Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Văn bản 2 "Sự tích Hồ Gươm"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Văn bản 2 "Sự tích Hồ Gươm"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Văn bản 2 "Sự tích Hồ Gươm"
VĂN BẢN 2: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể tác phẩm. HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời của người kể chuyện,lời của nhân vật. HS nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản. Năng lực Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sự tích Hồ Gươm. Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sự tích Hồ Gươm. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Tranh ảnh về truyện Sự tích Hồ Gươm Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV Sản phẩm: Suy nghĩ của HS Tổ chức thực hiện: GV cho HS quan sát hình ảnh Hồ Gươm và đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy trình bày hiểu biết về địa danh này? HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đây là danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà nội. Địa danh này gắn với tên tuổi người anh hùng Lê Lợi và xuất phát từ một truyền thuyết – Sự tích Hồ Gươm. Vậy truyền thuyết này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? Xác định nhân vật chính của truyện? Tìm hiểu chung Thể loại: - Truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh. - GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, gợi không khí cổ tích - GV đọc mẫu 1 đoạn. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: đô hộ, Lam Sơn, chủ tướng, minh công, thuyền rồng. HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sự tích Hồ Gươm - truyền thuyết tiêu biểu về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi. 2. Đọc- kể tóm tắt Ngôi kể: ngôi thứ ba PTBĐ: tự sự 3. Bố cục: 2 phần P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần. P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV1: Đọc, tóm tắt, bố cục VB Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm + Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản. Các sự việc chính: Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà. Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem. Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm. Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. - VB kể theo ngôi thứ 3, bố cục 2 phần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Tìm hiểu hoàn cảnh Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào? + Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để co Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? + Ý nghĩa của chi tiết Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm? Tìm hiểu chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần đánh giặc - Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên đã nhiều lần bị thua --> Long Quân cho mượn gươm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần khởi nghĩa nhưng đều thất bại. + Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. à Lê Lợi nhận được thanh gươm báu khi trải qua nhiều khó khăn, thử thách. + Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường. Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi. à Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Ý nghĩa của thanh gươm thần - GV đặt câu hỏi : + Vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết? + Nêu ý nghĩa chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà; ý nghĩa của từ “thuận thiên”? + So sánh thế lực của nghĩa quân trước và sau khi có gươm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Các chi tiết: sang rực, sáng lạ cho thấy thanh gươm này là thanh gươm thần kì + Ý nghĩa: Thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn => phát sáng => dưới hợp lòng dân, trên thuận ý trời. Trước khi có gươm Sau khi có gươm Non yếu Trốn tránh Ăn uống khổ sở Nhuệ khí tăng tiến Xông xáo tìm địch Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Thanh gươm trong truyện là “gươm thần” vì nó là gươm của thần (Long Quân) cho mượn và có nhiều biểu hiện thần kì qua hàng loạt các chi tiết khác thường, kì ảo. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của truyện truyền - Thanh gươm thần kì là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc. 2. Long Quân đòi gươm đánh giặc thuyết, cốt truyện thường sử dụng yếu tố kì ảo trong việc thể hiện sức mạnh, tài năng của nhân vật anh hùng lịch sử hay phép thuật của thần linh. Thanh gươm thần thể hiện cho sức mạnh của toàn dân tộc, là linh khí của đất trời, sự phù trợ của non sông và sự đoàn kêt toàn dân đã tạo nên sức mạnh to lớn để chiến tháng quân thù. NV3 : Tìm hiểu hoàn cảnh Long Quân đòi gươm đánh giặc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Long Quân lấy lại gươm vào thời gian địa điểm nào? + Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để "giải thích địa danh Hồ Gươm". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao? + Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá, còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng? - Hoàn cảnh: + Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh. + Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Hoàn cảnh: Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long. - Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm: + Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm + Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của Truyện Sự tích hồ gươm có ý nghĩa: + Giải thích ý nghĩa địa danh Hồ Gươm. + Thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, đất nước được thanh bình, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới. + Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Chiến tranh kết thúc, thanh gươm được trả lại và cả dân tộc xây dựng đất nước trong hoà bình, yên ấm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Con người VN vốn là những con người hiền lành, chất phác, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Đất nước thanh bình, chính những con người ấy “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. nghĩa quân Lam Sơn. + Phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: Nội dung: Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang. Ý nghĩa: Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta. b. Nghệ thuật Kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa. => Tinh thần yêu hòa bình, quyết tâm chống xâm lăng, niềm kiêu hãnh về một đất nước nghìn năm văn hiến. Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa, Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân. NV5: Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Truyện đã phản ánh công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của cha ông ta từ buổi đầu dựng nước. Đó là quá trình đấu tranh gian khổ, các thế hệ cha anh ta đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn nền độc lập dân tộc cho đến hôm nay. Truyện cũng phản ánh ước mơ về người anh hùng, có đủ sức mạnh và trí tuệ, sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì? Thanh gươm thần. Chiếc nỏ thần. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc. Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Câu 2: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện: Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần. Câu 3: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên? Lê Lợi. Lê Lai. Nguyễn Trãi. Lê Thận. Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào? Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật. Câu 5: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì: Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết? HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Thu hút được sự tham gia tích cực của người học Gắn với thực tế Tạo cơ hội thực hành cho người học Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học Hấp dẫn, sinh động Thu hút được sự tham gia tích cực của người học Phù hợp với mục tiêu, nội dung Báo cáo thực hiện công việc. Hệ thống câu hỏi và bài tập Trao đổi, thảo luận HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm )
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_tiet_5_van_ban_2_su_tic.docx