Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 6: Đọc kết nối chủ điểm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 6: Đọc kết nối chủ điểm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 6: Đọc kết nối chủ điểm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần dạt: HS xác định được chủ đề của văn bản Biết thêm được lễ hội văn hoá truyền thống của dân tộc. Năng lực Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện. Phẩm chất: Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Tranh ảnh, video về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV Sản phẩm: Suy nghĩ của HS Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã từng tham gia lễ hội truyền thống nào tại địa phương chưa? Em cảm nhận thấy lễ hội đó như thế nào? HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam là đất nước với hơn bốn nghì năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài văn hoá đó, có nhiều lễ hội thể hiện tín ngưỡng dân gian và đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: thổi cơm, rước nước, dâng hương, thành hoàng GV yêu cầu HS chia bố cục văn bản. HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực I. Tìm hiểu chung Bố cục: 3 phần P1: từ đầu thổi cơm thi : giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân P2: Tiếp đối với dân làng: Diễn biến của hội thi thổi cơm P3: Còn lại: Ý nghĩa của hội thi thổi cơm. hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ II. Tìm hiểu chi tiết NV1: Tìm hiểu về hội thổi cơm thi ở 1. Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Đồng Vân - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa - Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng đọc, trả lời câu hỏi: Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội + Lễ hội diễn ra ở đâu và vào thời gian - Thời gian: rằm tháng Giêng (15/1 nào? âm lịch) + Ở địa phương này, nhân dân sinh sống chủ yếu bằng những ngành nghề gì? NV2: Tìm hiểu trình tự của hội thi thổi cơm - GV cho HS thảo luận theo nhóm: + Hãy vẽ tóm tắt trình tự của hội thi? + Dựa vào ảnh trong SHS, mô tả lại cách các đội thi nấu cơm tại sân đình ở Đồng Vân + Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam? NV3: Tìm hiểu ý nghĩa của hội thi thổi cơm. + Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ đâu và có mục đích gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả 2. Diễn biến của hội thổi cơm thi Diễn biến: + Trống chiêng điểm ba hồi, các đội xếp hàng làm lễ dâng hương. + Thanh niên 4 đội leo lên ngọn cây chuối lấy lửa. + Châm diêm lấy lửa từ nén hương mang xuống. + Những người trong nhóm giã thóc, sàng gạo, lấy nước bà bắt đầu thổi cơm. + Sau khoảng một tiếng rưỡi, ban giám khảo đi chấm nồi cơm các đội. Luật lệ: có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa, cách nấu, công việc của người dự thi. à Hội thi thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm, thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam. 3. Ý nghĩa của hội thổi cơm thi - Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. - Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để thanh niên thể hiện sức khoẻ, tài năng, sự thông minh, khéo léo và mang lại niềm vui, tiếng cười cho mọi người. lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4:Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: Tổng kết nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng à mang đậm bản sắc văn hoá dân gian. Tổng kết Nội dung – Ý nghĩa: VB thuật lại lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm. Qua đó, thể hiện niềm tự hào và trân trọng nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá hiện đại của dân tộc. Nghệ thuật Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sinh động. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức tại tỉnh, thành nào sau đây? Đồng Tháp Hà Nội Hà Nam Nam Định Câu 2: Mục đích của hội thổi cơm thi là: Cầu cho mưa thuận gió hoà Cầu cho mùa màng được tươi tốt Để cho thanh niên trong làng được dịp đua tài, thể hiện sự thông minh, khéo léo và mang đến niềm vui cho dân làng sau những ngày mùa mệt nhọc. Để nâng cao tay nghề nấu cơm. Câu 3: Công đoạn khó khăn nhất với các đội thi là: Giã thóc Châm lửa Lấy nước Lấy lửa HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS: Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc? HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Thu hút được sự tham gia tích cực của người học Gắn với thực tế Tạo cơ hội thực hành cho người học Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học Hấp dẫn, sinh động Thu hút được sự tham gia tích cực của người học Phù hợp với mục tiêu, nội dung Báo cáo thực hiện công việc. Phiếu học tập Hệ thống câu hỏi và bài tập Trao đổi, thảo luận HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm )
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_tiet_6_doc_ket_noi_chu.docx