc: công bằng, thông minh, đa tình, đa mang. Chuyện cũng truyền cho đời sau những lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu. ở hiền, chăm làm, tự tin.
Những câu chuyện cổ là những giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc. Ông cha ta đa trải qua bao mưa nắng trong LĐ, trong cuộc sống, để rồi qua thời gian đã đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu cho con cháu đến muôn đời sau. Thế hệ cha ông dù đã khuất xa, thế hệ con cháu có thể chẳng biết tên nhớ mặt tổ tiên, nguồn cội của mình nhưng chính những câu chuyện kể như bản lề linh thiêng, kết nối giữa các thế hệ của dân tộc. “nhận mặt” là giúp con cháu nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc của DT, của
cha ông ta từ bao đời nay.
2. Ý	nghĩa từ	những	câu chuyện cổ
NV2: Ý nghĩa từ những câu chuyện cổ
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
+ Những câu thơ trong phần 2 gợi cho chúng ta nhớ đến những câu chuyện cổ nào? Chi tiết nào cho em thấy điều đó?
+ Nhớ lại các câu chuyện đó và tìm hiểu ý nghĩa, bài học rút ra từ truyện
+ Cụm từ “người thơm” trong câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa gì?
+ Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thì thầm/ Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
=> Ghi lên bảng
GV bình: Mỗi câu chuyện được kể là những lời răn dạy nhẹ nhàng, sâu sắc mà cha ông ta đã gửi gắm qua bao kinh nghiệm đúc kết từ
- Mỗi câu chuyện là những bài học ẩn ý, kín đáo, sâu sắc mà cha ông gửi gắm.
à Kho tàng chuyện cổ của nước nhà có giá trị vô cùng quý báu và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.
ngàn đời. Nếu truyện Tấm Cám khuyên chúng ta sống nhân hậu, chăm chỉ, nết na để có được cuộc sống hạnh phúc bền lâu thì truyện “Đẽo cày giữa đường” khuyên chúng ta biết lắng nghe ý kiến mọi người nhưng đồng thời phải nhận biết cái gì phù hợp để có được một quyết định đúng đắn thì mới có thể làm được việc. Những bài học đạo đức, những kinh nghiệm thực tế từ cuộc sống đó sẽ mãi còn giá trị với nên những câu chuyện cổ luôn có sức sống lâu bền với dân tộc và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.
NV3 :Tổng kết văn bản
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: Tổng kết nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Tổng kết
Nội dung – Ý nghĩa:
Bài thơ ca ngợi những câu chuyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
Nghệ thuật
Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc.
Nghệ thuật tu từ so sánh.
=> Ghi lên bảng
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em nhận thấ những chuyện cổ nước ta có những giá trị nào? Hãy tìm các chuyện mà em đã đọc, đã biết để minh họa cho những giá trị đó?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về bài học, ý nghĩa của những truyện dân gian nước ta.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh
giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh
giá
Ghi chú
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Gắn với thực tế
Tạo cơ hội thực hành cho người
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Báo	cáo	thực hiện công việc.
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo
luận
học
- Phù hợp với mục tiêu, nội
dung
HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm	)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_tiet_14_doc_ket_noi_chu.docx